Kết quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG

2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

2.2.3. Kết quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang

- Tỷ lệ nợ xấu xử lý đƣợc

Trong giai đoạn 2017 – 2021, tỷ lệ nợ xấu được thu hồi tại LPB chi nhánh Hà Giang luôn đạt được ở mức từ 31,82% đến 42,09%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu thu hồi năm 2017 đạt 37,10%. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu thu hồi đã tăng lên và đạt 40,86%. Năm 2019, 2020, tỷ lệ nợ xấu được thu hồi tiếp tục gia tăng và đạt lần lượt là 41,26% và 42,09%. Tuy nhiên, đến năm 2021, tỷ lệ nợ xấu được thu hồi có xu hướng sụt giảm mạnh xuống còn 31,82%. Nguyên nhân chính là do những tác động của dịch bệnh đến khả năng chi trả nợ của khách hàng, nợ xấu phát sinh tăng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn này. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ xấu đƣợc thu hồi tại LPB chi nhánh Hà Giang

Tiêu chí ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021

Dư nợ xấu đầu kỳ Tỷ đồng 7,156 5,812 6,549 7,283 8,980 Nợ xấu phát sinh tăng Tỷ đồng 2,084 5,262 5,856 8,225 11,150 Nợ xấu phát sinh giảm Tỷ đồng 3,428 4,525 5,122 6,528 6,405 Dư nợ xấu cuối kỳ Tỷ đồng 5,812 6,549 7,283 8,980 13,725 Tỷ lệ nợ xấu được xử lý % 37,10 40,86 41,29 42,09 31,82

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 - 2021 Tỷ lệ nợ xấu thu hồi được đánh giá ở mức thấp, thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu được thu hồi của cả hệ thống LPB (tỷ lệ nợ xấu thu hồi đạt trên 50%) và thấp hơn so với một số chi nhánh NHTM khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Điều này cho thấy, công tác thu hồi nợ xấu và kết quả thu hồi nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi LPB chi nhánh Hà Giang cần tích cực và nỗ lực hơn nữa để gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Đơn vị: %

Hình 2.14. Tỷ lệ thu hồi nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang so với một so với một số chi nhánh NHTM khác trên địa bàn

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022 - Cơ cấu thu hồi nợ xấu theo các biện pháp xử lý

Số liệu phân tích cho thấy, hiện nay LPB chi nhánh Hà Giang cho thấy được nợ xấu thu hồi theo biện pháp đôn đốc chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là biện pháp có mức độ nhẹ nhất trên cơ sở động viên khách hàng trả nợ để chuyển nhóm nợ. Số liệu thống kê cho thấy, dư nợ xấu được thu hồi về theo biện pháp này chiếm tỷ trọng từ 23,11% đến 63,2% trong giai đoạn 2017 – 2021. Biện pháp tài chính cũng là biện pháp thu hồi nợ xấu được LPB chi nhánh Hà Giang sử dụng với tỷ trọng chiếm từ 16,57% đến 27,17%. Biện pháp thu hồi nợ từ xử lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cũng được sử dụng phổ biến với tỷ trọng thu hồi nợ đạt từ 0% (năm 2019) đến 34,27%. Đặc biệt năm 2021, tỷ lệ nợ xấu được thu hồi từ biện pháp thu hồi nợ từ xử lý QRRTD chiếm tỷ trọng rất cao là 34,27%. Trong khi đó biện pháp thu hồi nợ đặc biệt không được sử dụng đến tại LPB chi nhánh Hà Giang. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 2.12

2017 2018 2019 2020 2021

LPB chi nhánh Hà Giang 37.10 40.86 41.29 42.09 31.82

Hệ thống LPB 51.6 52.8 55.3 60.2 50.7

BIDV Hà Giang 48.2 52.3 55.6 61.3 60.5

VietinBank Hà Giang 42.5 47.1 48.6 42.2 52.4

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

Đơn vị: %

Hình 2.15. Cơ cấu nợ xấu đƣợc thu hồi theo các biện pháp xử lý tại LPB chi nhánh Hà Giang

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 - 2021 - Chi phí xử lý nợ xấu

Bảng 2.8. Chi phí xử lý nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang

Tiêu chí 2017 2018 2019 2020 2021

Chi phí xử lý nợ xấu 0,733 0,533 0,097 1,684 2,987

- Chi phí khởi kiện 0 0 0,056 0,65 0,71

- Chi phí xử lý từ quỹ dự

phòng RRTD 0,688 0,495 0 0,98 2,195

- Chi phí khác 0,045 0,038 0,041 0,054 0,082

Tỷ lệ chi phí xử lý nợ xấu trong tổng nợ xấu thu hồi được (%)

21,38 11,78 1,89 25,80 46,64

Nguồn: LPB chi nhánh Hà Giang, 2017 - 2021 Chi phí xử lý nợ xấu được hiểu là các khoản chi phí được chi ra để xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung vào các khoản chi phí liên quan đến khởi kiện, dùng thu lãi, chi phí thanh lý tài sản

- 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00

2017 2018 2019 2020 2021

45.51 63.20 58.57 43.81 23.11

23.92

16.57 19.13 22.82

27.17

10.50 9.28 5.70 6.25

8.90

- - 16.60 12.10

6.56

20.07 10.94

- 15.01 34.27

- - - - -

Biện pháp đôn đốc Biện pháp tài chính Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm Biện pháp khởi kiện Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro Các biện pháp thu hồi nợ đặc biệt

đảm bảo (những khoản mục do ngân hàng chịu chi phí) và chi phí trích lập dự phòng RRTD. Số liệu cho thấy, tỷ lệ chi phí xử lý nợ xấu trên dư nợ xấu thu về là khá cao và có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính là do việc xử lý nợ xấu bằng việc trích lập dự phòng RRTD còn khá cao. Do đó, LPB chi nhánh Hà Giang cần xem xét để lựa chọn và thúc đẩy các biện pháp thu hồi nợ xấu đảm bảo tính phù hợp hơn.

