CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO HÀNG TIẾT KIỆM
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Chi tiết tại phụ lục 7)
3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Chi tiết ở phụ lục 7.2)
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì “Phân tích EFA (Exploratory Factor
56
Analysis) tiến hành để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F vơi F <
k, các nhân tố quan sát có ý nghĩa hơn. Nó giúp xem xét các mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm biến quan sát khác nhau từ đó phát hiện ra những biến quan sát phân sai hay tải lên nhiều nhân tố”.
Các chỉ số cần phải chú ý khi tiến hành phân tích EFA:
- KMO (Kaiser Meyer Olkin)- xem xét mức độ đầy đủ của mẫu, tính thích hợp của phân tích nhân tố. Hệ số KMO để đủ điều kiện phân tích nhân tố thích hợp thì đạt giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 hay (0.5 <= KMO <= 1). Theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008).
- Eigenvalue là trị số để xác định số lượng nhân tố trong EFA. Nếu giá trị này lớn hơn hoặc bằng 1 thì nhân tố đó sẽ được giữ lại trong mô hình để tiến hành phân tích và ngược lại nếu giá trị eigenvalue nhỏ hơn 1 thì sẽ bị loại bỏ
- Kiểm đinh Bartlett sig < 0.05 thì biến quan sát có ý nghĩa thống kê và chúng có sự tương quan.
- Hệ số tải Factor loading thể hiện sự tương quan giữa nhân tố và biến quan sát.
Theo (Hair, andersonn et al.1995) hệ số tải này được chia ở ba mức khác nhau, giá trị này càng cao thì càng có ý nghĩa, factor loading dao động ở mức 0,3 thì là mức tối thiểu, dao động ở mức 0.5 là biến quan sás ở mức tốt, có ý nghĩa thực tế và giá trị này dao động ở mức 0.7 thì rất tốt. Trên thực tế thì tùy thuộc vào từng số lượng mẫu khác nhau mà lựa chọn hệ số tải cho phù hợp, thường số mẫu từ 120 đến 350 thì lấy FL khoảng 0.5, còn với số mẫu lớn hơn 350 thì chọ FL là 0.3 (Hảir & ctg,2009)
Kiểm định EFA lần 1 thu được kết quả:
Đưa 37 biến quan sát độc lập sau khi loại 2 biến quan sát từ tổng số 39 biến quan sát khi tiến hành cronbach’s Alpha ở trên, ta được
- Hệ số KMO = .893 thỏa mãn (0.5 <= KMO <= 1), vậy đủ điều kiện phân tích nhân tố thích hợp.
- Sig < 0.05, vậy có sự tương quan giữa các nhân tố
- Eigenvalues = 1.009 > 1 ở nhân tố thứ 9, Sự hội tụ của quá trình phân tích dừng
57
lại ở nhân tố thứ 9, vậy 9 nhân tố rút trích được từ EFA có ý nghĩa tóm tắt các thông tin các biến quan sát đưa vào tốt nhất.
- % tích lũy- tổng phương sai trích = 66,804 % > 50% cho thấy sự biến thiên của các nhân tố được tiến hành phân tích có thể lý giải được 66,804 % biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 9 nhân tố.
Bảng 3.8 Kết quả kiểm định EFA lần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
BC7 .745 BC3 .714 BC2 .685 BC1 .668 BC4 .638 BC5
TP3 .844
TP2 .817
TP1 .722
TP4 .524 .511
VH5 .764
VH2 .760
VH4 .753
VH1 .679
DG4 .564
DT4 .788
DT2 .722
DT3 .758
DT1 .733
DN4 .762
DN1 .751
DN3 .706
DN2 .639
DK2 .717
DK3 .678
DK1 .586
DK4 .573
DG2 .757
DG1 .713
DG3 .615
CT1 .734
CT2 .732
CT4 .588
CT3 .564
58
TP6 .709
TP5 .658
TP7 .520 .544
Nguồn: Trích dẫn từ phụ lục và phân tích từ tác giả
- Tiến hành loại bỏ biến BC5 do hệ số tải < 0.5, loại TP4, TP7 do biến tải của nó xuất hiện ở cả hai nhân tố. Sau đó, Chay EFA lần lượt 4 lần ta loại dần các biến lần lượt là BC5, TP4, TP7, TP6, DG4, TP5
Bảng 3.9 Kết quả kiểm định EFA lần 4
1 2 3 4 5 6 7 8
BC7 .752 BC3 .731 BC2 .692 BC1 .672 BC4 .644
DT4 .791
DT2 .777
DT3 .757
DT1 .733
VH5 .766
VH4 .765
VH2 .752
VH1 .671
DN4 .781
DN1 .769
DN3 .684
DN2 .639
TP3 .868
TP2 .833
TP1 .745
DK2 .732
DK3 .724
DK4 .660
DK1 .560
CT2 .752
CT1 .722
CT3 .574
CT4 .567
DG2 .745
DG1 .742
DG3 .642
Nguồn: Trích dẫn từ phụ lục và phân tích từ tác giả
59
Vậy sau khi tiến hành phân tích EFA từ 39 biếm quan sát đã loại bỏ 8 biến không phù hợp và thu được 31 biến quan sát, gộp lại thành năm nhóm chính. Kết quả thu được từ bảng ma trận xoay với hệ số tải FL đều >= 0.5
Từ kết quả phân tích thu được ở trên ta phân loại được các nhóm biến sau:
- Nhóm (1) Bản chất công việc – BC: gồm năm biến quan sát BC7, BC3, BC2, BC1, BC4 các biến này giải thích sự tác động của bản chất công việc tới sự gắn kết với công việc của nhân viên tại công ty Cổ phần GHTK.
- Nhóm (2) đào tạo và phát triển – DT: gồm bốn biến quan sát là DT4, DT2, DT3, DT1 các biến này sẽ giải thích cơ hội phát triển công việc, sự gắn kết với công việc của nhân viên.
- Nhóm (3) Văn hóa doanh nghiệp – VH: gồm bốn biến quan sát VH5, VH4, VH2, VH1 các biến này giải thích sự tác động của văn hóa doanh nghiệp tới nhân viên tại công ty Cổ phần GHTK.
- Nhóm (4) Đồng nghiêp - DN: gồm bốn biến quan sát DN4, DN1, DN3, DN2 các biến này giải thích mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau tại công ty Cổ phần GHTK.
- Nhóm (5) Tiền lương và phúc lợi – TP: gồm ba biến TP3, TP2, TP1 các biến này giải thích sự thỏa mãn của tiền lương và phúc lợi đối với nhân viên tại công ty Cổ phần GHTK.
- Nhóm (6) Điều kiện làm việc – DK: gồm bốn biến DK2, DK3, DK4, DK1 các biến này giải thích sự thỏa mãn của điều kiện làm việc đối với nhân viên tại công ty Cổ phần GHTK.
- Nhóm (7) Cấp trên– CT: gồm bốn biến quan sát CT2, CT1, CT3, CT4 các biến này giải thích mối quan hệ giữu cấp trên với nhân viên tại công ty GHTK.
- Nhóm (8) ĐGKQTHCV – DG: gồm ba biến quan sát, DG2, DG1, DG3 các biến này giải thích việc đánh giá kết quả làm việc đối với nhân viên tại công ty Cổ phần GHTK.