CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN LỚN TRÊN THẾ GIỚI
2.2. Zara và chuỗi cung ứng “thời trang nhanh”
2.2.3. Đánh giá chuỗi cung ứng của Zara
Khác biệt hoàn toàn với Walmart, Zara lựa chọn các vận hành tích hợp theo chiều dọc, hay còn được hiểu là không thuê ngoài sản xuất mà tự chịu trách nhiệm cho hoạt động này của chính mình. Nếu Walmart tin tưởng mọi thành viên trong chuỗi cung ứng thì Zara lại tối đa hóa quyền kiểm soát của mình.
Zara cung cấp các dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm, sự tùy biến trong công nghệ, tích hợp theo chiều dọc, dẫn đến tốc độ cũng như hậu cần là những yếu tố thành công của gã bán lẻ này. Với việc triển khai mô hình chuỗi cung ứng đúng lúc, nó giúp Zara thực hiện sản xuất hàng loạt và cải tiến sản phẩm. Zara có được lợi thế cạnh tranh nhờ giá cả thấp cũng như thời gian chu kỳ nhanh chóng, bằng cách giới thiệu các mẫu thời trang mới. Việc xây dựng chuỗi cung ứng của Zara tạo nên sự khác biệt có kế hoạch, hướng đến lợi thế cạnh tranh. Người ta xác định rằng Zara
xem hoạt động tinh gọn cũng như chuỗi cung ứng là cách tiếp cận chủ chốt của các mô hình kinh doanh.
Sau đây là năm quy tắc của chuỗi cung ứng thời trang giúp Zara áp dụng quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn bằng cách mang đến các thiết kế chất lượng cho người tiêu dùng (Dyckhoff & cộng sự, 2013). Nó cũng làm giảm chi phí cho việc lưu kho và giảm thời gian vận chuyển của người tiêu dùng. Bốn quy tắc được thảo luận như sau:
Sản xuất sản phẩm với số lượng ít hơn: Đối với sản xuất tinh gọn, số lượng sản phẩm ít hơn là một đặc điểm độc đáo. Khách hàng buộc phải có những quyết định nhanh chóng nếu không muốn sản phẩm bị bán vào ngày hôm sau (Bartezzaghi &
cộng sự, 2016).
Kiểm soát lịch trình: Tại ngành hàng thời trang Zara, các quản lý cửa hàng có thể định vị đơn hàng hai lần trong vòng một tuần. Các sản phẩm đặt hàng đã sẵn sàng để vận chuyển và sẽ được giao trong 24 giờ (Tseng & Hung, 2014). Vì nó được vận chuyển với tốc độ ổn định, do đó giúp loại bỏ khoảng thời gian trống để chờ đợi ở mỗi bước
Tự động hóa chuỗi cung ứng: Zara cho rằng trong cuộc cạnh tranh theo từng giai đoạn, công nghệ thông tin là chìa khóa để giúp doanh nghiệp của họ bằng cách tăng tốc độ cũng như tính chính xác của hoạt động kinh doanh. Cũng giống như Walmart, Zara đã và đang áp dung các cải tiến công nghệ như mã vạch, RFID và Magic Wand để quản lý và vận hành đế chế bán lẻ của mình.
Xây dụng mô hình chuỗi cung ứng bền vững trong ngành thời trang nhanh:
Đứng giữa những chỉ trích về ngành thời trang nhanh với những tác động lên môi trường sống, Zara đã xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu xanh với những cam kết đầy tham vọng. Logistics thu hồi, xây dựng nhận thức về tính bền vững cùng các thành viên trong chuỗi là tất cả những gì chúng ta đã và đang mong đợi từ gã bán lẻ khổng lồ này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở chương 2, khóa luận đã chỉ ra cách 2 tập đoàn Walmart và Zara vận hành chuỗi cung ứng bán lẻ của mình, từ hoạt động thu mua, sản xuất, lưu kho đến khi sản phẩm được phân phối đến các cửa hàng và chuyển đến tay khách hàng. Cách quản lý chuỗi cung ứng của Walmart và Zara hoàn toàn trái ngược nhau nhưng họ đã và đang trở thành kẻ thống lĩnh thị trường bán lẻ trong lĩnh vực tiêu dùng và thời trang nhanh.
Walmart vận hành tập đoàn bán lẻ của mình dựa trên tôn chỉ “Giá rẻ mỗi ngày”. Để thực hiện điều này gã bán lẻ hàng đầu thế giới đã tối ưu hóa toàn bộ chi phí, tiên phong khi lựa chọn mô hình quản lý hàng tồn kho nhà cung cấp VMI và Cross docking đầy hiệu quả. Trong khi đó, Zara lại tối đa hóa quyền kiểm soát khi xây dựng mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn, nhanh nhạy trong ngành thời trang nhanh.
Tập đoàn này cũng luôn ưu tiên chuỗi cung ứng bền vững – xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp bán lẻ quan tâm trước những vấn đề nhức nhối của môi trường.
Cả hai chuỗi cung ứng của Walmart và Zara đều có sự góp mặt của công nghệ thông tin – yếu tố sống còn để cạnh tranh trong kỷ nguyên số và là kinh nghiệm quý báu mà những doanh nghiệp bán lẻ có thể học hỏi và áp dụng.