Để làm rõ hơn về kết quả xử lý nợ xấu và quá trình thực hiện công tác xử lý nợ xấu tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ các cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia xử lý nợ xấu và có liên quan đến công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh. Tổng kích thước mẫu là 15 cán bộ nhân viên, bao gồm: 10 chuyên viên quan hệ khách hàng; 3 chuyên viên xử lý nợ (phòng Hỗ trợ hoạt động) và 2 cán bộ nhân viên thuộc Trung tâm Giám sát kinh doanh của Hội sở chính đặt tại Chi nhánh.

Mục đích khảo sát nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của các cán bộ nhân viên có liên quan đến công tác xử lý nợ xấu về công tác xử lý nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang.

Công cụ khảo sát: Bảng hỏi. Các bảng hỏi được xây dựng theo các bước cụ thể như sau: (1) Căn cứ vào nội dung của công tác xử lý nợ xấu của LPB chi nhánh Hà Giang, tác giả xây dựng phiếu khảo sát sơ bộ; (2) Trên cơ sở phiếu khảo sát sơ bộ, tác giả tiến hành thảo luận với một số chuyên gia là người có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh để chỉnh sửa bổ sung bảng hỏi phù hợp với thực tiễn tại chi nhánh; (3) Tiến hành phỏng vấn đối với các đối tượng khảo sát.

Số lượng phiếu phát ra là 15 phiếu, số lượng phiếu thu về hợp lệ là 15 phiếu.

Phương pháp khảo sát: Thực hiện khảo sát trực tiếp đối với các cán bộ nhân viên tại chi nhánh.

Các cán bộ thuộc bộ máy thu hồi nợ xấu chủ yếu là nam, chiếm tỷ lệ 60% và 40% là cán bộ nhân viên nữ. 100% cán bộ nhân viên có trình độ Đại học trở lên và có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.

Các biến số được đánh giá theo thang đo 5 mức độ:

Bảng 2.9. Ý nghĩa của điểm số các biến

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Chưa được Chấp nhận

được Tốt Rất tốt

Bảng 2.10. : Ý nghĩa của điểm số bình quân

Khoảng Ý nghĩa

4,21 - 5,00 Rất tốt

3,41 - 4,20 Tốt

2,61 - 3,40 Trung bình

1,81 - 2,60 Kém

1,0 - 1,80 Rất kém

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2022 Kết quả khảo sát cho thấy, các đối tượng được khảo sát đánh giá tốt và rất tốt các tiêu chí “Công tác chỉ đạo điều hành của Chi nhánh” (4,00/5 điểm); “Kiểm soát nợ xấu của chi nhánh những năm gần đây” (3,87/5 điểm); “Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật trong xử lý nợ” (3,93/5 điểm); “Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro” (4,13/5 điểm).; “Tuân thủ các quy định pháp luật, của ngân hàng cấp trên trong công tác XLNX “ (4,33/5 điểm) Trong khi đó, các cán bộ nhân viên đánh giá “Kém” trên các khía cạnh “Thời gian dành cho công tác XLNX của CBTD” (2,27/5 điểm). Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức Trung bình.

Bảng 2.11. Đánh giá của các cán bộ nhân viên về công tác xử lý nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang

TT Tiêu chí Số lượng người đánh giá Điểm

TB

Đánh 1 2 3 4 5 giá

1 Công tác chỉ đạo điều hành của

Chi nhánh 0 0 5 5 5 4,00 Tốt

2 Phương pháp làm việc, chất

lượng của tổ xử lý nợ 0 3 5 5 2 3,40 Trung

bình 3 Trình độ của cán bộ được phân

công XLNX 2 2 6 5 0 2,93 Trung

bình

TT Tiêu chí Số lượng người đánh giá Điểm TB

Đánh giá

1 2 3 4 5

4 Việc xây dựng phương án thu nợ

xấu tại chi nhánh 1 2 5 5 2 3,33 Trung

bình 5 Thời gian dành cho công tác

XLNX của CBTD 5 3 5 2 0 2,27 Kém

6 Kiểm soát nợ xấu của chi nhánh

những năm gần đây 0 0 6 5 4 3,87 Tốt

7 Khả năng nhận biết các khoản

nợ xấu 0 2 8 5 0 3,20 Trung

bình 8 Tổ chức phân tích, đánh giá nợ

xấu 1 2 7 2 3 3,27 Trung

bình 9 Biện pháp xử lý đa dạng, phong

phú 0 1 6 6 2 3,60 Tốt

10 Kiểm tra, giám sát tiến độ thực

hiện phương án XLNX 2 3 3 2 5 3,33 Trung

bình 11

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật trong xử lý nợ

0 0 6 4 5 3,93 Tốt

12

Tuân thủ các quy định pháp luật, của ngân hàng cấp trên trong công tác XLNX

0 0 3 4 8 4,33 Rất tốt

13 Biện pháp đôn đốc 0 2 7 4 2 3,40 Trung

bình

14 Biện pháp tài chính 0 3 6 4 2 3,33 Trung

bình 15 Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm 2 3 4 5 1 3,00 Trung

bình

16 Biện pháp khởi kiện 4 4 2 3 2 2,67 Trung

bình 17 Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro 0 0 4 5 6 4,13 Tốt

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh hà giang (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)