Đề xuất với Nhà nước và các Bộ, Ban, ngành

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

3.1. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam…

3.1.2. Đề xuất với Nhà nước và các Bộ, Ban, ngành

3.1.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi cung ứng đặc biệt là hoạt động giao thông vận tải, công nghệ thông tin

Như đã phân tích, việc chuyển đổi số đối với các các doanh nghiệp bán lẻ đang là vấn đề bắt buộc nhằm xây dựng và hoàn thiện để ngành này có thể 'chung sống hòa bình' với đại dịch. Tuy nhiên, bên cạnh cố gắng của khối doanh nghiệp thì vẫn không kém sự giúp đỡ từ các cơ quan Nhà nước. Đầu tiên, việc cần làm cần có hệ thống luật pháp, đặc biệt là vấn đề bảo mật, quản lý số, thuế đối với sản phẩm công nghệ số.

Ngoài ra, việc hỗ trợ về vốn vay ưu đãi cho các công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cũng cần được triển khai quyết liệt hơn. Từ đó, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lựa chọn mua hoặc đăng ký khi họ không đủ khả năng tài chính.

Nhà nước cần thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu - công nghệ điện tử quốc gia giữa chính phủ và doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp kinh doanh. Để phát triển một hệ thống trực tuyến, nhà nước cần đóng vai trò trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Cần đầu tư đào tạo chuyên gia CNTT để quản lý hạ tầng CNTT quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Cũng cần đầu tư ứng dụng các phần mềm điện tử tiên tiến được công nhận trên toàn cầu. Cần có một bộ phận chuyên gia mới để nghiên cứu các sản phẩm mới của chương trình thương mại điện tử ở các nước khác trên thế giới và khu vực. Sau đó có thể tạo ra các chương trình phù hợp với cơ sở hạ tầng CNTT của Việt Nam, cũng như mang lại hiệu quả cho quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp CNTT.

Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế khi các phương tiện vận tải chủ yếu đã cũ kĩ, lạc hậu, các tuyến đường chưa thực sự được đầu

tư quan tâm. Chính phủ cần quản lý hiệu quả và cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện những tuyến đường trọng yếu hay cở sở vật chất lạc hậu, không đảm bảo an toàn. Để làm được điều này, các Bộ, ban, ngành cần xây dựng cho mình kế hoạch dài hạn, cụ thể và minh bạch hóa. Họ cũng có thể cho phép nhiều công ty hơn huy động vốn tư nhân, tín dụng thương mại và cải thiện hiệu quả hoạt động và hậu cần vận tải hàng hóa với sự hợp tác của khu vực tư nhân theo hình thức PPP.

3.1.2.2. Xây dựng hành lang pháp lí, nâng cao vai trò của Chính phủ thông qua các khuyến nghị, chính sách nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng bán lẻ phát triển

Ở Việt Nam, các khuôn khổ này còn được coi là tùy tiện, không nhất quán và được xác định mơ hồ do sự khác nhau giữa các vùng và mâu thuẫn trong nhận thức về trách nhiệm pháp lý của các thành phần trong chuỗi cung ứng, tạo ra sự nhầm lẫn giữa các bên liên quan. Chính phủ cần phải rõ ràng trong hệ thống pháp luật và cải khuôn khổ pháp lý, sửa đổi các văn bản pháp luật còn bất cập để doanh nghiệp tuân theo đồng thời thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên. Chính quyền địa phương phải liên tục cải thiện quy hoạch ngành bán lẻ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục cấp phép đầu tư. Họ cũng phải hướng dẫn chi tiết hơn để doanh nghiệp có thể tiếp cận và thực hiện dự án đầu tư. Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số khoảng 86 triệu người. Tuy nhiên, khoảng 60,4 triệu người (70,4% dân số) sống ở nông thôn. Ngành này cần được quy hoạch để phát triển kênh phân phối phù hợp với đặc thù của cư dân. Đến năm 2030, các hình thức bán lẻ truyền thống vẫn được duy trì và phát triển ở khu vực nông thôn. Vì vậy, chính phủ cần tạo điều kiện tốt để quy hoạch phát triển các chợ kết hợp với các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cập nhật thông tin kịp thời, đưa ra những chính sách hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp bán lẻ nhằm xây dựng chuỗi chuỗi cung ứng hiệu quả, bền vững.

Các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải cần công bố chính thức chi phí cho chuỗi cung ứng bán lẻ hàng năm của Việt Nam, để làm công cụ hỗ trợ quản lý và phát triển ngành.

Qua đó cũng giúp dư luận có cái nhìn đúng đắn về ngành công nghiệp bán lẻ của Việt Nam. Tóm lại, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện các văn bản pháp luật chuyên sâu

hơn để giảm chi phí và thời gian vận chuyển, tăng tính minh bạch sức cạnh tranh của các chuỗi cung ứng bán lẻ với quốc tế

3.1.2.3. Mở rộng mạng lưới đào tạo nhân lực ngành logistics.

Nguồn nhân lực là yếu tố chủ quan chi phối hoạt động của tất cả các ngành.

Điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng có thể tốt, nhưng nếu không có một đội ngũ nhân viên giỏi, có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thì sẽ không có ngành nào phát triển như mong đợi. Nguồn nhân lực cho chuỗi cung ứng bán lẻ cần được chú trọng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Để phát triển chất lượng nguồn nhân lực tham gia chuỗi cung ứng bán lẻ, cần có chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Một khi kiến thức chuỗi cung ứng bán lẻ được giảng dạy một cách bài bản và có hệ thống ở bậc đại học, Việt Nam sẽ có một đội ngũ chuyên gia giỏi, đủ kiến thức và khả năng tham gia hiệu quả vào quy trình chuỗi. Những người đã tham gia vào ngành cũng cần được đào tạo thêm về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều khóa học ngắn hạn về lĩnh vực này bao gồm cả kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy đã thu hút được sự quan tâm, chú ý và đón nhận của những người trong nghề. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các diễn đàn lớn trong ngành như Vinmart, Big C hay diễn đàn hàng hải, logistics để mở ra hướng phát triển nguồn lực mới cho ngành.

Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chính quy và chuyên nghiệp hơn. Việt Nam cũng cần tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn ở cả trong và ngoài nước, cũng như phối hợp và tranh thủ hợp tác với FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để nhận thêm kinh phí đào tạo thường xuyên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thị trường bán lẻ tại Việt Nam và thực trạng mà các doanh nghiệp quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Với lợi thế về dân số, tốc độ đô thị hóa và sự tăng trưởng thu nhập, lĩnh vực bán lẻ nước ta vẫn luôn cho thấy sức hút là một nơi đầu tư đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, những lợi thế này lại chưa được các doanh nghiệp tận dụng trên chính sân nhà của mình. Minh chứng cụ thể của việc này là những lỗ hổng trong việc quản lý chuỗi cung ứng bán lẻ: dự báo nhu cầu chưa chính xác, danh mục nhà cung cấp thiếu đa dạng, chính sách phân phối chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT thông tin manh mún, thiếu đồng nhất… Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt với sự gia nhập các tập đoàn lớn trên thế giới, các doanh nghiệp cần tìm cho mình những hướng đi riêng để chuyên môn hóa chuỗi cung ứng bán lẻ và để thực hiện điều này không thể thiếu sự hợp tác, vào cuộc của Nhà nước, Bộ, ngành với những chính sách, khuyến nghị hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)