CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh
Bùng phát từ cuối năm 2019 và kéo dài đến tận năm 2022 đại dịch Covid - 19 đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Đặc biệt, năm 2021 Bắc Ninh là một trong những ổ dịch lớn nhất của cả nước. Do vậy, hoạt động SXKD của công ty gặp không ít khó khắn, thách thức. Tuy vậy, công ty cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể, kết quả hoạt động SXKD của CTCT Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 được thể hiện thông qua bảng 2.2. dưới đây.
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Chêch lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối 1. Doanh thu của BH&CCDV 2347.73 2196.91 1622.2 -150.82 -6.42% -574.71 -25.85%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
3. Doanh thu thuần của BH&CCDV 2347.73 2196.91 1622.2 -150.82 -6.42% -574.71 -25.85%
4. Giá vốn hàng bán 1924.17 1937.54 1422.14 13.37 0.69 -515.14 -26.59%
5. Lợi nhuận gộp của BH&CCDV 423.56 259.37 200.06 -164.19 -38.76% -59.31 -22.87%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21.04 39.97 70.17 18.93 89.97 30.2 75.56%
7. Chi phí tài chính 89.9 77.3 72.39 -12.6 -14.02% - 4.91 -6.35%
8. Chi phí bán hàng 104.24 69.37 54.18 -34.87 -33.45% -15.19 -21.9%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 79.52 75.75 93.58 -3.77 -4.74% 17.83 23.54%
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 170.94 76.92 50.08 -94.02 -55% -26.84 -34.9%
11. Lợi nhuận khác 0.51 28.89 4.56 28.38 5564.71% -24.33 -84.22%
12. Lợi nhuận trước thuế 171.45 105.81 54.64 -65.64 -38.29% -51.17 -48.36%
13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 129.96 86.95 44.05 -43.01 -33.09% -42.9 -49.34%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên BCKQKD của công ty giai đoạn 2020 - 2022
Từ bảng 2.2 dễ dàng nhận thấy rằng, việc SXKD của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2022 đã có những sự biến động cả về doanh thu, chi phí lẫn lợi nhuận. Cụ thể như sau:
a. Doanh thu
Bảng 2.3. Cơ cấu doanh thu CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng Tổng doanh thu 2369.58 100% 2265.84 100% 1697.4 100%
1. DTT BH&CCDV 2347.73 99.08% 2196.91 96.96% 1622.2 95.57%
2. DT HĐTC 21.04 0.89% 39.97 1.76% 70.17 4.13%
3. Thu nhập khác 0.81 0.03% 28.96 1.28% 5.03 0.3%
Nguồn: BCKQKD của công ty giai đoạn 2020 - 2022 Doanh thu của công ty giảm qua từng năm và phần lớn đến từ doanh thu BH&CCDV song vẫn trong tầm kiểm soát. Việc chất lượng sản phẩm của công ty vẫn luôn được đảm bảo trong tất cả các khâu từ sản xuất đến vận chuyển đã đáp ứng được nhu cầu kỳ vọng của khách hàng. Do vậy, trong giai đoạn 2020 - 2022 không làm phát sinh bất kỳ khoản giảm trừ doanh thu nào cho công ty. Vậy nên, doanh thu BH&CCDV bằng với DTT.
* Doanh thu thuần
DTT là khoản mục chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Do đó sự biến động của DTT là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi trong tổng doanh thu của công ty.
Biểu đồ 2.1. DTT của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: BCKQKD của công ty giai đoạn 2020 - 2022 Qua biểu đồ 2.1, ta thấy DTT giảm dần qua từng năm. Năm 2021, DTT giảm nhẹ khoảng hơn 100 tỷ đồng tương ứng 4.4% so với năm 2020. Sang đến năm 2022, DTT chỉ đạt 1697.4 tỷ đồng giảm mạnh khoảng 568 tỷ đồng tương ứng 25% so với cùng kì năm trước.
