Xu hướng chuỗi cung ứng hiện nay

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI

1.3. Xu hướng chuỗi cung ứng hiện nay

Chuỗi cung ứng bền vững: Chuỗi cung ứng bền vững không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, gần đây, khi dịch bệnh Covid-19 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm thích đáng hơn.

Toàn cầu hóa đã đặt các chuỗi cung ứng phải đối mặt với những thách thức mới, không chỉ đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất về kinh tế, mà còn phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Do đó, các chuỗi cung ứng đang chuyển từ quan điểm kinh doanh thông thường sang một mô hình kinh doanh bền vững hơn bao gồm 3 yếu tố phụ thuộc lẫn nhau: kinh tế, xã hội và môi trường.

Quản lý chuỗi cung ứng bền vững là sự kết hợp yếu tố môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng nhằm giảm năng lượng và tác động môi trường của việc phân phối hàng hóa, trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận

chuyển. Với việc nâng cao nhận thức rằng giao thông vận tải là yếu tố góp phần lớn vào việc phát thải khí nhà kính, chuỗi cung ứng bền vững đã đạt được sức hút đáng kể trong những năm qua và sẽ tiếp tục là điểm nhấn quan trọng trong năm 2022.

Chuỗi cung ứng với sự hỗ trợ của Blockchain: Blockchain là một công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây bởi sự an toàn và minh bạch. Xu hướng này đã được sử dụng thành công ở các công ty Hà Lan giúp ngăn chặn gian lận chứng từ và trộm cắp hàng hóa. Trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, các công ty thường phải đối mặt với thách thức về gian lận chứng từ, trộm cắp hàng hóa và sự khác biệt trong việc giao hàng. Bằng cách kết hợp blockchain trong lĩnh vực này, những thách thức như vậy có thể được giảm thiểu. Blockchain cho phép tất cả các bên có liên quan khác nhau của chuỗi cung ứng như: nhà sản xuất, khách hàng, nhà cung cấp, kiểm toán viên, quản lý kho,… và những người khác tạo ra một hệ thống minh bạch nhất và hiệu quả để ghi lại tất cả các giao dịch, theo dõi về tài sản và quản lý tất cả các tài liệu có liên quan tới hoạt động lĩnh vực vận tải.

Chuỗi cung ứng lạnh: Theo Prnewswire1, thị trường chuỗi lạnh toàn cầu được định giá 4,7 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt mức 8,2 tỷ USD vào năm 2025; tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 12,5% trong giai đoạn 2020-2025.

Các nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế đã nhắm đến mảng chuỗi lạnh từ lâu, và họ đang cần nhiều kho lạnh có vị trí gần khách hàng hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho loại sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm,.... Bên cạnh đó, việc phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn cầu sẽ là nhu cầu cấp bách với mọi quốc gia, đảm bảo chất lượng của thuốc hoặc vắc-xin trong suốt chuỗi cung ứng là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp chuỗi lạnh trong năm 2022.

Chuỗi cung ứng lạnh không chỉ chú ý tới các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm tạo ra cho hàng hóa, mà nhân tố thời gian cũng được kiểm soát khá chặt chẽ nên có tốc độ cung ứng rất kịp thời. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng lạnh không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành logistics tại Việt Nam nói riêng mà còn có mối liên hệ mật thiết đối thị trường bán lẻ nói chung.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm đạt được sự kết hợp tối ưu giữa mức độ phản ứng nhanh nhạy và tính hiệu quả trong thị trường mà bạn đang tham gia. Mục tiêu quản lý chuỗi cung ứng là nhằm tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời giảm được phần nào chi phí lưu kho và điều hành.

Chuỗi cung ứng bán lẻ tập trung vào nhà cung cấp trực tiếp và khách hàng cuối cùng với mục đích tối ưu hóa quy trình, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí nhỏ nhất

Bên cạnh đó, dưới ảnh hưởng của toàn câu hóa và đại dịch Covid 19, xu hướng chuỗi cung ứng đang có những sự dịch chuyển nhất định với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sự chú trọng tính bền vững môi trường và sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)