Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng thương mại

1.4.1.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang Trong giai đoạn 2018- 2020, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang (Gọi tắt là BIDV Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế của địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại các khu gần khu dân cư, lại có giao thông đi lại thuận lợi, ngân hàng BIDV Tuyên Quang ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng BIDV. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 45 cán bộ. Đến nay BIDV Tuyên Quang đã đạt được kết rất khả quan: Về huy động vốn năm 2020, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 3.578 tỷ VND, dư nợ tín dụng đạt 2.122 tỷ VND, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,3%, lợi nhuận đạt 92 tỷ VND.

Một là, về chính sách lãi suất. Địa bàn hoạt động của Chi nhánh có nhiều doanh nghiệp lớn, nhu cầu tín dụng cao tạo nên sức cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các ngân hàng. Mặc dù vây, BIDV Tuyên Quang đã chủ động điều hành lãi suất huy động và lãi suất cho vay đúng chế độ, phù hợp với thị trường, tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả, tập trung vốn cho vay nền kinh tế chủ yếu là các dự án trọng điểm, dự án trung và và dài hạn, gắn tăng trưởng tín dụng với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động và thu hút cũng như mở rộng được mạng lưới khách hàng.

Hai là, về mô hình tổ chức và mạng lưới của BIDV Tuyên Quang phù hợp với thực trạng hoạt động, tăng trưởng ổn định, phân đoạn thị trường hợp lý. Về hoạt động về quản trị rủi ro. BIDV Tuyên Quang đã xây dựng, hoàn thiện các quy định nội bộ như quy định quản lý rủi ro đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuân thủ các quy định có liên quan của NHNN và từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế như giá trị chịu rủi ro lãi suất, thay đổi thu nhập ròng từ lãi, kiểm nghiệm giả thuyết, vốn yêu cầu tối thiểu.

- Đối với quản trị về rủi ro thanh khoản. BIDV Tuyên Quang đã xây dựng một hệ thống các quy định, quy trình nội bộ đầy đủ về quản lý rủi ro thanh khoản với việc triển khai các mô hình quản lý hiện đại, trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của NHNN đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời gia tăng đầu tư vào tài sản dự trữ có tính sinh lời cao, tăng cường chất lượng tài sản. Hiện nay, BIDV đã đang hoàn thiện một khung pháp lý mới cho TCTD tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý giúp cơ quan thẩm quyền quản lý chặt chẽ hoạt động của các TCTD và thị trường tài chính nói chung, đồng thời giúp hoạt động của các TCTD được diễn ra an toàn.

Ba là, đối với quản trị rủi ro về công nghệ. Đây là rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng từ rất nhiều nguyên nhân như: Hỗ trợ công nghệ, đường truyền, hệ thống cung cấp từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau, việc vận hành sai, không tuân thủ chặt chẽ quy trình theo dõi, kiểm soát, bảo mật an ninh, an toàn hệ

thống hay từ hỏa hoạn thiên tai, tấn công mạng (Hac er)… Để phòng ngừa hạn chế rủi ro hệ thống công nghệ thông tin, BIDV Tuyên Quang đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh: Cài đặt hệ thống tường lửa, hệ thống IPS/IDC với công nghệ mới nhất cho mạng WAN/LAN, trang bị hệ thống phòng ngừa chống Virus có bản quyền, được cập nhật thường xuyên. Xây dựng trung tâm phục hồi thảm họa theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống lưu trữ SAN cũng như các chính sách an ninh, bảo mật, an toàn hệ thống để giảm thiểu những rủi ro về công nghệ thông tin. Công tác quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin tại BIDV được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống. Các quy trình, quy định được ban hành định kỳ và được rà soát cập nhật liên tục từ Trụ Sở chính đến chi nhánh.

- Về quản trị rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp là rủi ro cố hữu xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng, gắn liền với hoạt động ngân hàng nhưng lại rất hó lường, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Yếu tố con người (cẩu thả, gian lận…), do sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nộ bộ hoặc từ những thay đổi các yếu tố bất thường bên ngoài (cơ chế chính sách của nhà nước, thiên tai hỏa hoạn…). Để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp, BIDV thực hiện quản lý rủi ro theo 7 nhóm rủi ro. Đồng thời việc xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp mới theo thông lệ quốc tế cũng được chú trọng và được đẩy mạnh. BIDV đã chủ động nghiên cứu, triển khai các kết quả đầu ra của dự án tài chính nông thôn III, cấu phần “nâng cao năng lực quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV” do WB tài trợ. Ngoài ra, BIDV còn sử dụng một số công cụ như phương pháp luận tự nhận diện, đánh giá, rủi ro, công cụ.

