Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 97 - 104)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN

Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam, tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển. Các văn bản pháp luật mới cần tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hiện đại hóa công nghệ, hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, gia tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập tốt vào môi trường tài chính quốc tế. Hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các luật khi ban hành các văn bản pháp luật mới so với các văn bản luật hiện hành đồng thời ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn để các NHTM thực hiện một cách đồng nhất, đúng và đầy đủ theo qui định.

Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường. Nâng cao hiệu quả của các công cụ thực thi chính sách tiền tệ như: nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn... để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản cấp bách của các NHTM.

Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở quản lý rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khố pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; đảm bảo tính thanh khoản của các TCTD.

KẾT LUẬN

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Giang trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của LPB Hà Giang nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại chưa xứng với tiềm năng và vị thế của Chi nhánh trong quá trình phát triển. Luận văn này bám sát mục tiêu nghiên cứu và hoàn thành các yêu cầu đặt ra. Tác giả đã nghiên cứu tài liệu, được sự hướng dẫn của thầy cô, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo trong đơn vị, sự góp ý của các những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngân hàng, bằng thực tiễn công tác trong thời gian qua và sự nổ lực của bản thân để hoàn thành bản luận văn. Nhưng do thời gian, tính phức tạp của đề tài và khả năng còn hạn chế nên bản luận văn này còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được sự chỉ bảo, thông cảm của các thầy cô, Ban lãnh đạo trong đơn vị và các bạn đồng nghiệp để tác giả có những nhận thức chính xác, phù hợp với đề tài này.

Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cũng như các tiêu chí đánh giá năng lức cạnh tranh của NHTM, vận dụng các lý thuyết cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của LPB Hà Giang, tính tất yếu của cạnh tranh và các nội dụng cạnh tranh, kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM trong nước thời gian qua.

Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết được xây dựng, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của LPB Hà Giang thông qua các năng lực cụ thể và hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tại LPB Hà Giang giai đoạn 2019 – 2021.

Đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu.

Thứ ba, từ kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của LPB Hà Giang đến năm 2025.

Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng nhưng do hạn chế về năng lực tài chính cũng như năng lực nghiên cứu nên bài luận văn còn nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong các Quý thầy cô góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Thị Lan Anh (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thái Nguyên.

2. Trần Thị Ngọc Ánh (2019), Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thương mại cổ phẩn Bưu điện Liên Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Quốc Dũng (2001), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Đoàn Việt Dũng (2015), Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thị Đức Loan (2021), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Công Thương, Số 27, tháng 12 năm 2021

6. Phan Thị Thu Hà (2007), “Ngân hàng Thương mại”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

7. Phan Thị Thu Hà (2013). Quản trị ngân hàng thương mại. Tp.HCM:

NXB Giao thông vận tải.

8. Nguyễn Thị Huyền (2021), Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh.

9. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019.

10. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020.

11. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2021), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021.

12. Lê Hồng Phúc (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân

13. Hoàng Phê (2019), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức.

14. Philip Kotler - Quản trị Marketing (2009) – NXB Lao động xã hội.

15. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Phương Thảo (2017), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong bối cảnh TPP. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Kim Thài (2012), “Năng lực cạnh tranh của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị hành chính quốc gia HCM

19. Nguyễn Đình Thiện (2020), Năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long trong điều kiện hiện nay.

Luận án tiến sĩ trường Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Phùng Thị Hải Yến (2018), Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Quốc Dân. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

21. Alhassan, A. L., & Biekpe, N. (2016). Competition and efficiency in the non-life insurance market in South Africa. Journal of Economic Studies.

22. Darshani (2013), A study of identifying the factors on competitive advantage for bank of ceylon leasing – Sri Lanka: with special reference to Kahawatta branch. Financial Services & Management Research, 2(8), 120-129.

23. Frimpong, K. A., Gan, C. and Hu, B. 2015, Competition in the banking industry: Empirical evidence from Ghana. Journal of Banking Regulation, Vol. 17, Issue:3, pp.35- 48.

24. Guan, F., Liu, C., Xie, F., & Chen, H. (2019). Evaluation of the competitiveness of China’s commercial banks based on the G-CAMELS evaluation system. Sustainability, 11(6), 1791.

25. Habte, Y. (2012). Competitive conditions in the Swedish banking system.

26. Kulmetov Mansurbek Ruzmatovich (2020), The problems of assessing the competition of commercial banks through the index lerner. ACADEMICIA An International Multidisciplinary Research Journal 10(3):142.

27. Koetter, M. (2013). Market structure and competition in German banking: Modules I and IV (No. 06/2013). Arbeitspapier.

28. Klomp, J., & De Haan, J. (2015). Bank regulation and financial fragility in developing countries: does bank structure matter?. Review of Development Finance, 5(2), 82-90.

29. Nicholas Biekpe (2016), The Competitiveness of Commercial Banks in Ghana”, African development review, 23(1), 75-87

30. Olszak, M., Świtała, F., & Kowalska, I. (2013). Competition in commercial banks in Poland–analysis of Panzar-Rosse H-statistics. Available at SSRN 2378761.

31. Porter, M. E. (2008). The five competitive forces that shape strategy. Harvard business review, 86(1), 25-40.

32. Ruzmatovich, K. M. (2020). The problems of assessing the competition of commercial banks through the index lerner. ACADEMICIA: An International Multidisciplinary Research Journal, 10(3), 142-150.

33. Sahut, J. M., Mili, M., Krir, M. B., & Teulon, F. (2011). Factors of competitiveness of Islamic banks in the new financial order. In 8th International

Conference on Islamic Economics and Finance, Doha, Qatar. Retrieved from http://conference. qfis. edu. qa/app/media/261.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)