CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CTCP THIẾT BỊ ĐIỆN ECO VIỆT NAM
2.3. Thực trạng quản lý TSNH
2.3.2. Thực trạng quản lý các khoản phải thu
Tín dụng thương mại là một trong những chính sách khuyến khích khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của công ty. Các chính sách tín dụng thương mại thường được sử dụng để thu hút và giữ chân khách hàng cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy, các KPT ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH của doanh nghiệp.
Bảng 2.9. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của CTCP Thiết bị điện Eco Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch giữa năm 2021/2020
Chênh lệch giữa năm 2022/2021
Số tiền (tỷ đồng) Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối 1. Phải thu khách hàng ngắn hạn 337.72 205.45 112.79 -132.27 -39.17% -92.66 -45.1%
2. Trả trước ngắn hạn cho người bán 33.43 49.28 15.6 15.85 47.41% -33.68 -68.34%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 697.86 353.1 211.77 -344.76 -49.4% -141.33 -40.03%
4. Dự phòng phải thu khó đòi ngắn hạn -10.2 -10.67 -7.81 -0.47 4.61% 2.86 -26.8%
Tổng các khoản phải thu 1058.81 597.16 332.35 -461.65 -43.6% -264.81 -44.34%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên BCĐKT của công ty giai đoạn 2020 - 2022
Trong giai đoạn 2020 - 2022, KPT có xu hướng giảm mạnh qua từng năm với tỷ trọng lần lượt là 49.1%, 35.84% và 24.61%. Năm 2020 khoản phải thu của công ty là lớn nhất đạt 1058 triệu đồng. Đến năm 2021, KPT giảm gần một nửa so với cùng kì năm trước xuống 597.16 tỷ đồng. Và sang năm 2022, KPT ngắn hạn còn 332.35 tỷ đồng giảm gần 1/3 chỉ trong vòng 2 năm. Nguyên nhân là do biến động mạnh của khoản mục phải thu khách hàng và các KPT khác.
Phải thu khách hàng: liên tục giảm qua từng năm nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu của các KPT. Năm 2020, phải thu khách hàng đạt 337.72 tỷ đồng và đây là con số cao nhất trong 3 năm. Đến 2021, tiếp tục là năm chịu sự tác động của đại dịch Covid - 19 khiến sản lượng tiêu thụ của công ty giảm. Từ đó làm cho doanh thu bán hàng giảm, kéo theo đó là phải thu khách hàng giảm 132.27 tỷ đồng tương ứng giảm 39.17% với giá trị 204.45 tỷ đồng. Sang 2022, khoản mục này còn 112.79 triệu đồng giảm hơn 45% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là bởi công ty thu được nợ của một số khách hàng. Hơn nữa, chính sách tín dụng thương mại cũng được áp dụng chặt chẽ hơn do lo ngại khách hàng có thể mất khả năng thanh toán trong thời điểm tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Và trong 3 năm thì 2022 là năm có phải thu khách hàng nhỏ nhất.
Trả trước cho người bán: biến động thất thường. Nếu năm 2020 công ty chi 33.43 tỷ đồng để trà trước cho người bán thì đến 2021 đã chi thêm gần 16 tỷ song với cùng kì năm trước nâng tổng số chi lên 49.28 tỷ đồng tương ứng 47.41%. Để lí giải cho sự tăng này thì năm 2021 Bắc Ninh là nơi có dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến công tác vận chuyển khó khăn. Hơn nữa, nguồn hàng đang khan hiếm, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn khiến công ty phải ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp để đảm bảo đủ hàng hóa, cung ứng kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sang năm 2022, khi việc hoạt động của các doanh nghiệp dần trở lại bình thường, một số nhà cung cấp không yêu cầu công ty phải ứng tiền trước để trả cho họ nữa. Ngoài ra, công ty cũng đã nhận được sự tin cậy hơn từ phía nhà cung cấp. Do vậy, các khoản trả trước cho người bán đã giảm mạnh (68.34%) so với năm trước xuống 15.6 tỷ đồng.
Các KPT khác: Trong giai đoạn 2020 - 2022, KPT ngắn hạn khác có xu hướng giảm mạnh qua từng năm song vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu của các KPT.
