1.2. Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
1.2.4. Tiêu chí đo lường và đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Là tổng dư nợ của các khoản nợ nhóm 3,4,5 tại các thời điểm 31/12 các năm.
Chỉ tiêu số dư nợ xấu bao gồm: Dư nợ xấu theo kỳ hạn cho vay; Dư nợ xấu theo nhóm nợ; Dư nợ xấu theo đối tượng khách hàng; Dư nợ xấu theo mục đích vay vốn
- Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt.
Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Do đó, điều quan trọng nhất là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5%
là có thể chấp nhận được, tốt nhất là ở mức 1-3%.
- Cơ cấu nhóm nợ xấu Tỷ lệ nợ
nhóm (i) =
Nợ xấu nhóm i x 100%
Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ này cho biết được cơ cấu của từng nhóm nợ 3,4,5 trong tổng dư nợ xấu.
Theo đó, nếu dư nợ xấu cao ở nhóm 5 thì khả năng mất vốn cao.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Tỷ lệ trích lập
DPRR =
Số dự phòng RRTD trích lập x 100%
Tổng dư nợ
Tùy theo mức độ rủi ro của từng nhóm nợ c mức trích lập DPRR tương ứng từ 0% đến 100% giá trị khoản vay. Như vậy, nếu ngân hàng cho vay các danh mục càng rủi ro thì tỷ lệ này càng cao.
1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại - Tỷ lệ nợ xấu xử lý đƣợc
Đây là chỉ tiêu tổng quát, đánh giá nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đã xử lý trong năm.
Là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu xử lý
được (%) =
Tổng nợ xấu phát sinh giảm trong năm x 100%
Nợ xấu đầu kỳ + Nợ xấu phát sinh tăng
Mức tăng của Tỷ lệ nợ xấu xử lý được (%) qua các năm cho thấy công tác xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả tích cực, đồng thời phản ánh các biện pháp xử lý nợ xấu đang áp dụng là hợp lý. Ngược lại nếu tỷ lệ nợ xấu giảm thì ngân hàng xem xét lại công tác XLNX vì các biện pháp đang áp dụng không mang lại hiệu quả.
- Cơ cấu nợ xấu xử lý đƣợc theo biện pháp xử lý nợ xấu
Đây là chỉ tiêu đánh giá tỷ trọng nợ xấu xử lý được theo các phương thức xử lý nợ xấu. Việc xem xét cơ cấu nợ xấu được xử lý nhằm đánh giá kết quả đạt được của từng phương thức xử lý nợ. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm và phát huy tốt phương thức xử lý nợ xấu.
Thu hồi từ biện
pháp đôn đốc (%) =
Nợ xấu thu hồi từ biện pháp đôn đốc x 100%
Tổng nợ xấu xử lý giảm
Thu hồi từ biện
pháp tài chính (%) =
Nợ xấu thu hồi từ các biện pháp tài chính x 100%
Tổng nợ xấu xử lý giảm
Thu hồi từ biện pháp xử lý TSBĐ
(%)
=
Nợ xấu thu hồi từ biện pháp xử lý TSBĐ x 100%
Tổng nợ xấu xử lý giảm
Thu hồi từ biện
pháp khởi kiện (%) = Nợ xấu thu hồi từ biện pháp khởi kiện x 100%
Tổng nợ xấu xử lý giảm
Thu hồi từ nguồn dự phòng rủi ro
(%)
=
Nợ xấu được XLRR x 100%
Tổng nợ xấu xử lý giảm
Thu hồi từ khởi
kiện (%) =
Nợ xấu thu hồi qua khởi kiện x 100%
Tổng nợ xấu xử lý giảm - Chi phí cho công tác xử lý nợ xấu
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ cho công tác xử lý nợ xấu. Chỉ tiêu này càng thấp thể hiện chi phí cho công tác XLNX càng ít và công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao. Ngược lại chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho công tác XLNX càng nhiều và công tác XLNX không hiệu quả. Các phương thức xử lý thu hồi nợ được xem là ít tốn kém chi phí
như: thu nợ trực tiếp, thỏa thuận tự khách hàng bán tài sản,... Còn các phương thức xử lý thông qua cơ quan pháp luật, XLRR,... thông thường có chi phí cao hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận.