CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH YÊN VĨNH PHÚC
2.3 Đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí tại Agribank chi nhánh thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất chi nhánh đã kiểm soát tốt một số khoản mục chi phí thể hiện mức tăng trưởng chi phí giảm so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng chi phí trả lãi và các khoản tương tự năm 2020 chỉ tăng 5% giảm mạnh so với mức tăng 37% năm 2019. Tốc độ tăng trưởng chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác giảm từ 23% năm 2019 xuống còn 19% năm 2020.
Thứ hai, tỷ lệ chi phí hoạt động tín dụng chưa bao gồm chi phí dự phòng có xu hướng giảm cho thấy đơn vị đã chú tr ng công tác kiểm soát chi phí hoạt động tín dụng.
Thứ ba, tỷ lệ chi phí hoạt động khác có xu hướng giảm mạnh, mức đóng góp vào lợi nhuận ngày càng lớn.
Thứ tư, chi nhánh Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn dành khoản chi phí chăm lo cho người lao động, chi phí chi nhân viên vẫn đảm bảo có sự tăng trưởng qua các năm.
Thứ năm, mặc dù chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh do
cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng của dịch bệnh… nhưng chi nhánh vẫn đạt kết quả tương đối, kinh doanh có lãi.
2.3.2 Những hạn chế
Thứ nhất, mức tăng chi phí (25 81% cao hơn mức tăng trưởng doanh thu (23,25%).
Thứ hai, chi phí hoạt động vẫn có mức tăng cao trong năm 2019 (16%
và năm 2020 (14% . Công tác tự kiểm tra hàng năm chưa phát huy được vai trò kiểm tra, kiểm soát.
Thứ ba, hiệu quả chi phí tại chi nhánh chưa cao chưa thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản chi phí. Chi phí tiền lương có sự tăng trưởng qua các năm nhưng x t trên từng người lao động không có sự đánh giá xếp loại theo kết quả lao động theo thực tế mà có sự chia đều. Kiểm soát chi phí văn phòng phẩm, giấy tờ in chưa tốt chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế đề xuất để tiến hành mua. Công tác mua sắm còn mang tính chủ quan. Do đó chi phí vật liệu văn phòng tăng mạnh 111% năm 2019 và 80% năm 2020. Hoạt động sửa chữa thiết bị không chủ động và có kế hoạch nên chi phí sửa thường xuyên tăng đột biến năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng 372% trong khi năm 2019 lại giảm chi phí 89%.
Thứ tư chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh năm 2020 với tỷ lệ tăng 330%.
Thứ năm cơ cấu kinh doanh còn chưa tối ưu, chi nhánh còn phải sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh (18% năm 2020 tỷ tr ng nguồn vốn không kỳ hạn, vốn tiền gửi ngoại tệ còn thấp nên chi phí huy động vốn chưa được giảm thấp.
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa phát huy được vai trò của mình. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị và mô hình tổ chức, bộ
máy hoạt động cũng tạo ra nhiều rủi ro trong kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát nội bộ tại đơn vị vẫn chưa phát huy được hiệu quả khi mỗi bộ phận vẫn tự kiểm soát.
Thứ hai trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, khi những chốt kiểm soát chi phí trong quy trình ở các bộ phận chưa thực hiện tốt vai trò của mình việc kiểm soát chỉ là hậu kiểm phát hiện sau khi phát sinh lỗi. Vì vậy yêu cầu đặt ra cần phải đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ ba trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế cũng là nguyên nhân gây rủi ro trong kiểm soát chi phí. Để kiểm soát tốt chi phí, cần phải phân loại chi phí sau đó phân bổ chi phí và hạch toán đúng đối tượng chịu chi phí. Hiện nay việc phân bổ chi phí tại đơn vị còn gặp nhiều khó khăn hầu hết phải thực hiện phân bổ thủ công mà chưa có chương trình nào trợ giúp. Do đó hệ thống hạch toán kế toán cần phải ngày càng phát triển và hoàn thiện để trở thành một công cụ hữu ích mang lại kết quả chính xác cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.
Thứ tư công tác lập kế hoạch chi phí hàng năm còn mang tính chủ quan, chưa có sự phối hợp giữa phòng kế toán và các bộ phận khác. Công tác lập kế hoạch chi phí chưa được chú tr ng và mang tính chủ quan của phòng kế toán.
Việc lập kế hoạch còn mang nặng hình thức và chủ yếu dựa vào kết quả thực hiện kỳ trước.
Thứ năm một số định mức chi phí không còn phù hợp với thực tế gây khó khăn trong việc kiểm soát chi phí tại đơn vị.
Thứ sáu, tình hình kinh doanh khó khăn cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi chi nhánh phải bỏ ra nhiều khoản chi phí để tìm kiếm, lôi kéo, giữ chân khách hàng… nên k o theo đó các khoản chi phí cho quản lý cũng tăng theo như: chi phí hội nghị, chi phí lễ tân, khánh tiết, chi phí tuyên truyền,
quảng cáo…
Thứ bảy, chấm công lao động làm thêm giờ chưa chính xác dẫn đến việc chi trả không đúng theo thực tế. Việc đánh giá xếp loại lao động còn mang tính ước lệ, cào bằng nên chưa đánh giá đúng năng lực và trả lương đúng khả năng của người lao động.
Kết luận chương 2
Chương 2 của Luận văn tác giả đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc bao gồm lịch sử hình thành và phát triển cơ cấu quản lý của chi nhánh và đi sâu phân tích tình hình kiểm soát chi phí của Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc.
Qua các chỉ tiêu phân tích, tác giả đã chỉ ra những khía cạnh hoạt động tốt và chưa tốt của chi nhánh từ đó những đối tượng quan tâm sẽ có cái nhìn tổng quát hơn và đánh giá chính xác hơn về hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động kiểm soát chi phí của Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc.
Dựa vào phân tích ở chương này tác giả sẽ rút ra được những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế của Agribank thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc trong công tác kiểm soát chi phí, từ đó là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi phí.
CHƯƠNG 3