Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh củangân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh củangân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

2.3.1. Những điểm mạnh

- Về năng lực tài chính: Tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản, dư nợ tín dụng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2019 – 2021 do những hiệu ứng của việc mở rộng mạng lưới giao dịch. Với tốc độ tăng trưởng quy mô nhanh chóng là điều kiện cần thiết để giúp cho LPB chi nhánh Hà Giang bắt kịp với các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang để tạo ra lợi thế cho mình về mặt tài chính.

- Về năng lực sản phẩm dịch vụ: Số lượng sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh đã có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này, tạo ra được sự đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ.

- Về năng lực công nghệ: đã có những cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2019 – 2021. Công nghệ của LPB đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây, như việc triển khai ứng dụng ngân hàng số LPB đã ký hợp tác với công ty TNHH BC Card (Hàn Quốc) để phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán và các dự án trong lĩnh vực phát hành thẻ thông minh, giải pháp công nghệ cho người dùng Ví Việt. Đồng thời thiết lập kênh chuyển tiền giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Việc nắm bắt được xu thế ngân hàng số cũng như đi vào triển khai áp dụng đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của LPB. Các máy móc,thiết bị được đánh giá là khá đầy đủ và hiện đại. Nhiều trang thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin được bảo dưỡng thường xuyên.

- Về mạng lưới giao dịch: Hiện nay LPB chi nhánh Hà Giang đã có mạng lưới giao dịch ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Độ phủ về điểm giao dịch của LPB trên địa bàn tỉnh Hà Giang tính đến cuối năm 2019 là 100%. Xét về điểm giao dịch, hiện tại LPB chỉ kém so với Agribank nhưng lại vượt tất cả các chi nhánh NHTM khác. Đây là điểm mạnh trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh của LPB chi nhánh Hà Giang.

- Về uy tín và thương hiệu: Quan hệ công chúng rất tốt với nhiều chương trình tài trợ các công trình phúc lợi, an sinh xã hội. Tạo ra sự uy tín và là một ngân hàng có trách nhiệm xã hội rất lớn.

- Về đội ngũ cán bộ nhân viên là những cán bộ trẻ tuổi, nhiệt huyết trong công việc và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những kiến thức mới, đặc biệt là về công nghệ.

- Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của LPB chi nhánh Hà Giang cho thấy, doanh thu của LPB chi nhánh Hà Giang tăng trưởng mạnh và cao hơn các chi nhánh của các NHTM khác. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng cho thấy những bước gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2019 – 2021. Điều này cho thấy được những kết quả tích trong năng lực cạnh tranh của LPB chi nhánh Hà Giang.

2.3.2. Những điểm yếu

- Về năng lực tài chính: quy mô tổng tài sản, quy mô nguồn vốn huy động, quy mô dư nợ cho vay của LPB chi nhánh Hà Giang còn thấp hơn rất nhiều so với các chi nhánh trên địa bàn. Điều này đã hạn chế rất nhiều năng lực cạnh tranh của LPB chi nhánh Hà Giang.

- Về năng lực sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là ở mức trung bình, không có sản phẩm khác biệt, đặc trưng về sản phẩm dịch vụ. Tổng số lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng vẫn còn ít hơn so với các chi nhánh NHTM như Agribank, BIDV, VietinBank. Bên cạnh đó, Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng chưa thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh: Thời gian qua mặc dù Khối sản phẩm đã nghiên cứu và đưa ra một loạt các sản phẩm mới nhưng kết quả đạt được chưa thật sự như mong muốn, chưa có sản phẩm chủ đạo, chưa có sự khác biệt và có tính nổi trội so với các ngân hàng khác. Phương thức thanh toán phần lớn chủ yếu tập trung tại quầy.

- Về năng lực công nghệ: Công nghệ ngân hàng còn tồn tại nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao: Phần mềm corebanking mới được nâng cấp năm 2017 nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, chương trình quản lý tập trung cao dẫn đến nghẽn mạng kéo dài thời gian xử lý giao dịch trực tiếp với khách hàng. Hệ thống ATM mới chỉ có 1 cây trong toàn tỉnh, hay bị lỗi giao dịch dẫn đến gây bức xúc cho khách hàng, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển dịch vụ phi tín dụng.

- Về mạng lưới giao dịch: Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch quá nhanh cũng dẫn đến những khó khăn, bất cập trong việc phân bổ nhân sự cho hoạt động của ngân hàng nói chung, của các phòng giao dịch nói riêng. Cụ thể, để lấp đầy nhân sự tại một số các chi nhánh, PGD tại vùng sâu, vùng xa dẫn tới khó đảm bảo chất lượng nhân sự, hiệu quả hoạt động thấp.

