CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HÀ GIANG
2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà Giang
2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hà
Trong những năm qua, LPB nói chung và LPB chi nhánh Hà Giang nói riêng
đã không ngừng nỗ lực để phát triển mở rộng quy mô dư nợ tín dụng cùng với đó là những hoạt động tăng cường quản trị RRTD tại chi nhánh. Đánh giá chung, LPB chi nhánh Hà Giang tuân thủ nghiêm túc các qui định của NHNN tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng và Thông tư số 36/2014/TT-NHNN qui định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD,… từ đó nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, do sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô tín dụng cũng đã khiến cho dư nợ xấu gia tăng trong giai đoạn này. Số liệu thống kê cho thấy, dư nợ xấu tại chi nhánh có xu hướng gia tăng nhanh trong giai đoạn 2017 – 2021. Cụ thể, năm 2017, dư nợ xấu chỉ đạt 5,812 tỷ đồng. Đến năm 2021, dư nợ xấu tại chi nhánh đã tăng mạnh và đạt 13,725 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh cũng giảm đi đáng kể từ 0,79% (năm 2017) xuống còn 0,54% (năm 2020). Tuy nhiên, năm 2021 là một trong những năm ảnh hưởng rất lớn bởi đại dịch Covid 19. Dư nợ xấu đã tăng mạnh kéo theo đó là sự gia tăng về tỷ lệ nợ xấu. Các khoản nợ xấu này tập trung rất nhiều vào nợ xấu ngoại bảng. Số liệu năm 2021 cho thấy, dư nợ xấu của chi nhánh tăng lên 13,725 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu đã tăng lại 0,79%.
Bảng 2.2. Dƣ nợ xấy và tỷ lệ nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang
Nợ xấu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021
Tổng dư nợ Tỷ đồng 731,78 887,06 985 1657 1738 Dư nợ xấu Tỷ đồng 5,812 6,549 7,283 8,980 13,725
Tỷ lệ nợ xấu % 0,79 0,74 0,74 0,54 0,79
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 – 2021 Sự gia tăng về quy mô dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vào năm 2021 là hệ quả tất yếu của chính sách mở rộng tín dụng, tăng cường cho vay tiêu dùng của LPB chi nhánh Hà Giang.
Tập trung vào phân khúc thị trường bán lẻ là định hướng hoạt động của LPB nói chung và LPB chi nhánh Hà Giang nói riêng với các sản phẩm bán lẻ ngắn hạn và các sản phẩm bán lẻ trung và dài hạn.
Các món cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nguồn trả nợ từ chính phương án mà ngân hàng tài trợ. Trong khi đó các món cho vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay cá nhân tiêu dùng như mua ô tô, xây sửa nhà, mua sắm thiết bị gia đình, nguồn trả nợ từ thu nhập của khách hàng. Dư nợ cho vay ngắn hạn của LPB chi nhánh Hà Giang chiếm tỷ lệ thấp hơn. Ngược lại, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn. Và do đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi nợ xấu chiếm tỷ trọng cao hơn ở các khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, còn một mặt nữa của vấn đề là các khoản vay trung và dài hạn khi được cơ cấu sẽ có số lần cơ cấu nhiều hơn với thời hạn cơ cấu dài hơn nên cũng có thể nợ xấu trung và dài hạn vẫn đang ẩn mình chưa được thể hiện chính xác qua các con số. Số liệu về dư nợ xấu theo thời hạn cho vay và tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay được thể hiện qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Dƣ nợ xấu và tỷ lệ dƣ nợ xấu tại LPB chi nhánh Hà Giang theo thời hạn và ngành nghề
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Tiêu chí
2017 2018 2019 2020 2021
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ (%)
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ (%)
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ (%)
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ (%)
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn
- Ngắn hạn 0,192 0,65 0,252 0,58 0,185 0,41 1,526 0,38 2,828 0,61 - Trung hạn 3,915 0,82 4,122 0,87 3,922 0,96 2,122 0,67 2,622 0,86 - Dài hạn 1,705 0,76 2,175 0,59 3,176 0,60 5,332 0,57 8,275 0,64
Cơ cấu nợ xấu theo chủ thể kinh tế
- KHCN 3,024 0,97 3,514 0,93 6,125 0,84 7,655 0,57 12,21 0,86 - Tổ chức kinh
tế, doanh nghiệp
2,788 0,66 3,035 0,60 1,158 0,45 1,325 0,42 1,515 0,47
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 – 2021 Số liệu thống kê trong Bảng 2.4 cho thấy, dư nợ xấu tập trung chủ yếu ở các khoản kỳ hạn trung và dài hạn. Nguyên nhân chính là do chính sách phát triển tín dụng bán lẻ, tập trung vào phân khúc các sản phẩm cho vay tiêu dung trung và dài hạn. Xem xét về tỷ lệ nợ xấu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đang cao nhất ở phân khúc trung
hạn, tiếp đó đến dài hạn. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ở phân khúc ngắn hạn. Điều này cho thấy, việc mở rộng các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng đã bộc lộ sự thiếu chặt chẽ, đặc biệt là các món vay tiêu dùng có thời hạn dài như mua ô tô, xây sửa nhà, mua sắm thiết bị gia đình,… Bên cạnh đó, các món vay kinh doanh thời hạn dài cũng rủi ro nhiều hơn so với các món vay bổ sung vốn lưu động tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, đối tượng khách hàng vay vốn tại LienVietPostBank khá đa dạng, bao gồm các cá nhân, hộ kinh doanh, các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nợ xấu với đối tượng KHCN luôn cao hơn so với đối tượng KHDN, tổ chức trong giai đoạn 2017 – 2021. Việc đẩy mạnh và phát triển phân khúc bán lẻ cụ thể cho vay KHCN đã được thực hiện đúng theo chủ trương, chính sách của LPB. Mặc dù vậy, việc kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các KHCN đang trở lên khó khăn hơn do thời hạn vay dài, số lượng khách hàng quản lý lại rất lớn. Điều này đòi hỏi LPB chi nhánh Hà Giang cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động QTRRTD đối với các khách hàng bán lẻ đặc biệt là đối với các KHCN.
- Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tại LPB chi nhánh Hà Giang Đơn vị: Tỷ đồng, %
Cơ cấu nợ xấu 2017 2018 2019 2020 2021
Nhóm 3 1,845 1,525 1,329 1,671 5,929
Tỷ lệ nhóm 3(%) 31,74 23,29 18,25 18,61 43,20
Nhóm 4 1,326 1,712 1,103 1,461 1,292
Tỷ lệ nhóm 4(%) 22,81 26,14 15,14 16,27 9,41
Nhóm 5 2,641 3,312 4,851 5,848 6,504
Tỷ lệ nhóm 5(%) 45,44 50,57 66,61 65,12 47,39 Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 – 2021 Hiện tại, LPB chi nhánh Hà Giang thực hiện việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng theo đúng qui định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông
tư số 09/2014/TT-NHNN và hiện nay được thay thế bằng Thông tư số 11/2021/TT- NHNN và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.
Đáng chú nhất là tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tại LPB chi nhánh Hà Giang có xu hướng gia tăng từ 45,44% (năm 2017) lên 66,61% (năm 2019). Tuy nhiên, năm 2020, tỷ lệ nợ nhóm 5 đã có xu hướng giảm nhẹ xuống 65,12%. Đến năm 2021, tỷ trọng nợ nhóm 5 giảm xuống còn 47,39%. Tuy vậy, nợ nhóm 5 luôn là nợ chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này cho thấy được những rủi ro mất vốn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là rất cao. Nợ xấu các nhóm thấp hơn biến động bất định và cho chúng ta cảm giác rằng chúng luôn sẵn sàng “tạo nguồn” cho nợ nhóm 5.
Tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng lên qua các năm phản ánh số nợ xấu nhóm 5 phát sinh mới và cả biến động chuyển nhóm nợ khi các khoản nợ xấu không được xử lý sẽ chuyển sang các nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn (nhóm 3 chuyển sang nhóm 4;
nhóm 4 chuyển sang nhóm 5).
- Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Về trích lập dự phòng
LPB thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2003; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc NHNN; Thông tư 11/2021/TT-NHNN và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.
Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%;
Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Bảng 2.5. Trích lập và sử dụng dự phòng RRTD tại LPB chi nhánh Hà Giang Đơn vị: Tỷ đồng, %
Tiêu chí 2017 2018 2019 2020 2021
Số dự phòng RRTD được trích lập 8,12 8,96 9,34 12,18 12,5
Tổng dư nợ 731,78 887,06 985 1657 1738
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD
(%) 1,11 1,01 0,95 0,74 0,72
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại LPB Hà Giang, 2017 – 2021 Số liệu thống kê trong Bảng 2.5 cho thấy, số dự phòng RRTD được trích lập trong giai đoạn 2017 – 2021 đều có xu hướng gia tăng đáng kể. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô tín dụng trong giai đoạn này. Tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng giảm đi đáng kể trong giai đoạn này từ 1,11% (năm 2017) xuống chỉ còn 0,72% (năm 2021).
Đánh giá chung về nợ xấu của LPB chi nhánh Hà Giang vẫn nằm trong diện kiểm soát được. Tỷ lệ nợ xấu có những diễn biến phức tạp trong giai đoạn 2017 – 2021 do những biến động của nền kinh tế vĩ mô cũng như tình hình dịch bệnh. Tỷ lệ nợ xấu đối với những khoản vay trung hạn có tỷ lệ cao nhất cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu đối với phân khúc khách hàng cá nhân đang cao hơn với với phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Tỷ trọng nợ nhóm 5 vẫn luốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ xấu của chi nhánh. Điều này cho thấy, LPB chi nhánh Hà Giang cần tích cực nỗ lực hơn nữa để kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu, gia tăng hiệu quả hoạt động cho Chi nhánh trong những năm tiếp theo.