Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 56 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS Ở HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI

2.2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS ở huyện Mê Linh, Hà Nội

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Đề tài khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn, thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tổ chuyên môn để có cơ sở thực tiễn đề xuất BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn của các trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

- Khảo sát thực trạng BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát thực trạng BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn và phương pháp toán thống kê để xử lý và định lượng kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu. Đề tài sử dụng 04 mẫu phiếu cơ bản (xem phụ lục 1)

Phiếu 1: Khảo sát thực trạng vị trí, tầm quan trọng của tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn; mức độ thực hện nhiệm vụ của tổ chuyên môn, các thuận lợi và khó khăn như tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

Phiếu 2: Khảo sát thực trạng BPQL hoạt động tổ chuyên môn mà Hiệu trưởng đang thực hiện: Đánh giá ở tầm vĩ mô, vi mô và mức độ thực hiện các BPQL ở tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

Phiếu 3: Khảo sát các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ở tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

Phiếu 4: Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL đề xuất.

- Phương pháp toán thống kê: sử dụng cách tính tần suất điểm trung bình, hệ số tương quan thứ bậc Spearman để xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra các nhận xét khoa học khái quát về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

2.2.1.4. Khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu

* Khách thể khảo sát

Chọn ngẫu nhiên hệ thống gồm 85 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THCS huyện Mê Linh – TP. Hà Nội, trong đó:

- Cán bộ quản lý gồm BGH và các tổ trưởng chuyên môn là 16 người.

- Giáo viên trung học cơ sở là 69 người.

* Địa bàn nghiên cứu

- Trường THCS Trưng Vương - Trường THCS Tiến Thắng

- Trường THCS Thanh Lâm B

Các trường đều nằm trên địa bàn huyện Mê Linh – TP. Hà Nội.

2.2.1.5. Xử lý số liệu

Kết thúc quá trình khảo sát, thu được 85 bộ phiếu điều tra hợp lệ, tiến hành xử lý số liệu để thu được các kết quả phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá thực trạng. Cách tính điểm các tiêu chí điều tra về hoạt động tổ chuyên môn như sau:

Nhận thức: Quan trọng: 3 điểm Bình thường: 2 điểm Không quan trọng: 1 điểm Thực hiện: Tốt: 3 diểm

Bình thường: 2 điểm Chưa tốt: 1 điểm

Kết quả trung bình chung đối với mỗi chỉ báo được đánh giá như sau:

Mức tốt: điểm trung bình từ 2,5-3,0;

Mức khá: điểm trung bình từ 2,01-2,49;

Mức trung bình: điểm trung bình từ 1,5-2,0;

Mức thấp: điểm trung bình dưới 1,5.

2.2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn 2.2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS

Vấn đề nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Nó tạo cơ sở và tiền đề để các nhà quản lý xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn nội dung, phương pháp và

hình thức tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn. Là động lực để các giáo viên luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định năng lực và nâng cao tay nghề. Để đánh giá thực trạng nhận thức của 85 CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội về tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 1 ở phiếu số 1 (phần phụ lục) và thu được kết quả ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS của huyện Mê Linh, Hà Nội

Khách thể khảo sát

Mức độ nhận thức

Điểm TB Rất

quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

CBQL 12 4 0 0 2,75

GV 51 18 0 0 2,74

Tổng số 63 22 0 0 2,74

Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao vị trí, tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS, thể hiện qua 100% ý kiến đánh giá ở các mức độ rất quan trọng và quan trọng với điểm trung bình chung 2,74. Không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng qua vai trò tổ chuyên môn giữa cán bộ quản lý và giáo viên.

2.2.2.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn đối với nhà trường THCS và cộng đồng dân cư

Biểu hiện vai trò của tổ chuyên môn được các khách thể khảo sát đánh giá như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn đối với nhà trường THCS và cộng đồng dân cư trong khu vực huyện Mê Linh

STT

Khách thể khảo sát Vai trò của TCM

CBQL Giáo

viên Tổng số

SL % SL % SL %

1

Là đơn vị cơ sở nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả.

15 93,8 68 98,6 83 97,6

2

Có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.

8 50,0 42 60,9 50 58,8

3

Là nơi bồi dưỡng thường xuyên, thiết thực, tự giác, dân chủ và có hiệu quả nhất năng lực của giáo viên.

11 68,8 60 87,0 71 83,5

4

Có ảnh hưởng đến niềm tin, sự tín nhiệm của phụ huynh với nhà trường.

3 18,8 18 26,1 21 24,7

5

Là nơi giáo viên có thể giao lưu, học hỏi và phát triển chuyên môn của mình một cách hiệu quả nhất.

15 93,8 65 94,2 80 94,1

6 Có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển nhà trường.

14 87,5 41 59,4 55 64,7

7

Có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và bảo vệ hình ảnh của nhà trường.

