CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM
3.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH
3.3.4. Tăng cường công tác quản lý tiền
Quản trị tiền mặt là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Bởi tiền là một loại tài sản đặc biệt trong doanh nghiệp. Chính việc dễ dàng chuyển hóa thành các loại tài sản khác mà tiền chính là đối tượng của sự gian lận, tham ô hay lạm dụng trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2020 - 2022, dù công ty đã có xu hướng tăng dần lượng tiền gửi ngân hàng song tiền mặt vẫn chiếm
phần lớn trong khoản mục tiền và TĐT. Do vậy, cần xây dựng kế hoạch quản lý tốt tiền mặt để giúp công ty đáp ứng kịp thời yêu cầu giao dịch hàng ngày. Ngoài ra, quản lý tốt tiền mặt còn giúp doanh nghiệp có thể ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng hóa. Do vậy, để thực hiện tốt trong công tác quản lý tiền mặt công ty cần:
* Xây dựng kế hoạch dự báo dòng thu - chi và cân đối các khoản thu - chi bằng tiền Việc dự báo chính xác dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý tiền mặt của doanh nghiệp . Thông qua dự báo đó, doanh nghiệp sẽ xác định được mức dự trữ tiền được coi là tối ưu, thấy được ngân quỹ đang dư thừa hay thâm hụt để có giải pháp thích hợp trong từng thời điểm.
- Các khoản thu bằng tiền: tiền thu BH&CCDV, tiền thu về từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, nhận góp vốn từ chủ sở hữu,…
- Các khoản chi bằng tiền: tiền chi trả lãi vay, chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi mua sắm xây dựng TSCĐ, nợ thuê tài chính,…
Thông qua việc tính toán tối ưu mức dự trữ doanh nghiệp có thể biết được tình hình ngân quỹ. Từ đó có những biện pháp phù hợp để cân bằng thu chi. Trong trường hợp dư thừa ngân quỹ, công ty có thể xem xét sử dụng phần dư thừa thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, khi ngân quỹ đang thiếu hụt, nếu có thể thực hiện được thì tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, khéo léo trong việc sử dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toán hoặc có thể huy động các khoản vay, các khoản nợ mà chưa đến kỳ thanh toán.
* Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tránh để mất mát hoặc bị làm dụng nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân
Xây dựng nội quy, quy chế để quản lý các khoản thu chi cụ thể như sau:
- Mọi giao dịch thu - chi đều phải có hóa đơn, chứng từ. Thông qua đó thủ quỹ ghi ghép và lưu trữ cẩn thận, chính xác vào sổ sách và phần mềm quản lý của công ty không tự thu, tự chi ngoài quỹ.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong quản lý tiền mặt.
- Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt, những khoản chi rất cần thiết mới dùng tiền mặt.
- Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng (đối tượng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán) đồng thời để chi tiền mặt ở mức tối thiểu cần thiết,
- Thủ quỹ tiến hành xuất, nhập quỹ tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu, chi hợp thức, hợp pháp và kiểm kê số tiền thực tế trong quỹ và số liệu trên sổ sách ngay trong ngày để tránh nhầm lẫn, thiếu sót. Nếu có sự chênh lệch, thủ quỹ và kế toán quỹ cần phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị để có biện pháp kịp thời xử lý.
Ngoài ra, công nghệ ngày càng phát triển nên việc thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng ngày càng nhanh chóng, an toàn. Dù đã cải thiện song thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế ở doanh nghiệp do vậy, công ty cần đẩy mạnh việc thanh toán cũng như quản lý dòng tiền được thuận lợi hơn.
3. 3.5. Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Bên cạnh những giải pháp đối với các khoản mục chính Tiền, các KPT và HTK trong quản trị TSNH thì công ty cũng cần có những biện pháp để tăng sản lượng tiêu thụ từ đó giúp cải thiện doanh thu BH&CCDV. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng bộ phận hỗ trợ thông tin về thị trường để nắm bắt thông tin về giá cả, chất lượng,… trên thị trường để đưa ra nhận định về thị trường đúng đắn hơn từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể với từng thời điểm giúp tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ.
Thứ hai, tăng cường kiểm tra, rà soát chặt chẽ các loại chi phí đặc biệt là chi phí QLDN bởi trong giai đoạn 2020 - 2022, chi phí QLDN tăng khá nhanh trong đi đó DTT BH&CCDV cũng như GVHB có xu hương giảm do vậy công ty cần kiểm soát chặt chẽ. Các đồ dùng văn phòng phẩm chỉ mua khi thực sự cần thiết, tránh mua bừa bãi gây lãng phí để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của công ty.
Thứ ba, đa dạng kênh bán hàng. Giai đoạn 2020 - 2022 chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid nên việc bán hàng trực tiếp sẽ khó khăn. Hơn nữa, công nghệ ngày càng phát triển người dân không chỉ mua sắm trực tiếp mà còn mua sắm trực tuyến do vậy công ty cũng cần chú trọng xây dựng những kênh truyền thông qua mạng xã hội, website,.. hơn để tăng khả năng tiếp cận khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.