Kiến nghị với Chính quyền và một số Cơ quan ban ngành tại địa phương

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG

3.3.3. Kiến nghị với Chính quyền và một số Cơ quan ban ngành tại địa phương

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và những tài sản liên quan tới đất để tạo cơ chế, thủ tục thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Đối với những tài sản là quyền sử dụng đất mà tài liệu gốc có từ những năm trước chỉ là các quyết định giao đất và đến nay chưa thể hoàn thiện được thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có cơ chế cụ thể để ngân hàng có được cơ sở pháp lý để

tiến hành mua bán tài sản đó trên thị trường, cải tạo cho thuê hoặc xử lý như các tài sản có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định...

- Đối với Tòa án nhân dân tỉnh

Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cần có hệ thống dữ liệu cho phép các tổ chức tín dụng trích xuất, tra cứu thông tin về hiện trạng tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết, để biết tài sản có tranh chấp, vướng mắc gì hay không, trong khi chưa có hướng dẫn áp dụng cụ thể, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, giúp Chi nhánh giảm bớt khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42...

Tòa án nhân dân tỉnh thường xuyên bám sát hồ sơ, xây dựng kế hoạch chi tiết để giải quyết các vụ việc, nhất là các vụ việc còn tồn đọng, kéo dài. Chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, Chi nhánh và ban, ngành có liên quan tại địa phương, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải quyết kịp thời các vụ kiện phát sinh hàng năm của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, tác giả đã đề xuất các giải pháp tăng cường xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang. Các giải pháp đó bao gồm: (1) Hoàn thiện các chính sách, cơ chế trong hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang; (2) Chủ động nguồn tài chính trong hoạt động xử lý nợ xấu; (3) Nâng cao trình độ năng lực của nguồn nhân lực xử lý nợ xấu; (4) Các giải pháp khác. Để các giải pháp thực hiện có hiệu quả, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với LPB chi nhánh Hội sở, NHNN và Chính phủ.

KẾT LUẬN

Nợ xấu cao trong các tổ chức tín dụng là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với mỗi quốc gia. Đây là hệ quả của những yếu kém về quản lý, điều hành trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, nợ xấu cao sẽ là vật kìm hãm, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế và tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. Trước tình trạng nợ xấu đang ở mức khá cao trong hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua, ngành ngân hàng đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ xấu, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn. Do đó, đề tài nghiên cứu về xử lý nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang là rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại.

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về nợ xấu, xử lý nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu. Đồng thời tác giả cũng đã xây dựng được các tiêu chí để đánh giá kết quả xử lý nợ xấu. Trên cơ sở lý thuyết được xây dựng, bằng những số liệu thực tế, tác giả đã phân tích thực trạng xử lý nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2017 – 2021. Bằng những số liệu thực tế, nguyên nhân dẫn đến những thành công cũng như những mặt còn hạn chế của LPB chi nhánh Hà Giang giai đã được làm rõ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu tại Chi nhánh đến năm 2025.

Quá trình nghiên cứu luận văn có nhiều khó khăn do có sự thay đổi về các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các văn bản của LPB. Tuy nhiên, nội dung của luận văn cũng đã cố gắng chuyển tải những vấn đề cơ bản nhất trong việc hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang. Em Kính mong được các Quý thầy cô góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vi Quang Được (2021), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc II. Luận văn thạc sĩ, Học viện ngân hàng.

2. Phan Thị Thu Hà (2013). Quản trị ngân hàng thương mại. Tp.HCM:

NXB Giao thông vận tải.

3. Nguyễn Thị Huyền (2021), Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Tùng Kiên (2019), Xử lý nợ xấu theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học và xã hội.

5. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017.

6. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018.

7. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019.

8. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020.

9. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Giang (2021), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021.

10. Ngân hàng Nhà nước (2014), Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ban hành về quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ ch c tín dụng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Quyết định Số: 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014, qui định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ ch c tín dụng

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư 39/2016/TT-NHNN

ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ ch c tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

13. Ngân hàng Nhà nước (2021), Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng

14. Nguyễn Đăng Dờn (2012). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. TP. HCM: NXB ĐH Kinh tế TP.HCM

15. Nguyễn Minh Kiều (2012). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.

Đại học mở TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: NXB Tài chính 16. Peter S. Rose (2001). Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật các tổ ch c tín dụng (2012), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ ch c tín dụng (2017), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

19. Nguyễn Quyết (2017), Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân

20. Nguyễn Thị Tường Vi (2019), Giải pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 7 – Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

21. Vương Hồng Trung (2020), Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)