Các biện pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 49 - 62)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG

2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

2.2.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

Căn cứ vào QĐ số 11725/2020/QT-LienVietPostBank ngày 24/9/2020 của Hội đồng Quản trị về việc ban hành “Quy trình xử lý nợ cần xử lý”; các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được đưa ra để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể như sau:

2.2.2.1. Biện pháp đôn đốc

- Nội dung: Là biện pháp thu hồi nợ bằng các hình thức, phương pháp phi tố

tụng như nhắc nhở, đôn đốc KH trả nợ thông qua công văn, điện thoại, thư điện tử, tin nhắn, trao đổi trực tiếp để thỏa thuận với KH về kế hoạch, thời gian, phương thức trả nợ.

- Trường hợp áp dụng:

KH có thiện chí trả nợ, thể hiện bằng việc KH không né tránh tiếp xúc với Ngân hàng, có thái độ hợp tác với cán bộ của Ngân hàng, cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, tin cậy về khoản nợ cũng như nguồn trả nợ. KH có cam kết bằng văn bản và thực hiện đúng cam kết;

KH có khả năng trả nợ, thể hiện bằng việc KH có nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên đủ để trả nợ hoặc chỉ tạm thời khó khăn trong thời gian ngắn (với điều kiện phải có căn cứ chứng minh);

TSBĐ (nếu có) không bị giảm sút giá trị, không bị tranh chấp, thủ tục nhận thế chấp, cầm cố hợp pháp;

KH là cá nhân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự/khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, không bị chết, không bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích.

Trường hợp KH là tổ chức thì tổ chức đó không có nguy cơ ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, người điều hành tổ chức không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự/khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, không bị chết, không bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích;

KH không có dấu hiệu bỏ trốn, đi khỏi nơi cư trú, che giấu nơi cư trú, nghỉ việc, tẩu tán tài sản, thay đổi hiện trạng TSBĐ theo hướng hủy hoại.

- Hình thức thực hiện biện pháp đôn đốc

+ Gửi văn bản thông báo nợ quá hạn, thông báo yêu cầu trả nợ, thông báo thu hồi nợ tới KH/Bên bảo đảm có kèm theo xác nhận của KH/Bên bảo đảm đã nhận được văn bản hoặc gửi theo đường bưu điện có báo phát;

+ Làm việc trực tiếp và lập Biên bản làm việc với KH/Bên bảo đảm để đôn đốc thu nợ

+ Gọi điện thoại (có thể ghi âm lại nếu có điều kiện);

+ Gửi thư điện tử hoặc tin nhắn cho KH/Bên bảo đảm - Quy trình thực hiện biện pháp đôn đốc:

Hình 2.8. Quy trình thực hiện biện pháp đôn đốc tại LPB chi nhánh Hà Giang Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 - 2021 - Kết quả thực hiện tại LPB chi nhánh Hà Giang

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.9. Dƣ nợ xấu đƣợc thu hồi thông qua biện pháp đôn đốc tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 - 2021 B1: Nghiên cứu hồ sơ và thực

hiện biện pháp đôn đốc B2: Đề xuất phương án thu hồi nợ

B3: Kiểm soát nội dung đề xuất

B4: Phê duyệt

B5: Thực hiện phương án thu

hồi nợ theo phê duyệt B6: Lưu hồ sơ xử lý nợ

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

2017 2018 2019 2020 2021

1.56

2.86 3

2.86

1.48

Tại LPB chi nhánh Hà Giang, biện pháp đôn đốc được áp dụng từ ngày khoản vay chuyển sang nợ quá hạn đến ngày thứ 90. Trong giai đoạn 2017 – 2021, biện pháp này là biện pháp phổ biến được thực hiện để thu hồi và xử lý nợ xấu và đã mang lại những kết quả tích cực. Dư nợ xấu được thu hồi thông qua biện pháp đôn đốc trong giai đoạn 2017 – 2021 là 11,76 tỷ đồng.

Số liệu thống kê trong hình 2.9 cho thấy, dư nợ xấu được thu hồi bằng biện pháp đôn đốc có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017 – 2019 từ 1,56 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, biện pháp này chưa thể hiện được sự hiệu quả trong việc thu hồi nợ trong năm 2020 – 2021 với dư nợ xấu được thu hồi có xu hướng giảm từ 2,86 tỷ đồng xuống 1,48 tỷ đồng.

