CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG
3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
* Về công tác đào tạo cán bộ:
Hiện nay, LPB đã xây dựng được Trung tâm đào tạo của mình. Trong những năm qua, Chi nhánh đã tiến hành hàng chục lượt đào tạo cho CBCNV. Thông qua
những lần đào tạo này, kiến thức, kỹ năng của các nhân viên Chi nhánh đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, Chi nhánh đề xuất như sau:
+ Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, xây dựng một chiến lược đào tạo dài hạn nhằm đảm bảo công tác đào tạo được tiến hành thống nhất.
+ Định kỳ (hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm) xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết nhằm đảm bảo tính chủ động trong việc đảm bảo nguồn kinh phí đào tạo cũng như việc bố trí, sắp xếp nhân viên sau khi được đào tạo.
+ Đối với các khoá đào tạo do Chi nhánh tự tổ chức, thực hiện chuẩn hoá nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo theo hướng gắn liền với nhu cầu thực tiễn công việc trên cơ sở các yêu cầu trong hiện tại cũng như trong tương lai theo yêu cầu mô tả công việc.
+ Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo một cách khoa học và nghiêm túc. Chi nhánh có thể cử những nhân viên có triển vọng tham gia các khoá đào tạo dài hạn (thạc sỹ, tiến sỹ). Chính sách đào tạo này một mặt giúp nâng cao năng lực của nhân viên, mặt khác còn tạo ra động lực khuyến khích và giữ chân các nhân viên giỏi cho Chi nhánh. Ngoài hình thức đào tạo theo chuyên đề, nghiệp vụ, sản phẩm và kỹ năng làm việc, Chi nhánh cần phải chú trọng hình thức đào tạo trong công việc (on the job training). Rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng là những nghiệp vụ đòi hỏi một sự tích luỹ kinh nghiệm lâu dài. Trong quá trình làm việc, các nhân viên, đặc biệt là những nhân viên mới còn thiếu kinh nghiệm sẽ học hỏi được nhiều hơn và nhanh hơn thông qua sự hướng dẫn của những nhân viên đi trước giàu kinh nghiệm. Quá trình trao đổi nghiệp vụ thường xuyên cũng giúp các nhân viên học hỏi và tự nâng cao năng lực tốt hơn.
+ Tranh thủ triệt để, hiệu quả các dự án về đào tạo, hỗ trợ của LPB để nâng cao năng lực cán bộ; đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp, tài chính và các mặt nghiệp vụ quan trọng, dễ xảy ra rủi ro như nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, dịch vụ khách hàng, kho quỹ...
+ Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để nhân viên có đủ kiến thức, kinh nghiệm
cần thiết mà công việc mới yêu cầu; liên tục tập huấn cho toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh để nâng cao chuyên môn, kiến thức khi có sản phẩm mới.
* Xây dựng một nền văn hoá ngân hàng thân thiện, hiệu quả và mang đậm phong cách LPB.
Môi trường làm việc đang ngày càng trở thành một điều kiện quan trọng trong các quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người lao động bên cạnh các yếu tố tiền lương, cơ hội thăng tiến. Cùng với sự gia tăng áp lực công việc và các áp lực của cuộc sống hiện đại, vấn đề môi trường làm việc mà đặc biệt là môi trườngvăn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi CBCNV. Môi trường văn hoá doanh nghiệp thân thiện và hiệu quả là một môi trường ở đó người lao động luôn cảm thấy vui vẻ, tự hào về công việc của mình, sẵn sàng cống hiến và gắn bó lâu dài.
Bên cạnh đó, những hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao cũng cần được chú trọng khai thác và tổ chức hiệu quả. Những hoạt động như thế sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ ngân hàng.
Lòng tự hào và sự yêu quý, gắn bó của các nhân viên đối với Chi nhánh là một tài sản quý báu. Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài cho thấy, một khi đã tạo ra được sự tin tưởng, tự hào của các nhân viên thì thường rất ít khi họ rời bỏ ngân hàng, đặc biệt nếu có thay đổi công việc, họ thường không tìm đến đối thủ cạnh tranh của chính ngân hàng mình.
* Về chiến lược Marketing quảng bá thương hiệu, vị thế, hình ảnh
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh cần coi trong và đầu tư cho công tác Marketing và coi đó là chìa khoá chiến lược quan trọng hàng đầu để tăng cường tiếp thị và quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh. Để làm tốt công tác này, Chi nhánh cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện Marketing trong đó chú trọng và nội dung và hình thức Marketing, đối tượng khách hàng hứng đến, những sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải tăng cường tiếp thị.
+ Tổ chức thực hiện Marketing hiệu quả, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trực tiếp giao dịch đối với khách hàng.
+ Thường xuyên đổi mới, đa dạng hoá hình thức, cách thức thực hiện, có sự giám sát, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của công tác Marketing khách hàng.
+ Tranh thủ, tận dụng triệt để về cơ chế, chính sách hỗ trợ của Hội sở chính LPB để thực hiện công tác Marketing đối với các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, các khách hàng quan trọng, khách hàng mục tiêu.
Công tác Marketing, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ LPB hiện đại vẫn tập trung vào một số khách hàng truyền thống, chưa mang tính cộng đồng dẫn đến thương hiệu LPB chưa thực sự phổ biến và quen thuộc đối với công chúng, đặc biệt là nhóm khách hàng dân cư. Đề nghị LPB đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh của LPB trong dân chúng như tài trợ các chương trình giải trí, chương trình trò chơi trên truyền hình, quảng cáo với thời lượng thường xuyên hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia vào các hoạt động liên quan đến công chúng...
- Có cơ chế chính sách riêng đối với công tác phát triển sản phẩm dịch vụ các Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Miền núi còn gặp nhiều khó khăn để đảm bảo hoạt động có tính cạnh tranh và hiệu quả.