1.3.1. Bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số chi nhánh NHTM
1.3.1.1. Bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu của VietinBank chi nhánh Tuyên Quang Trong giai đoạn 2017 – 2021, VietinBank chi nhánh Tuyên Quang là một trong những chi nhánh NHTM có kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận trước thuế luôn đạt được trên 100 tỷ. Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh luôn kiểm soát ở mức thấp. Ngoài ra, tỷ lệ xử lý nợ xấu tại chi nhánh luôn đạt trên 60%. Những bài học được rút ra từ thành công của VietinBank Tuyên Quang như sau:
Thứ nhất, chi nhánh phân nhóm các khoản nợ xấu theo tình trạng nợ để xây dựng phương án xử lý hữu hiệu. Để xử lý nợ xấu theo đúng nguồn gốc và khả năng
thực tế của từng khoản nợ. Chi nhánh thực hiện phân loại nợ xấu thành 3 loại chủ yếu: (i) Loại 1: Nợ xấu không có khả năng thu hồi, không có tài sản bảo đảm, phát sinh nợ xấu do nguyên nhân khách quan; (2) Loại 2: Nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng, ngân hàng phải kiên quyết thu hồi; (3) Loại 3: Là các loại nợ đã quá hạn trả, khách nợ còn hoạt động, loại này trước hết cần đôn đốc, chỉ đạo, thu hồi, đồng thời phải phân biệt rõ và quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân liên quan để đảm bảo thu ngay, thu hết cả gốc và lãi. Trên cơ sở phân loại từng nhóm nợ xấu để có phướng án đầy đủ để thu hồi nợ xấu.
Thứ hai, Chi nhánh thực hiện giám sát công tác xử lý nợ xấu rất chặt chẽ: chi nhánh thường xuyên duy trì việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động cho vay.
Thứ ba, Chi nhánh thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác xử lý nợ xấu.
1.3.1.2. Bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu của BIDV chi nhánh Hà Giang
BIDV chi nhánh Hà Giang là một trong những chi nhánh lớn trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2017 – 2021, Chi nhánh đã có những thành công lớn trong công tác quản trị RRTD và xử lý nợ xấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn đạt được kiểm soát dưới 1%. Tỷ lệ nợ xấu được xử lý luôn đạt được trên 50% trong giai đoạn này. Điều này đã giúp cho BIDV chi nhánh Hà Giang có năng lực cạnh tranh tốt và là ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt trên địa bàn tỉnh. Để đạt được những công này là sự cố gắng phấn đấu của cả Chi nhánh trong hoạt động xử lý nợ xấu. Cụ thể như sau:
- Chi nhánh luôn xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu cho hàng năm và hàng quý. Bản kế hoạch rất chi tiết cho từng nhóm nợ xấu và từng biện pháp để thực hiện được kế hoạch.
- Chi nhánh xây dựng bộ phận chuyên trách nhằm xử lý nợ xấu. Đội ngũ cán
bộ trong bộ phận này là những người có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ xấu, có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt trong công việc.
- Chi nhánh luôn thực hiện trích lập dự phòng RRTD đầy đủ và chính xác để chủ động trong nguồn tài chính.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho LPB Hà Giang
Từ bài học kinh nghiệp của VietinBank chi nhánh Tuyên Quang và BIDV chi nhánh Hà Giang, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho LPB chi nhánh Hà Giang như sau:
Thứ nhất, LPB chi nhánh Hà Giang cần phải xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu theo quý, phân loại nhóm nợ xấu để có phương án xử lý phù hợp.
Thứ hai, LPB chi nhánh Hà Giang cần xây dựng bộ phận chuyên trách nhằm xử lý nợ xấu với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Thứ ba, LPB chi nhánh Hà Giang cần chủ động về nguồn tài chính trong việc xử lý rủi ro.
Thứu tư, LPB chi nhánh Hà Giang cần tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về nợ xấu và xử lý nợ xấu. Quan điểm của tác giả về xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công cụ phổ biến như: đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ, bán nợ, phong tỏa tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế chấp, gán nợ, yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới, hoặc xử lý từ DPXLRR, sử dụng quỹ dự phòng tài chính và các biện pháp xử lý nợ xấu khác. Tác giả đã đưa ra được các biện pháp xử lý nợ xấu và các tiêu chí đánh giá nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM. Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của VietinBank chi nhánh Tuyên Quang và BIDV chi nhánh Hà Giang, tác giả đã đưa ra các bài học kinh nghiệm cho LPB chi nhánh Hà Giang.