Giới thiệu về hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Kết hợp mô hình tra, mô hình tam và mô hình tpb trong việc giải thích ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố hà nội (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN Ở VIỆT

1.3. Giới thiệu về hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Theo Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam của Bộ Công Thương, năm 2018 là một năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường TMĐT. Doanh thu bán lẻ trên các sàn TMĐT tăng đến 30% (khoảng hơn 8 tỷ USD) trong năm 2018, gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2015. Cùng với sự gia tăng doanh thu, số người tham gia lựa chọn loại hình MSTT năm 2018 cũng đạt mức tăng 6,3 triệu người (khoảng 39,9 triệu người) so với năm 2017 và giá trị MSTT trung bình của một người ước tính đạt 202 USD, so với năm 2017 tăng 16 USD.

Bảng 1.1 Quy mô của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2018

2015 2016 2017 2018

Ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến (triệu

người) 30,3 21,7 33,6 39,9

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người

(USD) 160 170 186 202

Tỉ lệ người sử dụng Internet 54% 54,2% 58,1%% 60%

Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 Năm 2019, theo báo cáo của Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) thì ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT là khoảng 30% và phần lớn các

15

hoạt động giao dịch TMĐT diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm tới 70%). Tuy nhiên, khu vực nông thôn cũng có những cơ hội về khả năng tiêu thụ riêng và có thể cung cấp được cho thị trường những sản phẩm đa dạng và phù hợp với mô hình MSTT. Người tiêu dùng ngày này luôn nhạy bén trong việc nắm bắt được những lợi ích của MSTT, nhu cầu của họ cũng khắt khe hơn, do đó nên các doanh nghiệp cần phải tìm ra các phương thức mới để tiếp cận với thị trường. Phó chủ tịch Client Insights APAC - bà Samantha Oh nhận định rằng thị trường TMĐT Việt Nam có hai điểm nổi bật và hấp dẫn hơn các thị trường khác trong khu vực ASEAN. Thứ nhất là về tỉ lệ người mua hàng sau khi họ đã truy cập vào các trang sàn TMĐT rất cao và thứ hai là mức chi tiêu MSTT tăng rất nhanh. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu vào năm 2020, doanh số TMĐT B2C sẽ tăng thêm 20%, đạt 10 tỷ USD, ước tính mỗi người tiêu dùng Việt trung bình một năm sẽ dành khoảng 350 USD cho MSTT. Những con số này đã cho thấy ngành TMĐT Việt Nam có tốc độ phát triển dẫn đầu trong các nước Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng nhất trên thế giới.

Tính đến năm 2020, theo một nghiên cứu của Criteo - nền tảng phát triển quảng cáo trực tuyến cho các trang TMĐT tại Việt Nam và cả trên thế giới thì trong 5 tháng đầu năm, xu hướng MSTT tại Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ. Xét với các nước Đông Nam Á, tăng trưởng của TMĐT ở tuần thứ 3 trong tháng 5 lên đến 106% so với cùng kỳ.

Có thể nói, thời gian vừa qua, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã có cơ hội tốt để đưa công nghệ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, phát triển hơn về TMĐT để vượt qua những khó khăn, thách thức. Người tiêu dùng phải hạn chế ra đường và đến những nơi đông người dẫn tới việc mua sắm truyền thống bị hạn hẹp và thay vào đó, họ phải chọn hình thức MSTT. Dựa trên dữ liệu khảo sát của Criteo, 76% người tiêu dùng được hỏi lựa chọn MSTT nhiều hơn so với bình thường, 15% trả lời mua sắm với tần suất tương đương và chỉ có 9% số người cho biết họ ít MSTT hơn. Theo Bộ Công Thương, doanh thu của các chợ tại Hà Nội đã giảm từ 50 đến 80% trong khi doanh thu từ hoạt động MSTT qua các sàn TMĐT của một số các doanh nghiệp lại tăng từ 20 đến 30% từ đầu mùa dịch. Tuy nhiên, trong mùa dịch, MSTT như một giải pháp an toàn và hiệu quả, được rất nhiều người tiêu dùng chọn hơn nhưng chỉ đối với các loại mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, khẩu trang,... chứ không có sự tăng

16

trưởng toàn ngành. Về tổng thể, do xu hướng thắt chặt chi tiêu trong mùa dịch, sức mua chung của người tiêu dùng suy giảm nên doanh thu của nhiều ngành trên sàn TMĐT cũng bị giảm như bán hàng trực tiếp. Theo dữ liệu của iPrice Group, trong tháng 2 vừa qua, nhu cầu tìm kiếm, MSTT các sản phẩm khẩu trang hay nước rửa tay khô đều tăng cao, so với tháng 1 lần lượt là 610% và 680%. Sang tháng 3, trong giai đoạn người tiêu dùng phải ở nhà tránh dịch, ngành bách hóa đã lên ngôi cùng với sự khôi phục của ngành điện tử khi nhu cầu sử dụng laptop, webcam,... để phục vụ hoạt động học tập và làm việc tăng. Trong khi đó, những ngành từng là “chủ lực” của TMĐT như thời trang lại bị ảnh hưởng tiêu cực. Các website thời trang giảm khoảng 38% lượng truy cập trong 3 tháng đầu năm so với quý trước.

Đến năm 2025, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu doanh số của TMĐT B2C (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ) sẽ đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng 25%/năm, 55% dân số Việt sẽ sử dụng hình thức MSTT, với giá trị trung bình đặt hàng hóa và dịch vụ của một người trong một năm là khoảng 600 USD. Nhằm đạt được mục tiêu, Chính phủ xác định rằng TMĐT chính là nơi để công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng hiệu quả của kinh doanh, phát triển cả thị trường trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Doanh nghiệp sẽ là lực lượng quan trọng để triển khai ứng dụng TMĐT và Nhà nước có vai trò quản lý, tạo môi trường để TMĐT phát triển.

Tiềm năng tăng trưởng của MSTT tại Việt Nam rất lớn tuy nhiên thực tế vẫn tồn tại những vấn đề mà ngành TMĐT cần phải giải quyết. Đầu tiên là sự chênh lệch trong việc sử dụng hình thức MSTT giữa các vùng miền và thành phố. Tiếp theo là sự thiếu sót các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Cuối cùng là sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành TMĐT. Chính vì vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của TMĐT, cải thiện lòng tin của người tiêu dùng về MSTT, tăng cường các hệ thống và dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT,...

17

Một phần của tài liệu Kết hợp mô hình tra, mô hình tam và mô hình tpb trong việc giải thích ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố hà nội (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)