Thực trạng quản lý tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 71 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS Ở HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS ở huyện Mê Linh, Hà Nội

2.3.2. Thực trạng quản lý tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

2.3.2.1. Thực trạng quản lý lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh

STT Quản lý lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm TB QT BT K.QT Tốt TB Chƣa

tốt

1

Quán triệt tình hình nhiệm vụ năm học, hướng phát triển của nhà trường đến cán bộ giáo viên, ổn định nhân sự

65 12 8 2,67 53 22 10 2,51

2

Thống nhất với các tổ và phân công chuyên môn, đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm

58 15 12 2,54 45 29 11 2,4

3

Thống nhất mẫu kế hoạch và kế hoạch cá nhân với các tổ trưởng chuyên môn

59 17 9 2,59 47 25 13 2,4

4

Chỉ đạo các giáo viên và các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết

60 14 11 2,58 42 31 12 2,35

5

Duyệt kế hoạch với tổ trưởng chuyên môn vào tuần 1, 2 tháng 9 hàng năm.

52 20 13 2,46 50 24 11 2,46

6

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bắt đầu từ tuần 3 tháng 9 đến hết năm học, đồng thời thường xuyên theo dõi, rút kinh nghiệm và tổng kết

57 15 13 2,52 46 25 14 2,38

7 Nắm bắt và điều chỉnh kế

hoạch 59 16 10 2,58 42 23 20 2,26

Điểm trung bình chung 2,56 2,39

Quản lý lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS là một nội dung quản lý được CBQL và GV đánh giá là quan trọng (điểm trung bình chung 2,56) nhưng về mức độ thực hiện trong thực tế chỉ đạt khá (điểm trung bình chung 2,39).

Mức độ quan trọng của các nội dung cụ thể mà Hiệu trưởng cần làm trong quản lý lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn được đánh giá khá đồng đều với điểm trung bình dao động từ 2,46 đến 2,67. Tuy nhiên mức độ thực hiện lại có nhiều chênh lệch. Nội dung được thực hiện tốt nhất là quán triệt tình hình nhiệm vụ năm học, hướng phát triển của nhà trường đến cán bộ giáo viên, ổn định nhân sự với điểm trung bình 2,51. Nội dung thực hiện yếu nhất là nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch với điểm trung bình 2,26.

2.3.2.2. Thực trạng chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông của Hiệu trưởng trường THCS

huyện Mê Linh, Hà Nội

STT

Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt

chuyên môn

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Thống nhất với tổ trưởng chuyên môn ngay từ đầu năm học về thời gian biểu sinh hoạt tổ chuyên môn

61 13 11 2,59 45 30 10 2,41

2

Tổ chức cho giáo viên toàn trường học tập những quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục

63 12 10 2,62 46 24 15 2,36

3

Thống nhất nội dung sinh hoạt hàng tuần với các tổ trưởng chuyên môn, tổ chức các giờ thao giảng, rút kinh nghiệm những bài khó của bộ môn

61 15 9 2,61 40 33 12 2,33

4

Thông qua kế hoạch hoạt động chuyên môn hàng tháng trong hội nghị các tổ trưởng chuyên môn vào tuần đầu của tháng

51 21 13 2,45 38 30 17 2,25

5

Hiệu trưởng trực tiếp, thường xuyên dự họp với cá tổ chuyên môn

46 27 12 2,4 35 33 17 2,21

Điểm trung bình chung 2,53 2,31

Từ bảng 2.13 cho thấy chỉ đạo việc thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS của Hiệu trưởng được thực hiện ở mức độ khá (điểm trung bình chung 2,31). Trong khi đó, mức độ quan trọng được đánh giá cao hơn (được thể hiện ở điểm trung bình chung là 2,53).

Các nội dung quản lý Thống nhất với tổ trưởng chuyên môn ngay từ đầu năm học về thời gian biểu sinh hoạt tổ chuyên mônTổ chức cho giáo viên toàn trường học tập những quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực hiện tốt nhất với điểm trung bình tương ứng là 2,41 và 2,36.

Trong khi đó, việc Thống nhất nội dung sinh hoạt hàng tuần với các tổ trưởng chuyên môn, tổ chức các giờ thao giảng, rút kinh nghiệm những bài khó của bộ môn được đánh giá ở mức độ khá với điểm trung bình 2,33; Hiệu trưởng trực tiếp, thường xuyên dự họp với cá tổ chuyên môn được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp nhất với điểm trung bình 2,21.

Giữa mức độ quan trọng và mức độ nhận thức của các nội dung quản lý có sự phù hợp nhất định, thể hiện qua điểm trung bình tương ứng của mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng nhiệm vụ cụ thể.

2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

STT

Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giảng

dạy của tổ chuyên môn

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Thống nhất với giáo viên những quy định ghi trong sổ đầu bài, lịch báo giảng, ghi trong giáo án ngay từ đầu năm học

71 13 1 2,82 63 17 5 2,68

2

Phân công Phó Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài, lịch báo giảng, giáo án ký duyệt hàng tuần để kiểm tra thực hiện chương trình của giáo viên

68 17 0 2,8 60 15 10 2,59

3

Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên thông qua kiểm tra sổ đầu bài để kịp thời nhắc nhở

61 20 4 2,67 41 33 11 2,35

4

Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra đột xuất việc soạn giáo án, việc ghi sổ đầu bài của giáo viên để nắm bắt tình hình chung

59 21 5 2,64 42 31 12 2,35

Điểm trung bình chung 2,73 2,49

Mức độ thực hiện quản lý việc chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn là khá tốt, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp đang thực hiện 2,49 và điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 2,35 đến 2,68.