Năm 2016, LPB đã thực hiện thành công việc chuyển đổi hệ thống CoreBanking Flexcube 12.1 hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay và cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam sử dụng Corebanking này Phiên bản mới của sản phẩm không chỉ dựa trên các thông tin chính thức từ hệ thống nội bộ, mà còn có khả năng liên kết và tích hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), cơ quan thuế, báo cáo tài chính của khách hàng. Đồng thời, Hệ thống này còn có thể thu thập thông tin phi cấu trúc từ mạng xã hội, từ các website uy tín… để từ đó có được thông tin đầy đủ về khách hàng. Một trong những ứng dụng của hệ thống này là khả năng cảnh báo sớm rủi ro đối với các khoản vay có vấn đề và hệ thống nhắn tin nhắc nợ khách hàng. Nhờ vậy mà biện pháp đôn đốc khách hàng hàng trả nợ vẫn đang là biện pháp có hiệu quả nhất tại LPB.

2.2.2.2. Biện pháp tài chính

* Biện pháp thay đổi trật tự thu nợ

- Nội dung biện pháp: Là việc Ngân hàng đồng ý cho phép KH thay đổi thứ tự ưu tiên trả nợ gốc, lãi tiền vay so với quy định của Ngân hàng hoặc so với hợp đồng cấp tín dụng, trừ trường hợp Pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp áp dụng

Áp dụng đối với KH có thiện chí hợp tác với Ngân hàng nhưng tình hình tài chính/nguồn thu/dòng tiền gặp khó khăn mà không đủ để trả nợ đầy đủ các nghĩa vụ

cho Ngân hàng theo thứ tự trả nợ như quy định của Ngân hàng/Pháp luật hoặc so với hợp đồng cấp tín dụng và Đơn vị XLN đánh giá KH có khả năng hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh liên quan nếu KH được thay đổi thứ tự ưu tiên trả nợ.

* Biện pháp cơ cấu thời gian trả nợ

Nội dung biện pháp: Là việc Ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay theo các phương thức sau:

KH không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay do tình hình tài chính/nguồn thu/dòng tiền gặp khó khăn tạm thời, hoàn toàn có thiện chí hợp tác với Ngân hàng và được ĐVKD/Đơn vị XLN đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh; thời hạn cho vay không thay đổi.

KH không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ do tình hình tài chính/nguồn thu/dòng tiền gặp khó khăn tạm thời, hoàn toàn có thiện chí hợp tác.

Việc cơ cấu thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ.

* Biện pháp tạm dừng thời gian tính lãi

Nội dung biện pháp: Là biện pháp Ngân hàng không tính lãi đối với khoản nợ trong một thời gian nhất định.

Trường hợp áp dụng: Đối với các KH được đánh giá là có khả năng trả nợ nếu KH được tạm dừng tính lãi trong một thời gian nhất định.

* Biện pháp miễn giảm lãi

Nội dung biện pháp: Ngân hàng không thu một phần hay toàn bộ số tiền lãi, tiền phí KH còn nợ Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định

Trường hợp áp dụng:

Đối với các KH được đánh giá là có khả năng trả nợ nếu KH được

miễn/giảm lãi phải trả trong một thời gian nhất định.

Đối với Bên bảo đảm có phương án trả nợ thay khả thi, có cam kết trả nợ rõ ràng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh/trả nợ thay.

* Biện pháp thay đổi và/hoặc bổ sung Tài sản bảo đảm

Nội dung biện pháp: Là việc Ngân hàng đồng ý cho KH thay TSBĐ hiện hữu bằng một tài sản khác và/hoặc yêu cầu bổ sung tài sản để đảm bảo cho khoản nợ.

Trường hợp áp dụng: Đối với các KH mà Ngân hàng đánh giá là giá trị TSBĐ hiện tại không đủ đảm bảo cho nghĩa vụ nợ của KH hoặc đánh giá TSBĐ không có tính thanh khoản, gây khó khăn, thiệt hại cho Ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ sau này.

* Biện pháp cho vay duy trì hoạt động

Nội dung biện pháp: Là việc Ngân hàng cho vay trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án/dự án đầu tư của KH đang gặp khó khăn tạm thời, ảnh hưởng đến việc thu nợ. Ngân hàng xem xét phê duyệt trên cơ sở phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả của KH, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính để từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh để tạo nguồn thu trả nợ Ngân hàng.

