Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCM trong trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.2. Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS

1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCM trong trường THCS

TTCM là những giáo viên có chuyên môn vững, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, biết tập hợp các thành viên trong tổ, biết giúp Hiệu trưởng

triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường. TTCM là người chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch của tổ và của cá nhân, biết điều hành hoạt động của tổ một cách hợp lý, đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng trong phân công chuyên môn, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn của GV bộ môn trong tổ. TTCM phải là người tiên phong trong các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự học, tự bồi dưỡng;

biết đem lại bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tổ; hiểu được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của các thành viên; sống trung thực, mẫu mực, công bằng; là trung tâm đoàn kết của tổ, tạo nên động lực tích cực để các thành viên trong tổ nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung.

1.2.2.2. Nhiệm vụ của TTCM

Người TTCM có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở Điều 16 của Điều lệ trường trung học. Trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm:

(1) Quản lý giảng dạy của GV

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong PPCT.

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong PPCT; soạn giáo án theo

PPCT, chuẩn kiến thức, kĩ năng và SGK, thảo luận các bài soạn khó; tổ chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém...).

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng (đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác);

lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định.

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và PPCT, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).

- Dự giờ GV trong tổ theo quy định (4 tiết/GV/năm học).

- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi TTCM phải nắm thật rõ về tổ viên của mình, về ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công).

(2) Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học tập của HS thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa cho học sinh để thực hiện mục tiêu giáo dục.

(3) Quản lý cơ sở vật chất của TCM

(4) Thực hiện các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).

Nhiệm vụ của TTCM rất đa dạng, phong phú nhiều công việc, không ít những khó khăn. Các loại công việc là sự kết hợp chuyên môn với công tác quản lý. Tổ trưởng vừa có trách nhiệm với các thành viên trong tổ, vừa có trách nhiệm trước lãnh đạo trường.

1.2.2.3. Quyền hạn của TTCM

- Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ: Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ.

- Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.

- Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá giáo viên một cách chính xác.

- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đến chương trình của các môn của tổ khi cấp trên tổ chức.

- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức, được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiện hành.

- Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.

Đề nghị Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy - học của các môn học mà tổ phụ trách.

- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng. [6]

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)