Ứng dụng phương pháp IHHNV đã xây dựng để khảo sát sự hiện diện của

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 124 - 128)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.6. Ứng dụng phương pháp IHHNV đã xây dựng để khảo sát sự hiện diện của

Mục tiêu đánh giá mức độ phổ biến của IHHNV trong tôm sú nuôi ở Việt Nam.

Quá trình được thực hiện trong năm 2009, 307 mẫu tôm sú nuôi được thu thập tại 70 vùng nuôi trọng điểm của 21 tỉnh thành thuộc duyên hải, 6 tỉnh Miền Bắc, 5 tỉnh Miền Trung và 10 tỉnh Miền Nam của Việt Nam (Bảng 3.11). Phương pháp PCR với cặp mồi 196F/R được sử dụng để phân tích. Kết quả chi tiết được trình bày ở Bảng 3.12.

Bng 3.11. Kết qu ly mu phân tích IHHNV TT

Tỉnh Số vùng nuôi lấy

mẫu khảo sát Số lượng mẫu lấy

I Bắc Bộ 17 26

1 Quảng Ninh 3 5

2 Thái Bình 2 4

3 Nam Định 2 3

4 Thanh Hóa 5 7

5 Nghệ an 2 4

6 Hà Tĩnh 3 3

II Trung Bộ 16 45

7 Quảng Trị 4 8

8 Thừa Thiên Huế 4 14

9 Bình Định 3 7

10 Khánh Hòa 4 12

11 Ninh Thuận 1 4

III Nam Bộ 37 236

12 Tp.HCM – Cần Giờ 1 6

13 Bà Rịa - Vũng Tàu 3 9

Chương 3. Kết quả - Bàn luận Phạm Văn Hùng

- 112 -

14 Tiền Giang 4 18

15 Long An 4 18

16 Bến Tre 3 13

17 Sóc Trăng 4 33

18 Bạc Liêu 5 36

19 Cà Mau 5 42

20 Kiên Giang 4 39

21 Trà Vinh 4 22

Tổng cộng 70 307

Phát hiện có sự hiện diện của IHHNV trong các mẫu tôm sú thu thập từ các vùng nuôi trọng điểm trong cả nước. Cụ thể có đến 160 mẫu cho kết quả dương tính với IHHNV trong tổng số 307 mẫu chiếm tỷ lệ trung bình là 52,12 %, p < 0,05.

Bng 3.12. Kết qu kho sát IHHNV trên tôm sú nuôi ti các vùng nuôi trng đim Bc B, Trung B và Nam B.

Tỉ lệ nhiễm IHHNV (%)

(p<0,05) TT Tỉnh

Số vùng nuôi khảo sát

Số mẫu phân tích (n)

Mẫu nhiễm IHHNV

Tỉ lệ nhiễm IHHNV tính trên mẫu (f) [%]

Cận

dưới Cận trên

1 Bắc Bộ 17 26 10 38,46 19,76 — 57,16

2 Trung Bộ 16 45 23 51,11 36,51 — 65,72

3 Nam Bộ 37 236 127 53,81 47,45 — 60,17

Tổng cộng 70 307 160 52,12 46,53 — 57,71

Ở khu vực Bắc Bộ tần suất xuất hiện của IHHNV trong tôm sú nuôi là 19,76 – 57,16 %, Trung Bộ là 36,51 – 65,72 %, Nam Bộ trong khoảng 47,45 – 60,17 % và trong phạm vi cả nước là 46,53 – 57,71 % với p < 0,05 (Bảng 3.12).

Chương 3. Kết quả - Bàn luận Phạm Văn Hùng

- 113 -

Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú

Quy trình phân tích PCR với mồi MG831F/R được sử dụng để phát hiện trình tự DQ228358. Kết quả phân tích phát hiện tôm sú ở một số vùng nuôi thuộc tỉnh Trà Vinh và Cà Mau có chứa trình tự DQ228358 tương đồng với IHHNV (Hình 3.34). Đây là đoạn trình tự đã được Tang và cộng sự phát hiện trên tôm sú ở Tanzania, Mozambique và Úc công bố năm 2006 [54]. Kết quả này cho thấy một số tôm sú của Việt Nam có chứa trình tự DNA tương đồng với IHHNV.

Hình 3.34. Kết qu đin di sn phm PCR ca thí nghim phát hin trình t DQ228358 có trong b gen tôm sú.

M: thang DNA 100 -1000 bp, (-): mu kim chng âm trình t DQ228358, (+):

mu kim chng dương trình t DQ228358; v trí 1, 2, 4, 5 và 7: không phát hin trình t DQ228358. V trí 3 và 6: mu tôm sú Trà Vinh và Cà Mau phát hin có trình t DQ228358.

Theo OIE [44], IHHNV được phát hiện trong tôm he nuôi ở Thái Bình Dương bao gồm các đảo thuộc Hawaii, French Polynesia, Guam và New Caledonia, ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Còn theo Shane và cộng sự (2004) [49], bệnh do IHHNV được phát hiện ở Belize, Brazil, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Hawaii, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Madagascar, Malaysia, Mexico, New Caledonia, Panama, Peru, Philippines, Singapore, Đài Loan, Tanzania, Thái Lan, Hoa Kỳ và Venezuela.

Chương 3. Kết quả - Bàn luận Phạm Văn Hùng

- 114 -

Nhiều báo cáo cho thấy, trong nhiều vùng nuôi khi xuất hiện bệnh do IHHNV trong bầy đàn hoang dã, thì sự phổ biến của IHHNV dao động từ 0 đến 100 %.

Theo các tác giả Pantoja và cộng sự (1999) [45], ngay trong vịnh California – Hoa Kỳ, mức độ phổ biến của IHHNV trong bầy đàn tôm P. Stylirostris cũng khác nhau, 26 % ở phía dưới vịnh và 46 % ở phía trên vịnh. Nhiều khảo sát IHHNV ở vùng duyên hải Thái Bình Dương của Panama có đến 28 % tôm thẻ chân trắng P.

vannamei hoang dã nhiễm IHHNV [40] và từ 51 đến 63 % tôm P. vannamei ở các vùng duyên hải Thái Bình Dương của Ecuador, Colombia và Panama phát hiện có virus này [41]. Ngoài ra cũng tìm thấy IHHNV xuất hiện trong các loài tôm nâu P.

californiensis và tôm P. occidentalis. Ở các trại tôm nuôi, một khi IHHNV hiện diện thì sự phổ biến của chúng dao động rất lớn từ tỷ lệ phần trăm rất thấp cho đến 100 %, nhưng mức độ phổ biến cao đến 100 % là tỷ lệ điển hình [33, 34, 36, 39, và 42].

Ở khu vực Đông Nam Á, IHHNV xuất hiện trong tôm sú nuôi ở các nước khác nhau là không giống nhau. Năm 1998, Jane và cộng sự [27] đã công bố mức độ phổ biến của virus IHHNV trong tôm sú P. monodon nuôi tại Philippines là 100 %, ở Thái Lan theo nghiên cứu của Kanokporn và cộng sự (2004) [22] có đến 59 % tôm sú nuôi nhiễm IHHNV.

IHHNV xuất hiện trên tôm sú nuôi của Việt Nam là khá phổ biến và tần suất xuất hiện ở mức độ trung bình là 52,12 %, phản ánh IHHNV đã hiện diện trong các quần thể tôm sú nuôi. Kết quả khảo sát này là nguồn thông tin rất giá trị cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hạn chế và tiến tới ngăn chặn sự lây lan của IHHNV.

Chương 4. Kết luận và kiến nghị Phạm Văn Hùng

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)