Trường hợp áp dụng: KH được đánh giá là có phương án kinh doanh khả thi, có thể mang lại lợi nhuận sau khi đi vào hoạt động, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.

Kết quả xử lý theo biện pháp tài chính cho thấy, đối với các biện pháp tài chính thì hiện nay 2 biện pháp chính được sử dụng chủ yếu là biện pháp thay đổi trật tự thu nợ và biện pháp cơ cấu thời gian trả nợ là những biện pháp được áp dụng chủ yếu để thu hồi nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang.

Bảng 2.6. Kết quả thu hồi nợ xấu theo các biện pháp tài chính tại LPB chi nhánh Hà Giang

Đơn vị: Tỷ đồng

Biện pháp tài chính 2017 2018 2019 2020 2021

Biện pháp thay đổi trật tự thu nợ 0,36 0,18 0,45 0,86 0,42 Biện pháp cơ cấu thời gian trả nợ 0,46 0,51 0,53 0,63 0,38 Biện pháp tạm dừng thời gian tính lãi 0 0 0 0,44

Biện pháp miễn giảm lãi 0 0,06 0 0 0,5

Biện pháp thay đổi và/hoặc bổ sung

Tài sản bảo đảm 0 0 0 0 0

Biện pháp cho vay duy trì hoạt động 0 0 0 0 0

Tổng 0,82 0,75 0,98 1,49 1,74

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 - 2021 2.2.2.3. Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm

- Nội dung biện pháp:

KH/Bên bảo đảm có nghĩa vụ giao TSBĐ cho Ngân hàng để xử lý trong các trường hợp: đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà KH không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; KH phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Trường hợp KH/Bên bảo đảm không giao tài sản thì Ngân hàng có quyền thu giữ theo quy định của pháp luật và/hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc thực hiện quy định về bàn giao/thu giữ tài sản bảo đảm thực hiện theo Quy trình và các văn bản liên quan.

Quy trình thu thu giữ TSBĐ

Hình 2.10. Quy trình thu giữ TSBĐ tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2021 Yêu cầu bàn giao/thu giữ tài sản

Trong quá trình xử lý khoản nợ, nếu KH không hợp tác trả nợ, thường xuyên vi phạm cam kết hoặc chuyên viên KH được phân công phụ trách khoản nợ nhận thấy KH không còn nguồn thu nào để trả nợ ngoài việc xử lý, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ thì chuyên viên KH phải lập báo cáo về kế hoạch thu giữ TSBĐ và gửi cho Trưởng Ban XLN để xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Khối PC&QLRR.

Nếu hết thời hạn thông báo mà khoản vay không được thanh toán, chuyên B1: Nghiên

cứu điều kiện thu giữ TSBĐ

B2: Lập tờ trình đề xuất biện pháp thu

giữ TSBĐ

B3: Kiểm soát

tờ trình B4: Phê duyệt

B5: Soạn thảo các văn bản liên quan đến

việc thu giữ TSBĐ B6: Kiểm soát

văn bản B7: Phê duyệt

B8: Gửi, niêm yết văn bản và

công khai thông tin thu

giữ TSBĐ

B9: Họp bàn kế hoạch thu giữ TSBĐ

B10: Tổ chức thu giữ TSBĐ

B11: Quản lý TSBĐ đã thu

giữ

B12: Đề xuất biện pháp khai thác hoặc xử lý

TSBĐ

B13: Kiểm soát phương án xử

lý nợ B14: Phê duyệt

B15: Triển khai phương án được phê duyệt B16: Lưu hồ sơ

XLN

viên XLN lập biên bản bàn giao/thu giữ TSBĐ giữa Ngân hàng, Khách hàng, Bên bảo đảm và các bên liên quan.

Quản lý tài sản sau khi bàn giao

Sau khi tiến hành bàn giao/thu giữ nếu tài sản là bất động sản, ĐVKD phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hiện trạng của tài sản; nếu tài sản là động sản (ô tô, tàu, thuyền, hàng hoá…), ĐVKD phải chuyển tài sản về địa điểm an toàn do Ngân hàng quản lý hoặc thuê Đơn vị độc lập có chức năng để trông giữ tài sản.