Năm 2021, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều ổ dịch lớn của cả nước vì vậy hoạt động kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hóa, vận chuyển gặp nhiều trở ngại. Những đợt giãn cách xã hội và kiểm tra giấy tờ thông hành giữa các địa phương đã khiến sản lượng tiêu thụ năm 2021 có sự giảm sút. Từ đó, làm DTT của công ty cũng biến động giảm theo. Hơn nữa, dịch bệnh đã khiến một số địa phương bị phong tỏa, nhân viên phải làm việc từ xa, người dân hạn chế ra khỏi nhà. Do đó, tình hình hoạt động ở một số bộ phận của công ty gặp khó khăn. Điều đó, buộc công ty phải có chính sách cắt giảm sản lượng sản xuất. Bên cạnh đó, năm 2020, chính sách ưu đãi điện năng lượng mặt trời của Chính phủ đã giúp một số mặt hàng của công ty giảm tỷ lệ đóng thuế. Thậm chí, có hàng hóa còn không phải chịu thuế. Do đó, việc tiêu thụ hàng hóa của ngành kinh doanh thiết bị điện nói chung và của công ty nói riêng đã có sự tăng trưởng hơn trong thời điểm dịch covid bùng phát. Chính vì vậy, DTT công ty đạt được trong năm 2021 vẫn là một kết quả khả quan nhờ sự chủ động trong
2369.58
2265.84
1697.4
0 500 1000 1500 2000 2500
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
chiến lược kinh doanh, tận dụng tốt những đợt nới lỏng để vận chuyển hàng hóa, nhân viên được đi làm trực tiếp để nguồn hàng được đảm bảo, quá trình hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục.
Năm 2022, chiến lược kinh doanh không phù hợp dẫn đến doanh số bán hàng sụt giảm, sản lượng tiêu thụ thấp. Từ đó, khiến DTT trong năm giảm mạnh so với cùng kì của năm 2021 và năm 2020. Hơn nữa, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn suy thoái nên đã tác động đến mọi ngành nghề kinh doanh. Do đó, việc kinh doanh, buôn bán cũng trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy, cũng phần nào làm sản lượng tiêu thụ, tình hình mua bán hàng hóa của công ty sụt giảm.
* Doanh thu từ hoạt động tài chính
Công ty có một khoản doanh thu hoạt động tài chính đến từ lãi tiền gửi ngân hàng. Việc chuyển đổi dần sang thanh toán bằng hình thức chuyển khoản đã giúp những khoản tiền tạm không dùng đến trong tài khoản tạo ra khoản sinh lời đáng kể cho công ty. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng dần qua từng năm. Cụ thể, nếu năm 2020 chỉ đạt 21.04 tỷ đồng thì đến năm 2022 doanh thu từ hoạt động tài chính lên đến 70.17 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần chỉ trong vòng 2 năm.
* Thu nhập khác
Thu nhập khác của công ty biến động mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 chỉ đạt 0.81 tỷ đồng thì đến năm 2021 đã đạt 28.86 và con số này đến năm 2022 chỉ là 5.03 tỷ đồng. Việc năm 2021 tăng mạnh là do doanh nghiệp đã nhượng bán, thanh lý một số TSCĐ lỗi thời, hết khấu hao.
b. Chi phí
Bảng 2.4.Cơ cấu chi phí CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng Tổng chi phí 2198.13 100% 2160.03 100% 1642.76 100%
GVHB 1924.17 87.54% 1937.54 89.7% 1422.14 86.57%
CPBH 104.24 4.74% 69.37 3.21% 54.18 3.3%
CPTC 89.9 4.09% 77.3 3.58% 72.39 4.41%
CP QLDN 79.52 3.62% 75.75 3.507% 93.58 5.7%
CP khác 0.3 0.01% 0.07 0.003% 0.47 0.02%
Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của công ty giai đoạn 2020 - 2022 Cơ cấu chi phí của công ty gồm 5 khoản mục là GVHB, CPBH, CPTC, chi phí QLDN và chi phí khác.
* Giá vốn hàng bán
GVHB của công ty bao gồm giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển,…và GVHB trong giai đoạn 2020 - 2022 được biểu diễn dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. GVHB CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: BCKQKD của công ty giai đoạn 2020 - 2022 Thống kê từ bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 cho thấy, GVHB biến động qua từng năm và GVHB là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí với gần 90%
1924.17 1937.54
1422.14
0 1000 2000 3000
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
trong tổng chi phí của công ty. Điều này là hợp lý bởi CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh cung cấp thiết bị.
Năm 2021, GVHB đạt 1937.54 tỷ đồng tăng nhẹ so với 1924.17 tỷ đồng của năm 2020. Nguyên nhân đến từ việc năm 2021, nước ta vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch dẫn đến giá cả nguyên liệu đầu vào tiếp tục bị đẩy lên cao. Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nên sự khan hiếm của hàng hóa là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, doanh thu từ BH&CCDV năm 2021 giảm so với 2020. Điều đó cũng cho thấy công tác quản lý chi phí GVHB của công ty cần được kiểm soát.
