Hiệu trưởng trường THCS và quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS

1.3.2. Hiệu trưởng trường THCS và quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Mục tiêu quản lý trường THCS

Luật Giáo dục, điều 27 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [29].

Mục tiêu quản lý của tường THCS chính là xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra để thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục tiêu quản lý thường được cụ thể hóa trong bản kế hoạch năm học của nhà trường.

Nội dung quản lý trường THCS

Nội dung quản lý trường THCS là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả chất lượng quá trình đào tạo trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục lên lớp, hoạt động lao động.

Xây dựng tập thể giáo viên, học sinh đoàn kết, các tổ chức đoàn thể trong trường; chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ giáo viên; thực hiện hoạt động tổ chức cán bộ, đảm bảo chế độ chính sách cho mọi thành viên trong trường.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kết hợp với sự thanh tra từ bên ngoài trường nhằm đảm bảo mối liên hệ thường xuyên và bền vững nhằm đánh giá khách quan chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, quản lý tốt tài chính kết hợp thống nhất với hoạt động giáo dục đào tạo.

Tổ chức, thu hút và phối hợp sự tham gia của các lực lượng xã hội ngoài nhà trường vào việc xây dựng nhà trường (xã hội hóa giáo dục) tạo ra môi trường giáo dục tốt đẹp, thống nhất.

1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS

Tại khoản 1, Điều 19, Điều lệ trường trung học, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;

xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [6].

1.3.2.3. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Khái niệm quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS là quá trình tác động có định hướng của người hiệu trưởng đến tổ chuyên môn nhằm khai thác có hiệu quả, tiềm năng của tổ chuyên môn để đạt được mục đích duy trì hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường THCS.

Trong hoạt động quản lý ở trường THCS, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một hoạt động đặc trưng, cốt lõi và là con đường để đạt được mục tiêu dạy học - giáo dục. Ở các trường trung học cơ sở, tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy - học trong nhà trường. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học. Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)