Quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS

1.3.1. Quản lý trường THCS

1.3.1.1. Quản lý

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Triết học, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học… vì vậy có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau dù trong đó có những yếu tố giống nhau, chẳng hạn:

- Quan niệm của các tác giả nước ngoài về quản lý:

+ Theo V.G Aphanaxep: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội lẫn cá nhân” [1].

+ Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự phối hợp giữa nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài lực, vật lực ít nhất và đạt được kết quả cao nhất” [16].

+ Frederch Wiliam Taylor (Mỹ), HenryFayol (Pháp), MaxWebber (Đức) ... lại khẳng định: Quản lý là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.

- Quan niệm của các tác giả trong nước về quản lý:

+ Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến” [24].

+ Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [20].

+ Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng hoặc tăng hiệu quả lao động của họ để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”[23].

Từ các định nghĩa đưa ra ở dưới góc độ khác nhau, chúng ta có thể hiểu

một cách khái quát là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bao gồm các phương pháp thích hợp và giải pháp khác nhau thông qua cơ chế quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt tới mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Từ khái niệm trên ta làm rõ hơn về cấu trúc quản lý:

Quản lý phải bao gồm hai yếu tố đó là: Chủ thể QL và khách thể QL Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có giải pháp, có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.

Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống. Nó cấu trúc và vận hành trong môi trường xác định.

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống quản lý

Qua cấu trúc hoạt động quản lý cho thấy: Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý), nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

b) Chức năng của quản lý

MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ Cơ chế quản lý

Mục tiêu QL

Chủ thể QL Khách thể QL

Chức năng của quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.

- Chức năng lập kế hoạch

Là chức năng hạt nhân của quá trình quản lý. Bởi vì kế hoạch là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định cùng với một chương trình cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch được xây dựng xuất phát từ đặc điểm tình hình của tổ chức và những mục tiêu đã định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới và đạt được dưới sự tác động có định hướng của người quản lý.

- Chức năng tổ chức

Là chức năng quan trọng của quá trình quản lý, đảm bảo tạo thành sức mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra. Tầm quan trọng này đã được Lênin khẳng định: “Tổ chức là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành một hệ thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức”. Bởi vì chức năng này tiến hành sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp những nguồn lực của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống một cách hiệu quả nhất.

- Chức năng chỉ đạo

Đây là chức năng đặc thù của người quản lý, nó thể hiện rất rõ nét năng lực của người quản lý. Đó là sự điều hành, điểu chỉnh hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu đã định. Nó đòi hỏi người quản lý phải luôn theo sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống để kịp thời phát hiện ra những lỗi sai trong quá trình vận hành của hệ thống và đưa ra được những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời sao cho hệ thống vận hành không làm thay đổi mục tiêu đã định của hệ thống

- Chức năng kiểm tra đánh giá

Người quản lý muốn hoàn thành được trọng trách của mình một cách có hiệu quả nhất thì không bao giờ được coi nhẹ chức năng này. Bởi vì chính chức năng này giúp cho người quản lý thu thập được những thông tin ngược từ đối tượng quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống. Nhờ đó mà đánh giá được trạng thái vận hành của hệ thống ra sao so với kế hoạch đã đề ra và như vậy sẽ đánh giá được kế hoạch khả thi đến mức độ nào? Nguyên nhân của sự thành công, thất bại? Cần điều chỉnh, bổ sung những gì vào nội dung kế hoạch để đạt được mục tiêu. Nhờ có chức năng này mà người quản lý rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để thực hiện các quá trình quản lý tiếp theo được hiệu quả hơn nữa.

Điều đáng chú ý với người quản lý là thực hiện mỗi chức năng là hoàn thành một giai đoạn trong chu kỳ quản lý. Tuy nhiên sự phân chia chu kỳ quản lý thành các giai đoạn chỉ có tính tương đối để giúp người quản lý định hướng cho hoạt động quản lý của mình. Còn trong thực tế, các giai đoạn này gối đầu lên nhau, bổ sung cho nhau, xâm nhập vào nhau. Và một yêu cầu không thể thiếu được để người quản lý thực hiện được những chức năng trên là thông tin. Vì vậy thông tin được coi là một công cụ hoặc một chức năng đặc biệt trong quá trình quản lý.

Như vậy các chức năng quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở mức độ khác nhau.

1.3.1.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội. Đây là một hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đẩy sự

phát triển xã hội. Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống các cơ sở giáo dục. Điều này dẫn đến một tất yếu là là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác QLGD.

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [4].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [25].

Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Quản lý giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục” [23].

Quản lý giáo dục thực chất tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được tính chất nhà trường XHCN Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới.

Như vậy, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN mà mục tiêu là quá trình dạy học giáo dục cho thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu phát triển giáo dục theo dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)