1.4.1.2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hà Giang

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang (VietinBank Hà Giang) được thành lập từ năm 1988, sau khi được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang, VietinBank Hà Giang là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng của ngành Ngân hàng tỉnh Hà Giang.

Trong những năm vừa qua, năng lực cạnh tranh của VietinBank chi nhánh Hà Giang đã được cải thiện đáng kể. Điều này được thể hiện qua tổng tài sản của Chi nhánh liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2019 – 2021 trên 15%. Cùng với đó, dư nợ tín dụng và hoạt động huy động vốn cũng gia tăng đáng kể. dư nợ tín dụng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với hệ thống VietinBank và so với các NHTM, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, số lượng khách hàng vay tăng trưởng đều. Để đạt được kết quả đó là sự thay đổi trong chính sách và mô hình hoạt động kinh doanh của VietinBank, sự phân tách giữa cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định, bộ phần Hỗ trợ tín dụng, đồng thời VietinBank Hà Giang đã có những chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng và cơ chế lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng vay.

Công tác an ninh và bảo mật hệ thống cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng luôn được VietinBank Hà Giang quan tâm chú trọng. Trong năm 2021, VietinBank Hà Giang đã thực hiện nhiều chương trình phòng chống rủi ro có hiệu quả như giám sát, cảnh báo, ngăn ngừa các hoạt động rủi ro, giả mạo và được Ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Giang đánh giá là ngân hàng hoạt động hiệu quả cao trong công tác phòng chống tội phạm và quản lý rủi ro cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn được VietinBank chi nhánh Hà Giang luôn quan tâm và thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã đầu tư nâng cấp phần mềm hiện đại hoá ngân hàng để đáp ứng và phù hợp với tốc độ phát triển cũng như có thể cạnh tranh được tốc độ xử lý các phát sinh. Không những vậy, Chi nhánh luôn thể hiện là một ngân hàng có trách nhiệm xã hội rất tốt, luôn tham gia các hoạt động đóng góp cho xã hội, tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

Trên cơ sở các bài học từ các chi nhánh NHTM khác, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho LPB chi nhánh Hà Giang như sau:

- Về nguồn nhân lực: LPB chi nhánh Hà Giang cần tập trung phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở bố trí đủ nguồn nhân lực cho các hoạt động nghiệp vụ, cùng với đó Chi nhánh cần tăng cường các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nguồn nhân lực tại Chi nhánh thông qua các hoạt động đào tạo về chuyên môn, kỹ năng xử lý nghiệp vụ.

- Khi mở rộng mạng lưới khách hàng cần chú ý đến tiêu chí chi phí huy động vốn thấp, độ tin cậy cao để hình thành danh mục khách hàng chiến lược, ưu tiên giúp chi nhánh đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một ngân hàng sẽ hoàn toàn chủ động quyết định trong hoạt động kinh doanh của mình khi có nguồn vốn huy động lớn, ổn định để tăng trưởng cấp tín dụng và nắm bắt được các cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Năng lực quản trị rủi ro. Nỗ lực tự tìm ra phương án xử lý nợ xấu phù hợp với luật pháp và điều kiện phát triển của nền kinh tế, hệ thống tài chính và đặc điểm riêng của hệ thống ngân hàng chứ không áp dụng máy móc như NHTM các nước đã sử dụng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng trên địa bàn. Để làm được điều này đòi hỏi LPB chi nhánh Hà Giang cần phải cải thiện thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên đối với khách hàng, gia tăng sự quan tâm thấu hiểu với khách hàng. Đặc biệt là chi nhánh cần phải gia tăng tốc độ xử lý các giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng và hạn chế thời gian chờ đợi của khách hàng khi đến giao dịch.

- Gia tăng hình ảnh thương hiệu, uy tín của chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang thông qua các hoạt động marketing đặc thù được thực hiện bởi chi nhánh và các hoạt động cộng đồng trên đại bàn tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)