CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH YÊN VĨNH PHÚC
2.2 Thực trạng kiểm soát chi phí tại Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
2.2.2 Thực trạng chi phí trả lãi và các khoản tương tự tại Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
Để có được nguồn vốn phục vụ hoạt động, chi nhánh thực hiện huy động vốn thông qua huy động vốn tiền gửi và vay vốn. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi và vốn vay thể hiện qua bảng:
Bảng 2.3. Cơ cấu huy động vốn của Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc (2018 – 2020)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ tăng trưởng Số
tiền Tỷ
trọng Số
tiền Tỷ
trọng Số
tiền Tỷ
trọng 2019/2018 2020/2019 Tổng nguồn vốn 527 100% 657 100% 679 100% 24,79% 3,36%
- Huy động tiền
gửi 376 71% 472 72% 554 82% 25,63% 17,29%
- Nguồn vốn vay 151 29% 185 28% 126 18% 22,71% -32,18%
(Nguồn: Báo cáo phòng Kế toán – Ngân quỹ năm 2018, 2019, 2020) Nguồn vốn Agribank chủ yếu là vốn huy động tiền gửi với tỷ tr ng trên 71% và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2020 vốn huy động tiền gửi đạt 554 tỷ đồng, chiếm 82% tồng nguồn vốn, vốn vay chỉ chiếm 18% và có xu hướng giảm tăng trưởng 32,18% so với năm 2019. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2018-2020 chi nhánh đã chú tr ng mở rộng huy động vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức thay vì sử dụng nguồn vốn vay với mức chi phí cao hơn.
Để huy động nguồn vốn phục vụ kinh doanh đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra chi phí, phản ánh thông qua chỉ tiêu lãi suất huy động vốn. Ngân hàng luôn tìm cách giảm thấp chi phí huy động để tăng mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra. Chi phí phải trả càng thấp để có được cùng một lượng vốn huy động thì cho thấy hiệu quả nguồn vốn càng cao.
Diễn biến chi phí huy động vốn của chi nhánh Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc thể hiện qua bảng:
Bảng 2.4. Chi phí huy động vốn của Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc (2018 – 2020)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1. Nguồn vốn huy động tiền gửi 376 472 554 Chi phí huy động vốn tiền gửi 19 23 28 Chi phí HĐV/Vốn huy động (% 5,1 4,9 5,0 2. Nguồn vốn vay 151 185 126 Chi phí huy động vốn vay 7 12 9 Chi phí HĐV/Vốn vay (%) 4,3 6,6 7,5 (Nguồn: Báo cáo phòng Kế toán – Ngân quỹ năm 2018, 2019, 2020) Chi phí huy động vốn có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2018-2020, trong đó chi phí sử dụng nguồn vốn vay có mức cao hơn chi phí huy động vốn. Năm 2020 chi phí sử dụng nguồn vốn vay 7 5% nhưng chi phí huy động vốn tiền gửi chỉ có 5%. Thực tế chi phí huy động vốn phụ thuộc vào mức lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường tài chính. Sở dĩ giá vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng lên là do trong giai đoạn này Agribank phải đối mặt với các cuộc đua nâng lãi suất và để duy trì thanh khoản buộc ngân hàng phải nâng lãi suất huy động. Việc mong muốn giảm lãi suất để giảm chi phí huy động vốn tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là điều khó có thể thực hiện. Nhất là trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh... làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề trong đó có ngành ngân hàng. Tiền nhàn rỗi trong nhân dân cũng vì thế giảm mạnh, nhiều người có xu hướng rút tiền để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Áp lực trong việc tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền
gửi càng ngày càng lớn nên việc giảm chi phí lãi là rất khó trong bối cảnh hiện nay. Cơ cấu nguồn vốn hiện nay của chi nhánh bao gồm cả nguồn vốn huy động và vốn vay của ngân hàng cấp trên, vay của các tổ chức tín dụng.
Nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn huy động không thời hạn, tiền gửi ngoại tệ là nguồn vốn có chi phí lãi thấp nhất, so với chi phí vay vốn thì thấp hơn nhiều. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí chi nhánh có thể hạ thấp chi phí huy động bằng cách thay đổi cơ cấu kinh doanh tăng cường nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.