Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện văn yên hiện nay (Trang 64)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN

2.5.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại địa phương

2.5.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

hiện nay. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực này là một đào tạo đặc thù, không giống như đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nó đòi hỏi phải có phương pháp đào tạo có tính thực hành cao, cập nhật được những thông tin mới nhất về chính sách chủ trương của Nhà nước. Cùng với vấn đề cải cách nội dung, cải cách phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng vô cùng quan trọng.

Đối với từng khoá học, từng líp học phải có bài giảng phù hợp, với những tình huống bài giảng sử dụng thiết thực.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thì việc có một nội dung chương trình tốt chưa đủ mà nhất thiết phải có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.

2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức. dưỡng cán bộ, công chức.

Công tác này là một khâu trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Mục đích của công tác này là từng bước chấn chỉnh, đưa vào nề nếp hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả công tác này, đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng theo đúng đối tượng, nội dung và các chế độ, chính sách nhà nước ban hành, sử dụng đúng nguồn kinh phí...

Trước sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngày càng trở nên cấp bách. Trước mắt, phải xác định những công việc cần làm ngay để tạo tiền đề cho các bước tiếp theo, đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vừa đáp ứng được các yêu cầu

trước mắt. Vừa đáp ứng được các yêu cầu lâu dài của cán bộ, công chức. Do đó cần có sự kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn.

Để công tác xác định quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt kết quả tốt, một thực tế hết sức quan trọng là luôn phải coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm...

KẾT LUẬN

Con người là trung tâm của mọi hoạt động, của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, của nền hành chính. Con người đề ra mục tiêu, yêu cầu và tự thực hiện nó, con người đề ra cải cách và thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước. Trong công cuộc đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế và cải cách nền hành chính nhà nước. Chiến lược con người là chiến lược ưu tiên số một, là yếu tố quyết định đến thắng lợi của công cuộc cải cách. Công cuộc cải cách hành chính đòi hỏi một đội ngò cán bộ thích ứng với nền hành chính mới. Kể cả số đương nhiệm lẫn số được đào tạo mới, một đội ngò cán bộ, công chức ngang tầm với nền công vụ mới, có phẩm chất chính trị đạo đức cao, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của một nền hành chính hiện đại. Để đáp ứng được những yêu cầu này nhất thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đội ngò cán bộ hiện nay hầu hết đều đào tạo và trưởng thành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bất cập về kiến thức và năng lực điều hành, chậm, thích ứng với cơ chế thị trường và chính sách mở cửa. Cơ cấu đội ngò cán bộ lãnh đạo tuổi bình quân tương đối cao, chưa đảm bảo được tính kế thừa, đội ngò cán bộ thiếu đồng bộ so với yêu cầu phát triển, phân bố lại không đồng đều trên các lĩnh vực. Chính sách cán bộ chưa chuyển kịp với cơ chế quản lý mới. Quan điểm trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vẫn chưa thoát khỏi cách nhìn cũ, chưa cụ thể hoá được tiêu chuẩn cán bộ. Việc đánh giá nhận xét cán bộ còn yếu kém, thiếu chính xác, thiếu tính dân chủ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được tiến hành từ rất lâu song hiệu quả chưa cao. Chỉ mấy năm gần đây nó mới thực sự được chú trọng tới sau Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VIII) và Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối với địa phương huyện Văn Yên sau nghị quyết đại hội lần thứ X vấn đề trên mới được quan tâm sâu sắc và rõ nét.

Luận văn "Một số vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay" đề cập đến một số vấn đề như: Tình hình thực trạng nền kinh tế - xã hội địa phương, vai trò cán bộ, công chức trong bộ máy địa phương và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện, luận văn nêu lên một số vấn đề nổi cộm của địa phương trên cơ sở phân tích sơ lược thực trạng đội ngò cán bộ, công chức huyện. Trên cơ sở nêu ra một số nguyên nhân, tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện cũng như những yêu cầu mục tiêu, nội dung công tác này trong thời gian tới. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp cho quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính ở địa phương, cùng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là một nhiệm vụ, một vấn đề mang tính then chốt, một bộ phận không thể thiếu được của công cuộc cải cách. Do đó, nó là một vấn đề rất rộng nêu ở đây luận văn chỉ đề cập một số nội dung chính, nổi bật của công tác này ở địa phương mà thôi, một huyện miền núi mà cán bộ, công chức rất cần phải được đào tạo và bồi dưỡng để phát huy năng lực, tiềm năng của địa phương.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở huyện văn yên hiện nay (Trang 64)