Trong số các nhiệm vụ cụ thể của Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn, nhiệm vụ Thống nhất với giáo viên những quy định ghi trong sổ đầu bài, lịch báo giảng, ghi trong giáo án ngay từ đầu năm học được thực hiện tốt nhất với điểm trung bình 2,68.

Việc Phân công Phó Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài, lịch báo giảng, giáo án ký duyệt hàng tuần để kiểm tra thực hiện chương trình của giáo viên có mức độ thực hiện thấp hơn với điểm trung bình 2,59.

Hai hoạt động được đánh giá thấp nhất và ở mức khá là ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên thông

qua kiểm tra sổ đầu bài để kịp thời nhắc nhở; và Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra đột xuất việc soạn giáo án, việc ghi sổ đầu bài của giáo viên để nắm bắt tình hình chung (điểm trung bình đều là 2,35).

Đặc biệt, các CBQL và GV đánh giá rất cao mức độ quan trọng của nội dung quản lý Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn (điểm trung bình chung 2,73). Đây cũng chính là một trong những cơ sở tiền đề và động lực để các nhà trường thực hiện biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn nói riêng, nâng cao chất lượng nhà trường nói chung.

2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

STT

Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ

chuyên môn

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Thống nhất các loại sổ sách, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cách ghi chép từng loại, quy định việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ngay từ đầu năm học

59 15 11 2,56 54 18 13 2,48

2

Giao cho tổ trưởng ký duyệt giáo án của giáo viên, kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định

54 20 11 2,51 43 25 17 2,31

3

Phân công Phó Hiệu trưởng chuyên môn dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giáo án của giáo viên thường xuyên và đột xuất

61 13 11 2,59 48 27 10 2,45

4

Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn đột xuất để nắm bắt tình hình chung

51 22 12 2,46 40 30 15 2,29

5

Phân công Phó Hiệu trưởng có lịch kiểm tra kiến thức chuyên môn để thúc đẩy việc học tập, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của giáo viên

58 20 7 2,6 40 23 22 2,21

6

Phân công các tổ viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức hội thảo đúc rút kinh nghiệm trong dạy học, nhân các điển hình tiên tiến

55 18 12 2,51 38 27 20 2,21

Điểm trung bình chung 2,54 2,33

Bảng số liệu 2.15 cho thấy, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn được đánh giá cao về mức độ quan trọng (điểm trung bình chung 2,54) nhưng chỉ được thực hiện ở mức khá (điểm trung bình chung 2,33). Các hoạt động được đánh giá thực hiện tốt nhất là Thống nhất các loại sổ sách, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cách ghi chép từng loại, quy định việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ngay từ đầu năm học với điểm trung bình 2,48; Phân công Phó Hiệu trưởng chuyên môn dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giáo án của giáo viên thường xuyên và đột xuất được đánh giá thực hiện khá với điểm trung bình 2,45.

Hoạt động kiểm tra được đánh giá thực hiện thấp nhất là Phân công Phó Hiệu trưởng có lịch kiểm tra kiến thức chuyên môn để thúc đẩy việc học tập, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của giáo viênPhân công các tổ viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức hội thảo đúc rút kinh nghiệm trong dạy học, nhân các điển hình tiên tiến với điểm trung bình là 2,21. Trong khi đó, những nội dung quản lý này lại được đánh giá cao nhất về mức độ quan trọng thể hiện ở điểm trung bình 2,6 và 2.51.

2.3.2.5. Thực trạng quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học ở tổ chuyên môn Bảng 2.16. Thực trạng quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học ở tổ chuyên

môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh

STT

Quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học ở tổ

chuyên môn

Mức độ quan

trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Thống nhất cách ghi sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ theo dõi hoặc phiếu đăng ký mượn thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy ngay từ đầu năm học

58 21 6 2,61 60 15 10 2,59

2

Bố trí đủ phòng thiết bị, thư viện sắp xếp hợp lý dễ lấy thuận lợi cho việc sử dụng

53 22 10 2,51 36 27 22 2,16

3

Phân công giáo viên có năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ trách phòng thư viện, thiết bị

46 24 15 2,36 45 17 23 2,26

4

Bố trí phòng học bộ môn đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

56 19 10 2,54 40 27 18 2,26

5

Trường có kế hoạch mua sắm, tổ lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của bộ môn ngay từ đầu năm học

53 22 10 2,51 36 30 19 2,2

Điểm trung bình chung 2,51 2,29

Với điểm trung bình chung 2,29 thì nội dung quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học của tổ chuyên môn được đánh giá tương đối thấp (mức trung bình khá). Các hoạt động cụ thể trong nội dung quản lý này có điểm trung bình về mức độ thực hiện dao động từ 2,16 đến 2,59. Được đánh giá thực hiện tốt nhất là việc thống nhất cách ghi sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ theo dõi hoặc phiếu đăng ký mượn thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy ngay từ đầu năm học (điểm trung bình 2,59).

Các nhiệm vụ khác như: Trường có kế hoạch mua sắm, tổ lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của bộ môn ngay từ đầu năm học; Bố trí đủ phòng thiết bị, thư viện sắp xếp hợp lý đễ lấy thuận lợi cho việc sử dụng có mức độ thực hiện thấp hơn với điểm trung bình tương ứng là 2,2 và 2,16.

Ở mức độ quan trọng thì nội dung quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học của tổ chuyên môn được đánh giá là khá tốt (điểm trung bình 2,51).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)