Nếu tài sản được gửi tại Đơn vị trực thuộc Ngân hàng, phải có biên bản ghi nhận việc bản giao tài sản giữa ĐVKD và Đơn vị trông giữ. Nếu tài sản được gửi tại Đơn vị độc lập, phải có Hợp đồng gửi, giữ tài sản với Bên trông giữ. Trường hợp vì lý do khách quan chưa thể ký được Hợp đồng với Bên trông giữ, ĐVKD phải xin ý kiến chấp thuận của Tổng Giám đốc trước khi thực hiện việc gửi tài sản mà chưa ký Hợp đồng gửi, giữ.

Sau thời điểm bàn giao/thu giữ, ĐVKD có thể trình cấp có thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng hoặc ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ 3 khai thác, sử dụng theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Toàn bộ lợi tức, hoa hồng phát sinh phải được hạch toán riêng, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ của Ngân hàng.

Xử lý tài sản sau khi thu giữ

Sau khi Ngân hàng nhận bàn giao/thu giữ tài sản mà:

KH/Bên bảo đảm đồng ý trả nợ cho Ngân hàng với số tiền và đúng thời hạn theo thông báo của Ngân hàng, ĐVKD hướng dẫn KH/Bên bảo đảm nộp tiền thanh toán các nghĩa vụ nợ quá hạn và bàn giao lại tài sản đã nhận bàn giao/thu giữ cho khách hàng. ĐVKD phải lập Biên bản để ghi nhận việc Ngân hàng trả lại tài sản cho KH/Bên bảo đảm.

KH/Bên bảo đảm vẫn không trả nợ, ĐVKD lập văn bản thông báo về việc xử lý tài sản, sau đó ĐVKD lập Tờ trình gửi cấp có thẩm quyền của Ngân hàng phê duyệt việc lựa chọn đơn vị định giá. Sau khi có phê duyệt của cấp có thẩm

quyền, ĐVKD tiến hành ký hợp đồng với đơn vị định giá độc lập và tiến hành phối hợp định giá tài sản. Sau khi có chứng thư định giá, xác định được giá khởi điểm, để tiến hành bán đấu giá tài sản.

Số tiền có được từ việc bán tài sản, sau khi trừ các khoản thuế và các chi phí liên quan, sẽ được sử dụng để thu hồi khoản nợ của khách hàng, nếu còn thiếu ĐVKD thông báo yêu cầu KH tiếp tục trả nợ; nếu thừa, ĐVKD thông báo để KH/Bên bảo đảm đến nhận lại

- Kết quả thực hiện tại LPB chi nhánh Hà Giang

Biện pháp xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp được thực hiện thường xuyên tại chi nhánh để thu hồi nợ xấu. Trên thực tế, việc xử lý tài sản đảm bảo là một trong những biện pháp quan trọng để thu hồi nợ xấu của Chi nhánh và làm giảm bớt được thiệt hại do tỷ lệ nợ xấu gây ra. Trong giai đoạn 2017 – 2021, tổng dư nợ xấu được thu hồi từ biện pháp xử lý tài sản bảo đảm là 2,05 tỷ đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 2.9.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.11. Kết quả thực hiện biện pháp xử lý tài sản đảm bảo tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 – 2021 2.2.2.5 Biện pháp khởi kiện

Nội dung biện pháp:

Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt biện pháp thu hồi nợ thông qua cơ quan pháp luật, chuyên viên KH chuẩn bị hồ sơ thực hiện biện pháp thu hồi nợ.

Đồng thời gửi Thông báo về việc khởi kiện cho KH/Bên bảo đảm.

Sau khi Bản án hoặc Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà Khách hàng và các Bên bảo đảm (bảo lãnh) vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ĐVKD đề nghị Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành Bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Trong các năm 2017, 2018, LPB chi nhánh Hà Giang không sử dụng đến biện pháp khởi kiện. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 2019 – 2021, biện pháp khởi kiện được sử dụng thường xuyên với 3 vụ khởi kiện và nợ xấu được thu hồi về là 2,06 tỷ đồng.

Quy trình tố tụng dân sự

Các bước trong quy trình được thể hiện qua Hình

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6

2017 2018 2019 2020 2021

0.36

0.42

0.292

0.408

0.57

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)