CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM
2.2. Khái quát tình hình tài chính CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam
2.2.1. Cơ cấu tài sản
129.96
86.95
44.05 0
50 100 150
Năm 2020 Năm2021 Năm 2022
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
TỔNG TÀI SẢN 3343.95 100% 2781.34 100% 2320.42 100%
1. Tài sản ngắn hạn 2156.36 64.49% 1666.2 59.91% 1350.3 58.19%
Tiền và các khoản tương đương tiền 253.25 7.57% 190.07 6.83% 289.28 12.47%
Đầu tư tài chính ngắn hạn 198.23 5.93% - 0% - 0%
Các khoản phải thu ngắn hạn 1058.81 31.66% 597.16 21.47% 332.35 14.32%
Hàng tồn kho 620.35 18.55% 850.45 30.58% 713.84 30.76%
Tài sản ngắn hạn khác 25.73 3.78% 28.53 1.03% 14.83 0.64%
2. Tài sản dài hạn 1187.59 35.51% 1115.13 40.09% 970.12 41.81%
Tài sản cố định 312.16 9.34% 116.67 4.19% 377.09 16.25%
Tài sản dở dang dài hạn 59.03 1.77% 161.81 5.82% 25.13 1.08%
Đầu tư tài chính dài hạn 731.74 21.88% 756.02 27.18% 470.55 20.28%
Tài sản dài hạn khác 84.66 2.52% 80.63 2.9% 97.35 4.2%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên BCĐKT của công ty giai đoạn 2020 - 2022
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản từng năm của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên BCĐKT công ty giai đoạn 2020 - 2022 Từ biểu đồ 2.4, dễ dàng nhận thấy tuy có sự biến động qua từng năm song TSNH vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn TSDH trong cơ cấu tài sản của công ty. Tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản có sự giảm nhẹ qua từng năm với 64.49%, 59.91% và 58.19% trong các năm 2020, 2021 và 2022. Ngược lại với TSNH, tỷ trọng TSDH trong cơ cấu tài sản của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2020 chiếm 35.51%, tăng lên 40.09%
vào năm 2021 và tục tăng đến 41.81% vào năm 2022. Hoạt động kinh doanh bị hạn chế bởi đại dịch Covid - 19 đã khiến TSNH của công ty giảm trong giai đoạn 2020 - 2022. Nhưng nhìn chung, với một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị điện thì đây là cơ cấu tài sản an toàn. Bởi thông qua cơ cấu tài sản, giúp doanh nghiệp biết được cách để giảm thiểu các rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó, đưa ra quyết định thích hợp dựa trên đánh giá hợp lý trong quá trình điều chỉnh kết cấu của tài sản.
Từ bảng số liệu 2.5 trên nhận thấy:
- Với TSNH, có 5 khoản mục là tiền và các khoản TĐT, ĐTTC ngắn hạn, các KPT ngắn hạn, HTK và TSNH khác. Trong giai đoạn 2020 - 2022, TSNH có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Nếu năm 2020 TSNH đạt 2156.36 tỷ đồng chiếm 64.49% trong cơ cấu tài sản của công ty thì đến năm 2021, TSNH đã giảm gần 600
tỷ đồng xuống còn 2781.34 tỷ tương ứng với 59.91% trong cơ cấu tài sản và tiếp tục giảm mạnh vào năm 2022 xuống 1350.3 tỷ chỉ với tỷ trọng là 58.19%. Nguyên nhân là do mỗi năm đều có sự biến động của các khoản mục trong cơ cấu TSNH và sự biến động là khác nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh nhất đến từ các KPT ngắn hạn của công ty. Năm 2020 các KPT của công ty là 1058.81 tỷ chiếm 31.66%, sang năm 2021 giảm còn 597.16 tỷ đồng nên tỷ trọng chỉ là 21.47% . Đến năm 2022 các KPT ngắn hạn tiếp tục giảm nên chỉ đạt 332.35 tỷ đồng và chiếm 14.32% trong tổng tài sản của công ty.
- TSDH của công ty cũng sụt giảm qua từng năm nhưng giảm nhẹ hơn so với TSNH. Do vậy, tỷ trọng TSDH trong cơ cấu tài sản có xu hướng tăng nhẹ qua mỗi năm. Năm 2020, TSDH của công ty đạt 1187.59 tỷ đồng chiếm 35.51%. Năm 2021, TSDH giảm nhẹ còn 1115.13 tỷ đồng tương ứng với hơn 40% (40.09%) trong cơ cấu tài sản. Đến năm 2022, TSDH của công ty giảm 145.01 tỷ đồng so với năm trước xuống 970.12 tỷ đồng. Đây là con số thấp nhất trong 3 năm của TSDH nhưng lại là năm TSDH chiếm tỷ trọng cao nhất với 41.81% trong tổng tài sản của công ty. Trong cơ cấu TSDH có 4 khoản mục là TSCĐ, tài sản dài hạn dở dang, ĐTTC dài hạn và TSDH khác và xu hướng thay đổi khác nhau qua từng năm do vậy dẫn đến sự thay đổi của TSDH. Và nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của TSDH chủ yếu là TSCĐ và ĐTTC dài hạn. Trong khi TSCĐ giảm mạnh từ 312.16 tỷ của năm 2020 xuống còn 116.67 tỷ vào năm 2021 rồi tăng mạnh trở lại vào năm 2022 với giá trị là 377.09 tỷ đồng. Thì với ĐTTC dài hạn, đạt giá trị 731.74 tỷ đồng vào năm 2020, giữ ổn định và tăng nhẹ vào năm 2021 lên 756.02 tỷ đồng rồi giảm mạnh xuống còn 470.55 tỷ đồng vào năm 2022.