10 62,5 45 65,2 55 64,7

Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của tổ chuyên môn cao với 6/7 các biểu hiện đều đạt từ mức độ 58,8% đến 97,6%. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò Tổ chuyên môn ảnh hưởng đến niềm tin, sự tín nhiệm của phụ huynh với nhà trường không được các CBQL và GV tán thành, tỉ lệ lựa chọn đạt 24,7%.

Với rất nhiều vai trò khác nhau mà tổ chuyên môn hiện nay đang đảm nhận, đội ngũ CBQL và GV các nhà trường cũng đánh giá các vai trò đó có tầm quan trọng rất khác nhau. Trong đó, vai trò Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả được đánh giá cao nhất với 97,6% (83/85) số ý kiến đồng ý. Vai trò Tổ chuyên môn là nơi giáo viên có thể giao lưu, học hỏi và phát triển chuyên môn của mình một cách hiệu quả nhất được đánh giá cao thứ hai với 94,1%

(80/85) số ý kiến tán thành. Đặc biệt, giữa đội ngũ CBQL và GV có sự thống nhất cao về việc đánh giá vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS.

2.2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

2.2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

STT Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1 Kế hoạch hoạt động tuần 59 16 10 2,58 45 23 17 2,33 2 Kế hoạch hoạt động tháng 68 9 8 2,71 50 20 25 2,26 3 Kế hoạch hoạt động học kỳ 63 15 7 2,66 53 18 14 2,46 4 Kế hoạch hoạt động năm học 65 12 8 2,67 55 16 14 2,48

Điểm trung bình chung 2,65 2,38

Kết quả khảo sát cho thấy, 85 CBQL và GV đã đánh giá mức độ quan trọng về việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn tương đối tốt (điểm trung bình chung đạt 2,65). Tuy nhiên về mức độ thực hiện, nhiệm vụ này chỉ được các CBQL và GV đánh giá ở mức khá (điểm trung bình chung đạt 2,38). Trong đó, việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo tháng được nhận thức là quan trọng nhất (điểm trung bình 2,71) và việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo năm học được thực hiện tốt nhất (điểm trung bình 2,48).

Để cung cấp thêm thông tin cho quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của các TCM tại các trường. Hầu hết các TCM lưu trữ và triển khai kế hoạch một cách khoa học, rõ nét, dễ thực hiện. Biên bản họp TCM đã triển khai và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu của tổ cụ thể, kế hoạch hoạt động năm học được xây dựng kỹ càng, tỉ mỉ, phân công đúng người, đúng việc. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, vẫn vướng mắc phải những khó khăn cần khắc phục nên kết quả chưa thật sự tốt như mong muốn trong nhận thức.

2.2.3.2. Thực trạng hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch của giáo viên trong tổ chuyên môn

Để làm rõ hơn những kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.4; chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 85 CBQL và GV về thực trạng hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch của GV trong tổ chuyên môn. Đánh giá của các CBQL và GV tại 03 trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch của giáo viên trong tổ chuyên môn của các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

STT

Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch của giáo

viên trong tổ

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm TB QT BT K.QT Tốt TB Chƣa

tốt

1 Hướng dẫn xây dựng kế

hoạch cá nhân đầu năm học 58 17 10 2,56 48 19 18 2,35 2 Giám sát giáo viên thực

hiện kế hoạch cá nhân 56 20 9 2,55 47 27 11 2,42 3 Kiểm tra, đánh giá giáo viên

thực hiện kế hoạch cá nhân 61 20 14 2,49 49 25 11 2,45

Điểm trung bình chung 2,54 2,41

Từ bảng số liệu 2.5 cho thấy:

Điểm trung bình chung đánh giá về mức độ quan trọng của các hoạt động hướng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch của giáo viên trong tổ chuyên môn đạt mức khá tốt (2,54). Trong đó hoạt động hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân đầu năm học được đánh giá là quan trọng nhất với điểm trung bình 2,56.

Mức độ thực hiện của các hoạt động này được đánh giá là ở mức khá với điểm trung bình chung 2,41. Các hoạt động được thực hiện tương đối đồng đều, cụ thể: hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân đầu năm học với điểm trung bình là 2,35; giám sát giáo viên thực hiện kế hoạch cá nhân với điểm trung bình là 2,42 và kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện kế hoạch cá nhân với điểm trung bình là 2,45.