Sang năm 2022, đây là năm GVHB của công ty đạt thấp nhất trong giai đoạn 2020 - 2022 với 1422.14 tỷ đồng giảm hơn 500 tỷ đồng so với cùng kì năm trước.
Sản lượng tiêu thụ giảm, kéo theo đó là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất giảm, làm GVHB giảm theo. Bên cạnh đó, tốc độ giảm của GVHB (giảm 26.6%) nhanh hơn của doanh thu từ hoạt động BH&CCDV (giảm 25.09%) so với cùng kì năm trước. Điều đó cho thấy, công tác kiểm soát chi phí GVHB đã có sự tiến bộ, cải thiện hơn so với năm trước.
* Chi phí bán hàng
Năm 2020, chi phí bán hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau GVHB nhưng chỉ 4.74% trong tổng chi phí tương ứng với hơn 100 tỷ đồng. Sang năm 2021, công tác quản lý từ chi phí vật liệu, bao bì đến chi phí nhân viên đóng gói, bán hàng,…
đều được đảm bảo tốt, đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó đã giúp công ty cắt giảm được 34.87 tỷ đồng so với năm trước và tỷ trọng chi phí bán hàng xuống vị trí thứ ba trong cơ cấu chi phí. Sang đến năm 2022, chi phí bán hàng tiếp tục giảm còn 54.18 tỷ đồng (tương ứng 3.3%). Bởi năm 2022 tình hình kinh doanh gặp nhiều trở ngại, sản lượng tiêu thụ giảm khiến công ty phải cắt giảm nhân công của bộ phận bán hàng. Bên cạnh đó, tốc độ giảm của chi phí bán hàng (21.9%) thấp hơn so với tốc độ giảm của GVHB (26.6%) cho thấy công tác quản lí chi phí bán hàng chưa thực sự tốt, cần có sự cải thiện.
* Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của công ty chủ yếu đến từ chi phí lãi vay. Ngoài VCSH để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh và bù đắp nguồn vốn bị chiếm dụng công ty đã vay thêm vốn từ ngân hàng và chi trả lãi vay từng kỳ. CPTC của công ty biến động giảm dần qua từng năm. Cụ thể, CPTC đạt lần lượt 89.9; 77.3; 72.39 tỷ đồng tương ứng chiếm 4.29%; 3.7%; 4.56% tổng chi phí trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. Điều đó cho thấy, công ty đã hạn chế sự phụ thuộc vốn cho hoạt động kinh doanh với ngân hàng.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí QLDN Là khoản mục đến từ chi trả lương cho công nhân viên, chi cho đồ dùng văn phòng phẩm, phí và lệ phí,…Trong giai đoạn 2020 - 2022, chi phí QLDN của công ty có sự biến động. Năm 2020, chi phí QLDN là 79.52 tỷ, năm 2021 giảm nhẹ còn 75.75 tỷ so với năm 2021 và tăng lên 93.58 tỷ đồng vào năm 2022. Cụ thể, năm 2021 chi phí QLDN giảm 4.74% so với năm 2020; năm 2022 tăng 23.53% so với năm trước. Năm 2021, trong khi doanh thu thuần từ BH&CCDV giảm hơn 11%
(11.64%) thì chi phí QLDN của công ty chỉ giảm 4.74%. Thậm chí sang đến năm 2022 doanh thu thuần từ BH&CCDV tiếp tục giảm mạnh (giảm 25.13%) so với cùng kì năm trước thì chi phí QLDN của công ty lại tăng hơn 23%. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí QLDN đang thực sự có vấn đề, công ty cần kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí hiệu quả hơn, tránh lãng phí gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận chung của công ty.
* Chi phí khác
Là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí đến từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản, máy móc thiết bị lỗi thời. Chi phí khác của công ty trong giai đoạn 2020 - 2022 lần lượt là 0.3; 0.07; 0.47 tỷ đồng và chiếm 0.02%; 0.003% và 0.03% trong tổng chi phí từng năm của công ty.
c. Lợi nhuận
Đơn vị: tỷ đồng Biểu đồ 2.3. LNST CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022