- Về Về uy tín và thương hiệu: Thương hiệu của LPB chưa định vị được thương hiệu mạnh đối với cả khách hàng bán buôn và bán lẻ về mục tiêu “Khách hàng là trên hết”. Do hoạt động truyền thông marketing còn chung chung, chưa mang tính rõ nét trong việc phân tích trải nghiệm khách hàng cụ thể theo từng phân

khúc. Nguyên nhân do LPB chưa có chiến lược thương hiệu cụ thể. So với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn thì hiện nay thương hiệu của LPB vẫn còn hạn chế hơn rất nhiều.

- Về đội ngũ nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực vẫn còn tới hơn 30% cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp, cao đẳng. Cùng với đó năng lực, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.

- Về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cho thấy, thị phần nguồn vốn huy động, thị phần dư nợ tín dụng và thị phần các dịch vụ ở mức rất thấp so với các chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn. Đặc biệt là thị phần hoạt động huy động vốn có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2019 – 2021.

2.3.3. Nguyên nhân điểm yếu 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Khả năng kiểm soát rủi ro và năng lực điều hành của ban lãnh đạo.

Trong chừng mực phân cấp quản trị rủi ro cho chi nhánh, LPB chi nhánh Hà Giang chưa thực sự nỗ lực áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro trong điều kiện của các quan hệ tín dụng Việt Nam. Chi nhánh chưa chủ động, sáng tạo trong áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu có hiệu quả và đã được thử nghiệm thành công bởi chính chi nhánh và nhiều NHTM khác trong thời kỳ vừa qua.

Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo vẫn còn nhiêu hạn chế, chưa năng động và thay đổi kịp thời với xu hướng thị trường.

- Trình độ công nghệ ngân hàng còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Vốn đầu tư cho công nghệ ngân hàng nhỏ bên cạnh đó là việc đầu tư chưa đồng bộ, công tác đào tạo nhân sự chưa theo kịp mức độ hiện đại của công nghệ đã dẫn đến hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Kinh nghiệm làm việc của cán bộ LPB Hà Giang chưa nhiều: Là ngân hàng mới thành lập, hầu hết đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản nhưng kinh nghiệm công tác chưa nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, giới thiệu các SPDV của ngân hàng tới khách hàng. Nhân sự LPB Hà Giang chủ yếu tập trung ở chi nhánh, nhân sự và cở sở vật chất tại các Bưu điện huyện, điểm văn hóa xã là của Bưu điện tỉnh

Hà Giang vì vậy khó khăn trong việc tổ chức, triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì nhân sự của Bưu điện tỉnh đào tạo chưa bài bản, cách thức giới thiệu SPDV của ngân hàng chưa chuyên nghiệp, chưa am hiểu sâu về nghiệp vụ ngân hàng. Cơ sở vật chất còn lạc hậu, thái độ phục vụ khách hàng chưa tận tình chu đáo, mức độ phát triển các SPDV của ngân hàng qua kênh Bưu điện chưa xứng tầm với mạng lưới hiện có. Chính sách đãi ngộ cho cán bộ của LPB thấp hơn các NHTM khác trên địa bàn, đây là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn nhân lực tốt, có chất lượng.

- Việc tăng cường tiếp thị ít được quan tâm. LPB chi nhánh Hà Giang chưa áp dụng những phương thức quản trị tài chính hiện đại, trong điều kiện những ưu thế còn đứng vững sẽ không có vấn đề xảy ra trong cạnh tranh. Song, nếu hội nhập ngày càng cao và sự lớn mạnh, các NHTM khác cũng tăng lên thì việc áp dụng các phương thức quản trị tài chính hiện đại phải được quan tâm.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với Việt Nam khi mà dịch bệnh Covid 19 diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, các doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến khả năng trả nợ giảm sút từ phía khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của LPB chi nhánh Hà Giang.

- Hệ thống pháp luật về kế toán, tài chính còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập so với hệ thống lộ trình thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vốn điều lệ, vốn tự có tích luỹ của cả hệ thống LPB còn khá mỏng, chưa đủ đáp ứng những yêu cầu hội nhập. Đây cũng là điểm yếu chung của cả hệ thống ngân hàng, trong đó có của LPB chi nhánh Hà Giang.

- Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng gay gắt do xuất hiện thêm các chi nhánh NHTM thành lập trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)