Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2021

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2021

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng, làm cơ sở cho những hoạt động khác của ngân hàng. Xác định rõ mục tiêu đó, LienVietPostBank Hà Giang luôn coi việc đầu tư khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình. Đánh giá chung trong giai đoạn 2017 – 2021, hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh có nhiều khởi sắc. Theo đó, nguồn vốn huy động có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2017, vốn huy động đạt 1.016 tỷ đồng. Đến năm 2020, nguồn vốn huy động đạt 1.460,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2017 – 2020 đạt 13,11%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, đến năm 2021, nguồn vốn huy động lại có xu hướng sụt giảm đáng kể xuống còn 1.381,7 tỷ đồng, tốc độ giảm là 5,41%. Nguyên nhân chính là do mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường là rất thấp cùng với đó có nhiều kênh hấp dẫn hơn thu hút dòng tiền như chứng khoán, bất động sản.

Giám đốc

Phòng khách hàng

Phòng Kế toán -

Ngân quỹ Phòng Giám sát

hoạt động Các phòng giao dịch Phó giám đốc Phó giám đốc

Trung tâm giám sát kinh doanh và xử lý nợ

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Hình 2.2. Nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 - 2021 Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy, nguồn vốn huy động đang tập trung chủ yếu vào nguồn vốn huy động có kỳ hạn và dịch chuyển dịch dần sang các nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng và giảm tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn.

Đơn vị: %

Hình 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 - 2021

1,016.36 1,056.02

1295.64

1460.73

1381.65

3.90

22.69

12.74

-5.41

(10.00) (5.00) - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

- 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 1,600.00

2017 2018 2019 2020 2021

Tổng nguồn vốn huy động (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

- 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00

2017 2018 2019 2020 2021

29.00 33.94 10.90

13.98 4.22

37.30 40.93 30.11

30.92 27.56

33.70 25.14 58.99

55.10 68.22

Không kỳ hạn Có kỳ hạn dưới 12 tháng Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Cụ thể, năm 2017, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là 29%. Đến năm 2021, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng 4,22%. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có tỷ trọng gia tăng từ 33,7% (năm 2017) lên 68,22% (năm 2021). Với sự gia tăng về nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng giúp cho chi nhánh có nguồn vốn huy động ổn định, tuy nhiên chi phí huy động thường cao hơn.

Hiện nay, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt là năm 2021, tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư lên tới 97,76%.

Đơn vị: %

Hình 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 - 2021 Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư tăng chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. So với mặt bằng chung thì ta thấy lãi suất huy động ở LPB Hà Giang cao hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do vậy kết quả huy động được nguồn của chi nhánh đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng.

2.1.3.2. Hoạt đông tín dụng

Mặc dù là một trong những ngân hàng thành lập sau trên địa bàn nhưng LPB Hà Giang đã luôn chú trọng đến phát triển hoạt động tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn tín dụng sử dụng có hiệu quả thu hồi đầy đủ

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2017

2018 2019 2020 2021

65.01 70.06

90.03 86.77

97.76

34.99 29.94

9.97 13.23

2.24

Dân cư Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

gốc và lãi. Tại LienVietPostBank Hà Giang, hoạt động tín dụng luôn được đơn vị quan tâm, không ngừng phát triển ổn định. Theo đó, dư nợ tín dụng đã gia tăng mở rộng quy mô trong giai đoạn này.

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Hình 2.5. Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 - 2021 Số liệu trong Hình 2.5 cho thấy, năm 2017, dư nợ tín dụng tại LPB Hà Giang chỉ đạt 732 tỷ đồng. Đến năm 2021, dư nợ tín dụng tại chi nhánh đã gia tăng mạnh mẽ và đạt 1.738 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh và đạt trung bình là 26%/năm. Đặc biệt năm 2020 một năm gặp rất nhiều khó khăn bởi những chính sách phong tỏa, cách ly đã khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cũng bị đình trệ. Điều này khiến cho nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn để vượt qua giai đoạn của bệnh dịch và những hỗ trợ của LPB Hà Giang trong việc hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn này.

Xét về cơ cấu dư nợ cho thấy, dư nợ ngắn hạn đang có xu hướng gia tăng về mặt tỷ trọng. Cụ thể, năm 2017, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn chỉ đạt 4,02%. Đến năm 2021, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên 26,52%. Sự gia tăng về tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đột biến vào các năm 2020, 2021. Đây là một trong những kết quả do tác động của Đại dịch Covid. Các nguồn vốn cho vay ngắn hạn tăng lên để hỗ trợ các khách hàng

732

887 985

1,657 1,738

21.22

11.04

68.22

4.89 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00

0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000

2017 2018 2019 2020 2021

Tổng dư nợ (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

gặp khó khăn do đại dịch. Tỷ trọng dư nợ tín dụng dài hạn cũng gia tăng đáng kể từ 30,62% (năm 2017) lên 55,98% (năm 2021). Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung hạn lại giảm mạnh từ 65,36% (năm 2017) xuống còn 17,49 (năm 2021).

Đơn vị: %

Hình 2.6. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn tại LPB chi nhánh Hà Giang Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 - 2021 Xét về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng thì hiện nay KHCN là khách hàng chủ đạo được LPB Hà Giang hướng đến. Tỷ trọng cho vay đối với KHCN liên tục gia tăng trong giai đoạn này từ 42,46% (năm 2017) tăng lên 81,47% (năm 2021). Trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với KHDN chiếm tỷ trọng thấp.

Đơn vị: %

Hình 2.7. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo chủ thể kinh tế tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 - 2021

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2017

2018 2019 2020 2021

4.02 4.93 4.57

24.32 26.52

65.36 53.29 41.52

19.13 17.49

30.62 41.78 53.91 56.55

55.98

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2017

2018 2019 2020 2021

89.36 92.92 93.33 94.19 82.58

10.64 7.08 6.67 5.81 17.42

KHCN Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

2.1.3.3. Tình hình kết quả kinh doanh

Trong giai đoạn 2017 – 2021 là giai đoạn nhiều khó khăn và thách thức đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD tăng cao, lạm phát, lãi suất thả nổi cùng với đó là những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Mặc dù vậy, trong năm qua LienVietPostBank Hà Giang đã tập trung mọi nguồn lực, đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng thu nhập, cắt giảm những khoản chi phí chưa cần thiết, tăng cường mở rộng quy mô tín dụng để ổn định hoạt động kinh doanh của mình. Lợi nhuận liên tục gia tăng trong giai đoạn này từ 14,56 tỷ đồng (năm 2017) tăng lên 54,48 tỷ đồng (năm 2021).

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của LPB chi nhánh Hà Giang

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng thu nhập từ lãi Tỷ đồng 162,32 178,65 174,97 256 342,14 Tổng thu nhập ngoài lãi Tỷ đồng 10,54 11,6 14,21 12,01 16,82 Tổng chi phí Tỷ đồng 158,3 165,6 169,95 247,31 304,48 Lợi nhuận Tỷ đồng 14,56 24,65 19,23 20,69 54,48

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 – 2021 Nhìn chung giai đoạn năm 2017-2021, LPB Hà Giang hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn về cả chất và cả lượng. Kết quả trên đạt được là nhờ sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của cả tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo chi nhánh đã hoạch định và thực thi chính sách huy động vốn và sử dụng vốn đúng đắn, phù hợp với bối cảnh thực tế của thị trường, với tình hình cạnh tranh, với mức sống và thu nhập của người dân, cũng như phù hợp với thế mạnh kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)