Đặc điểm gây bệnh, phân bố và tác động đối với ngành tôm nuôi

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 24 - 27)

1.2. Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô

1.2.1. Đặc điểm gây bệnh, phân bố và tác động đối với ngành tôm nuôi

1.2.1.1. Đặc điểm gây bệnh

Loài nhạy cảm: nhiều loài tôm nuôi thì nhạy cảm với IHHNV. Tôm xanh Thái Bình Dương P. stylirostris là loài bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tôm thẻ chân trắng P. vannamei và tôm sú P. monodon có thể bị nhiễm mạn tính và bị bệnh kém phát triển [49].

Ở hầu hết các giai đoạn vòng đời của tôm như: trứng, ấu trùng, hậu ấu

Chương 1. Tổng quan tài liệu Phạm Văn Hùng

trùng, tôm non và trưởng thành của tôm thẻ chân trắng P. vannamei đều nhạy cảm với IHHNV. Trứng được sinh ra từ tôm mẹ bị nhiễm IHHNV với hàm lượng cao sẽ không nở được. Ấu trùng tôm giai đoạn Nauplii được sinh ra từ bố mẹ bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm IHHNV [41 và 44].

Cách thức lan truyền: IHHNV lan truyền theo đường ngang hoặc đường dọc [41]. Lan truyền theo đường ngang là do tập tính ăn thịt lẫn nhau hoặc do nguồn nước bị nhiễm virus, lan truyền theo đường dọc do trứng bị nhiễm mầm bệnh [41 và 44].

Mô mục tiêu: IHHNV xâm nhiễm và sao chép trong các mô có nguồn gốc ngoại bì và trung phôi bì [32]. Mô mục tiêu chủ yếu bao gồm mang, biểu bì hay còn gọi là dưới vỏ, mô liên kết, cơ quan tạo máu, cơ quan bạch huyết, tuyến râu và dây thần kinh bụng bao gồm nhánh và trung tâm thần kinh bụng [32 và 44].

Dấu hiệu tôm nhiễm IHHNV:

+ Ở tôm P. stylirostris: IHHNV thường gây bệnh cấp tính và làm tôm non chết với tỷ lệ rất cao. Nếu ấu trùng và hậu ấu trùng ở giai đoạn sớm bị nhiễm theo đường dọc thì không biểu hiện bệnh. Nhưng ở giai đoạn 35 ngày tuổi trở đi sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khá rõ nét và theo sau là gây chết. Trong trường hợp tôm non bị nhiễm IHHNV theo đường ngang thì thời gian ủ bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh có phần phụ thuộc vào kích cỡ và độ tuổi của tôm. Đối với tôm non giai đoạn sớm luôn luôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng với tôm trưởng thành bị nhiễm virus này hiếm khi biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý hoặc gây chết [15, 16 và 19]. Khi tôm non P.

stylirostris bị bệnh hoại tử cấp thường xuất hiện các biểu hiện như giảm ăn, tiếp theo là thay đổi về tập tính và hình dạng. Các thay đổi quan sát được như tôm nổi lên mặt nước, đôi khi trở nên bất động và sau đó xoay tròn và chìm từ từ xuống đáy, phần bụng đưa lên trên. Các triệu chứng này có thể

Chương 1. Tổng quan tài liệu Phạm Văn Hùng

lặp đi lặp lại trong nhiều giờ cho đến khi chúng quá yếu hoặc bị tấn công và bị ăn thịt do chính những người anh em khỏe mạnh hơn. Các dấu hiệu khi tôm bị nhiễm IHHNV thường xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng trên lớp biểu bì, đặc biệt là ở vị trí nối ở các phiến dọc theo các đốt bụng, làm cho tôm có hình dạng lốm đốm. Các đốm này sẽ nhạt dần và chuyển thành màu xanh khi P. stylirostris sắp chết (Hình 1.1) [32 và 35].

Hình 1.1. Tôm non loài P. stylirostris b bnh do IHHNV.

(A): B bnh cp tính (B): B bnh RSD. [32]

+ Đối với P. vannamei: xuất hiện triệu chứng RDS (Runt – Deformity Syndrome), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô mạn tính xuất hiện ở P. vannamei do IHHNV gây ra [46]. Tính nghiêm trọng và sự phổ biến của RDS trong các quần thể tôm P. vannamei ở giai đoạn tôm non hoặc trưởng thành đều có liên quan đến tôm ở giai đoạn ấu trùng hoặc hậu ấu trùng giai đoạn sớm bị nhiễm virus này. Ở bầy đàn tôm nuôi P. stylirostris P. monodon cũng xuất hiện các triệu chứng RDS. Bệnh RDS làm chủy cong về một bên từ 45° đến 90° về phía bên trái hoặc bên phải hoặc làm biến dạng chủy. Đốt thứ sáu và râu bị sần xùi, lớp biểu bì ráp và xuất hiện các biến dạng khác trên lớp biểu bì. Quần thể tôm non khi bị bệnh RDS sẽ phát triển không đều và xuất hiện nhiều tôm có kích thước nhỏ hơn so với mong đợi [21, 28, 33 và 46].

Chương 1. Tổng quan tài liệu Phạm Văn Hùng

1.2.1.2. Phân bố

Trong nhiều vùng nuôi tôm, một khi IHHNV xuất hiện trong bầy đàn hoang dã thì mức độ phổ biến của IHHNV trong tôm nuôi dao động trong khoảng từ 0 đến 100 % [44]. IHHNV được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới như:

Belize, Brazil, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, French Polynesia, Guam, Guatemala, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Madagascar, Malaysia, Mexico, New Caledonia, Panama, Peru, Philippines, Singapore, Đài Loan, Tanzania, Thái Lan, Hoa Kỳ, Venezuela, Hawaii [8, 44 và 49] và cả Việt Nam [2].

1.2.1.3. Tác động đến ngành nuôi tôm

Bệnh do IHHNV thường xảy ra nghiêm trọng cho hầu hết tôm ở vùng Thái Bình Dương. Đối với tôm xanh Thái Bình Dương P. stylirostris ở giai đoạn tôm non và giai đoạn gần trưởng thành thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng. IHHNV có thể gây dịch cấp và có thể làm 100 % tôm P. stylirostris chết [15, 16, 32, 35 và 36].

Theo ước tính IHHNV đã gây thiệt hại từ 0,5 – 1 tỷ đô la Mỹ cho ngành nuôi tôm tại khu vực Châu Mỹ vào năm 1981 [34].

P. Vannamei, IHHNV thường gây triệu chứng gọi là RDS: triệu chứng giảm trọng lượng, phát triển không đều và làm dị dạng biểu bì, đây là những tác động chính mà virus này gây ra cho tôm hơn là gây chết. Ở tôm sú P. monodon, IHHNV thường gây các triệu chứng cận lâm sàng, như giảm tốc độ phát triển và làm giảm hiệu suất nuôi [44 và 46].

Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về tác hại của IHHNV đối với tôm nuôi. Tuy nhiên gần đây bệnh gây chết ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi tại Hải Phòng, Ninh Thuận được cho là do IHHNV gây ra [2].

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)