ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I Mục tiêu :

Một phần của tài liệu giáo án khoa học lớp 4 theo chương trình chuẩn in dùng luôn (Trang 36 - 39)

III. Các hoạt độn g:

ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I Mục tiêu :

I. Mục tiêu :

- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.

*Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài.

-Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường. -Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.

II. Chuẩn bị :

− GV : Các hình vẽ trong SGK trang 34, 35.

Chuẩn bị theo nhóm: 1 gói dung dịch ô-rê-dôn: 1 nắm gạo, 1 ít muối. − HS : SGK.

III. Các hoạt động :

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Ổn định:

2. Bài cũ : Ta cảm thấy thế nào khi bị bệnh.

− Phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

− Khi cảm thấy khó chịu trong người không bình thường, ta cần làm gì?

3.Bài mới

a.Giới thiệu bài :

Hỏi các em có bao giờ bị bệnh chưa ? khi bị bệnh các em cần làm .Bài học hôm sẽ giúp các em tìm hiểu về: “Ăn uống khi bị bệnh”

-GV ghi tựa bài

Hoạt động 1 : Nói về chế độ ăn uống

khi bị 1 số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy.

(Giáo dục kĩ năng tự nhận thức về chế

độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường).

− GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận ( hoặc ghi các câu

-Hát

− HS nêu

-HS nhắc lại

-Làm việc theo nhóm.

hỏi lên bảng ).

+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường.

+ Đối với người ốm nặng nên cho họ ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?

+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc họ ăn quá ít nên cho ăn thế nào? + Làm thế nào để chóng mất nước cho bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy, nhất là đối với trẻ em?

*Hoạt động 2: Biết tự chăm sóc mình và người khác khi bị bệnh.

(Giáo dục kĩ năng ứng xử phù hợp khi

bị bệnh).

− GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập xử trí khi bản thân bị bệnh hoặc chăm sóc người bệnh. − GV có thể nêu ví dụ gợi ý.

− Ngày chủ nhật, bố mẹ Lan đi về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ 1 ít muối.Nhờ thế đã cứu sống được em bé.

*Lưu ý: Có thể thêm vào câu chuyện 1 số nhân vật khác. Ví dụ: Người hàng xóm khuyên không đúng như mang em bé đi tiêm hoặc kiêng không cho ăn uống bất cứ thứ gì và họ hàng hay người hàng xóm khác đã ủng hộ Lan…

− GV yêu cầu HS các nhóm đóng 1 vở kịch ngắn thể hiện nội dung trên.

− Dựa vào ví dụ trên, GV và HS có thể tự đưa ra các tình huống khác phục vụ cho mục tiêu của hoạt động này.

thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu.

− Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó.

− Các HS khác bổ sung.

− Nên thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, trtứng, sữa, các loại rau xanh, hoa quả.

− Đối với người ốm nặng, nên cho họ ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước ép hoa quả, canh, …để cho mau tiêu − Đối với người ốm không muốn ăn hoặc họ ăn quá ít nên cho ăn nhiều bữa một ngày.

− Ta cho người bệnh uống dung dịch ô-rê-dôn, hoặc uống nước chao muối.

− Làm việc theo nhóm.

− Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.

− Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra.

− Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. − Các bạn khác góp ý kiến.

− H lên đóng vai, cá H khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huốnmg nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.

4.Củng cố

− Khi bị bệnh ta phải ăn uống như thế nào?

5. – Dặn dò : − Xem lại bài học.

− Chuẩn bị: “ Phòng tránh tai nạn

sông nước”

− -Nhận xét tiết học

Tuần 9

Thứ ……ngày…….tháng…….năm 20...

Khoa học

Một phần của tài liệu giáo án khoa học lớp 4 theo chương trình chuẩn in dùng luôn (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w