Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 94 - 100)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM

3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH

Đẩy mạnh công tác thống kê để xây dựng hệ thống chỉ tiêu bình quân ngành.

Việc tạo lập hệ thống chỉ tiêu bình quân ngành sẽ là cơ sở để các so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty được chính xác từ đó sẽ nhìn nhận được thực trạng hoạt động trong doanh nghiệp. Qua đó, có những phương án cải thiện, khắc phục. Hơn nữa, Chính phủ cũng sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình hình tăng trưởng kinh tế của từng ngành để có những chính sách, văn bản pháp luật phù hợp, kịp thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để có sự nhất quán giữa các văn bản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các văn bản sao cho đúng và phù hơp. Bên cạnh đó, cần tạo khung pháp lý dễ dàng thực hiện, các thủ tục hành chính đơn giản, rút gọn. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, Nhà nước cần đẩy mạnh việc ứng dụng năng lực số tại cơ quan, đơn vị hành chính giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện thủ tục mà có thể không thực sự cần phải đến trực tiếp, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian chờ đợi cũng như chi phí đi lại.

Chính phủ cần có chính sách tiền tệ hợp lý để kiểm soát lạm phát, ổn định tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được những nguồn vốn ưu đãi đặc biệt trong thời điểm mà kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái như hiện nay để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì và phát triển góp phần quan trọng vào phát triển chung của đất nước. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng nên có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có thể vay vốn với lãi suất suất, ưu đãi phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH, nội dung chương 3 đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về triển vọng kinh doanh đối với ngành thiết bị điện. Từ đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục dưới ý kiến chủ quan và sự tìm hiểu một số mô hình đang áp dụng tại một số doanh nghiệp trên thế giới với hy vọng khóa luận sẽ có những đóng góp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH hơn nữa. Ngoài ra, chương 3 cũng đã đề xuất một số kiến nghị với mong muốn nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước, các tổ chức tín dụng cho CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên cả nước nói chung.

KẾT LUẬN CHUNG

Mỗi doanh nghiệp sẽ có tỷ trọng TSNH trong cơ cấu tài sản là khác nhau song giá trị TSNH thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị tài sản. Do vậy, việc quản trị TSNH có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. TSNH là công cụ, điều kiện để hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, bình thường vì vậy quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng là nhiệm vụ tất yếu với doanh nghiệp. Nếu không kiểm soát một cách thích hợp các loại TSNH sẽ là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp.

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã phân tích và đánh giá tổng quan về thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH tại CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam. Vượt qua những khó khăn về dịch bệnh, những nỗ lực cố gắng không ngừng đã giúp công ty đạt được một số kết quả tích cực trong giai đoạn 2020 - 2022. Tuy nhiên, công tác quản lý TSNH trong công ty vẫn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, nhiều hạn chế cần được giải quyết và khắc phục. Trên cơ sở đó, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam với hy vọng công ty sẽ xem xét, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

Tuy nhiên, thời gian thực tập chưa nhiều, phương pháp tiếp cận cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót.

Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và hội đồng để khóa luận được hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mehmet SEN và Eda ORUC (2009), Relationship between efficiency level of working capital management and return on total assets in Ise, Inernational Journal of Business and Management, Turkey.

2. Michaski, G.(2013), Value maximizing corporate current assets an cash management in relation to risk sensitivity: Polish firm case, Wroclaw.

3. Onyango, D.O (2014), Current assets management practices of small and medium enterprises in Kenya: Evidence from selected enterprises in Kenya:

Evidence from selected enterprises in Nairobi, Chandaria

4. Obradovic, D. cùng các cộng sự(2018), Insolvency prediction model of the company: the case of the Republi of Serbia, Tập đoàn Taylor & Francis, Anh

5. Trần Hoàng Anh (2017), “Quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Đặng Quang Huy (2018), “Quản trị tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Vũ Thị Thùy Linh (2019), “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Liên doanh Sơn Quốc Tế Mỹ”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng

8. Nguyễn Thị Vân Anh (2021), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Hoàng Gia”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng

9. Nguyễn Thị Thu Trang (2022), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Quảng Đông Á”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng

10. Đỗ Bích Loan (2022), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Bột giặt lix”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng

11. Nguyễn Thị Phương Thương (2022), “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hùng Thảo”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng

12. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

13. Trần Ngọc Thơ (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội

14. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính 15. Bùi Văn Vần & Vũ Văn Ninh (2013), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính 16. Trần Thị Thanh Tú (2019), Phân tích tài chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 17. Lê Thị Xuân (2020), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thanh niên

18. Đỗ Thị Vân Trang (2020), Phân tích tài chính doanh nghiệp 2, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

19. Lê Thị Xuân (2021), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động

20. Báo cáo tài chính của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022, truy cập từ 10/04/2023 đến 15/05/2023 tại công ty

21. Báo cáo tài chính của CTCP Thiết bị Điện Gelex giai đoạn 2020 – 2022, truy cập từ 10/04/2023 đến 15/05/2023 tại

https://gelex.vn/bao-cao-tai-chinh

22. Báo cáo tài chính của CTCP K.I.P Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022, truy cập từ 10/04/2023 đến 15/05/2023 tại

https://kipvietnam.vn/chuyen-muc/quan-he-co-dong/thong-tin-tai-chinh/bao- cao-tai-chinh/

23. Sản lượng tiêu thụ điện cả nước giai đoạn 2010 – 2022, truy cập 05/05/2023 tại Tập đoàn điện lực Việt Nam tại https://www.evn.com.vn

24. Dự báo mới nhất về xu hướng ngành điện trên toàn cầu trong tương lai gần, truy cập 07/05/2023 tại https://www.stockbiz.vn/

25. https://dieneco.com 26. https://vietstock.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại ctcp thiết bị điện eco việt nam (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)