Nếu năm 2020, các KPT khác của công ty đạt gần 700 tỷ đồng thì sang năm 2021, giảm gần một nửa xuống 353.1 tỷ đồng. Tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng KPT khác đến chủ yếu từ việc công ty đặt cọc. Bởi theo thuyết minh BCTC của công ty, trong năm 2020 công ty đã đặt cọc 300 tỷ đồng cho các công ty con với mục đích để bên nhận đặt cọc có cơ sở, năng lực tài chính để tìm kiếm nguồn cung cấp đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn đúng thời hạn phục vụ hoạt động SXKD của các công ty con. Khoản đặt cọc được hưởng lãi suất 10%/năm. Đến năm 2022, sự tín nhiệm của các đối tác với công ty cao hơn nên số tiền đặt cọc đã giảm gần 100 tỷ còn hơn 200 tỷ đồng. Do vậy, các KPT khác có giá trị 210.77 tỷ đồng tương ứng giảm hơn 40%. Ngoài việc các KPT giảm chủ yếu đến từ việc cắt giảm tiền đặt cọc thì công tác quản lý KPT dần có sự cải thiện cũng phần nào giúp giảm khoản mục này. Đặc biệt, trong thời điểm hoạt động SXKD gặp ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 nên việc kiểm tra, rà soát các khoản nợ để thu hồi, giảm thiểu phần vốn bị chiếm dụng tích cực hơn. Qua đó cho thấy, tuy là KPT khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các KPT tuy nhiên chủ yếu là do khoản mục đặt cọc lớn nên nhìn chung thì tỷ trọng của các khoản mục trong cơ cấu KPT vẫn giống với những doanh nghiệp SXKD khác.
Ngoài các khoản mục trên trong cơ cấu KPT của công ty còn có dự phòng phải thu khó đòi. Trong giai đoạn 2020 - 2022, khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với giá trị mỗi năm lần lượt là -10,2; -10.67 và -7.81 tỷ đồng.
Bảng 2.10. Báo cáo phân loại các KPT theo trạng thái tại ngày 31/12/2022 Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. Các khoản phải thu chưa đến
hạn
2873.18 66.89%
2. Các khoản phải thu quá hạn 1407.17 32.76%
3. Phải thu khó đòi 15.3 0.35%
Tổng số dư nợ phải thu 4295.65 100%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu BCTC của công ty
Từ bảng phân loại nợ 2.10 cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2022, các KPT chưa đến hạn chiếm phần lớn với 66.89% trong tổng phải thu dự nợ của công ty. Tỷ trọng các KPT quá hạn khá cao (32.76%) nhưng vẫn trong tầm kiếm soát. Nguyên nhân là do những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 khiến tình hình SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn. Do vậy, một số khách hàng không trả nợ đúng hạn được là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, công ty cần kiểm soát các KPT để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất của mình.
Bảng 2.11. Báo cáo phân loại nợ quá hạn phải thu của khách hàng tại thời điểm 31/12/2022
Khách hàng Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%) Công ty TNHH MTV phát triển khu công nghệ
cao Hòa Lạc
402.3 28.59%
CTCP cáp điện Hanaka- Korea 342.16 24.32%
Công ty TNHH xây dựng Tiến Thành 195.82 13.92%
CTCP điện chiếu sáng Hải Phòng 112.4 7.99%
Các khách hàng khác 354.49 25.18%
Tổng các khoản phải thu quá hạn 1407.17 100%
Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu trên BCTC của công ty Trong bảng báo cáo phân loại nợ quá hạn phải thu 2.11, phần lớn các khoản nợ quá hạn đến từ những khách hàng hợp tác lâu năm và đã có uy tín nhất định với công ty. Do vậy, rủi ro là không quá cao và công ty vẫn kiểm soát được. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận bán hàng công ty cũng cần xây dựng chính sách chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Nếu không xây dựng phù hợp, để thu hồi các KPT đó có thể làm phát sinh rất nhiều chi phí cho công ty.
Ngoài ra, công tác thu hồi nợ cũng cần được chú trọng, quan tâm hơn nhằm thu hồi vốn trong thời gian cho phép cùng như không làm ảnh hưởng đến lợi ích thu được của quá trình SXKD.