2.2.3.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ chuyên môn

Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ chuyên môn của các trường THCS

trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

STT

Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho

giáo viên

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm TB QT BT K.QT Tốt TB Chƣa

tốt

1 Thông qua hoạt động tổ

chức chuyên đề 56 19 10 2,54 47 27 11 2,42 2 Thông qua hoạt động tổ

chức thao giảng 57 15 13 2,52 45 22 18 2,32 3 Thông qua tổ chức thi giáo

viên dạy giỏi 58 18 9 2,58 48 20 17 2,36

4

Thông qua tổ chức thi triển lãm thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm

45 26 14 2,36 39 25 21 2,21

5 Thông qua tổ chức viết

SKKN… 46 28 11 2,41 40 32 13 2,32

Điểm trung bình chung 2,48 2,33

Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hoạt động: tổ chức chuyên đề, thao giảng thi giáo viên dạy giỏi, thi triển lãm thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm, viết SKKN… được đánh giá là khá quan trọng với điểm trung bình chung là 2,48. Mức độ quan trọng của các hoạt động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên của tổ chuyên môn là khá đồng đều, xếp thứ bậc theo mức độ quan trọng: Hoạt

động tổ chức thi giáo viên dạy giỏi được đánh giá quan trọng nhất (điểm trung bình 2,58); Hoạt động tổ chức chuyên đề xếp ở vị trí thứ hai (điểm trung bình 2,54); Mức độ quan trọng thấp hơn là hoạt động tổ chức thao giảng (điểm trung bình 2,52); Mức độ quan trọng thấp nhất là hoạt động tổ chức viết SKKNtổ chức thi triển lãm thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm (điểm trung bình tương ứng 2,41 và 2,36).

Các hoạt động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên của tổ chuyên môn được thực hiện ở mức khá (điểm trung bình chung 2,33). Trong đó, thực hiện hoạt động tổ chức chuyên đề được xếp thứ nhất (điểm trung bình cao nhất 2,42); hoạt động tổ chức thi triển lãm thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm được đánh giá là thực hiện mang tính hình thức, nội dung còn chưa sáng tạo và ít được thực hiện (điểm trung bình 2,21).

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên là hoạt động chuyên môn của tổ, là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy công tác phát triển và bồi dưỡng giáo viên THCS của huyện Mê Linh đã và đang thực hiện thường xuyên nhằm phát triển chất lượng giáo dục toàn diện bậc THCS. Tuy nhiên điểm trung bình cho hoạt động này được đánh giá chưa cao, điều đó khẳng định những hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ của hoạt động này.

2.2.3.4. Thực trạng tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ chuyên môn Bảng 2.7. Thực trạng tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ chuyên môn của các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

STT Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên trong tổ chuyên môn một cách công khai, khách quan

65 13 7 2,68 59 16 10 2,58

2

Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn cùng BGH một cách có trách nhiệm

63 22 10 2,56 57 17 11 2,54

Điểm trung bình chung 2,62 2,56

Việc Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên TH và quy định khác được các CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đánh giá là quan trọng (điểm trung bình chung 2,62). Tuy nhiên, mức độ thực hiện nhiệm vụ này chỉ được đánh giá là khá tốt (điểm trung bình chung 2,56). Qua trao đổi với BGH, TTCM và GV thì phần lớn ý kiến đều cho rằng TCM trong các nhà trường đều có trách nhiệm trong việc tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và các quy định khác.

Song cần có thêm các biện pháp hỗ trợ để tăng cường hiệu quả thực hiện nhiệm vụ này.

2.2.3.5. Thực trạng đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ chuyên môn

Bảng 2.8. Thực trạng đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ chuyên môn các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

STT Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên trong tổ

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Tiến hành bình bầu khen thưởng giáo viên trong tổ một cách chính xác, khách quan, công bằng, có tình, có lý.

60 17 8 2,61 48 22 15 2,39

2

Tiến hành góp ý, phê bình giáo viên trong tổ nếu có vi phạm quy định trong chuyên môn

58 19 8 2,59 40 29 16 2,28

Điểm trung bình chung 2,6 2,34

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật các thành viên trong tổ chuyên môn là một nhiệm vụ được đánh giá là quan trọng (điểm trung bình chung 2,6) nhưng chưa được các CBQL và GV trường THCS huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thực hiện tốt (điểm trung bình chung 2,34). Phỏng vấn sâu một số CBQL cốt cán và GV trong các nhà trường, chúng tôi được cho biết: xảy ra thực trạng trên là do phần lớn các tổ chuyên môn trong các nhà trường khi tham gia bình xét thi đua, đề xuất khen thưởng, kỷ luật các thành viên trong tổ vẫn còn e dè, nể nang. Đây là một “hiện tượng” phổ biến và cần được giải quyết nhanh chóng bằng những biện pháp thiết thực, kịp thời.

2.2.3.6. Thực trạng duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định

Bảng 2.9. Thực trạng duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn của các trường THCS trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội

STT Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn

Mức độ

quan trọng Điểm TB

Mức độ

thực hiện Điểm QT BT K.QT Tốt TB Chƣa TB

tốt

1

Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên, đúng quy định

57 17 11 2,54 49 21 15 2,4

2

Mục tiêu và nội dung sinh hoạt chuyên môn được thông báo trước khi họp rõ ràng

54 23 8 2,54 40 29 16 2,28

3

Chú trọng triển khai nội dung chuyên môn theo định hướng của Ngành và của Nhà trường

60 18 7 2,62 54 21 10 2,52

4

Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn thành cơ hội để phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trong tổ chuyên môn

54 21 10 2,52 45 24 16 2,34

Điểm trung bình chung 2,56 2,39

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)