CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS Ở HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI
2.4. Đánh giá chung về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng
2.4.2. Yếu tố ảnh hưởng
Với thực trạng trên, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức, hoạt động tổ chuyên môn và các nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Khảo sát trên 85 CBQL và GV cho thấy, các yếu tố chủ quan và khách quan đều có ảnh hưởng không hề nhỏ đến thực trạng này. Kết quả cụ thể được biểu hiện ở bảng số liệu 2.18 dưới đây:
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của trường THCS ở huyện Mê Linh, Hà Nội
STT Các yếu tố
Mức độ Điểm
trung bình Ảnh
hưởng nhiều
Ảnh hưởng ít
Không ảnh hưởng
1 Yếu tố chủ quan 2,74
1.1 Mức độ ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn
66 16 3 2,74
1.2 Thời gian thường xuyên dành cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng
60 18 7 2,62
1.3 Tự bồi dưỡng về nghiệp vụ
quản lý của Hiệu trưởng 63 17 5 2,68
1.4 Tự bồi dưỡng về trình độ
chuyên môn của Hiệu trưởng 67 15 3 2,75
1.5 Năng lực quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học
68 17 0 2,8
1.6 Những đóng góp, sáng tạo kịp thời của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn
65 19 1 2,75
1.7 Quan niệm của Hiệu trưởng về vị trí, vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS
69 16 0 2,81
2 Yếu tố khách quan 2,72
2.1 Chính sách, chủ trương của 64 16 5 2,69
Đảng, Nhà nước và của địa phương
2.2 Công tác chỉ đạo, quản lý của
Phòng GD&ĐT 66 12 7 2,69
2.3 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã
hội của địa phương 60 19 6 2,64
2.4 Nề nếp sinh hoạt theo tổ,
nhóm của giáo viên 64 14 7 2,67
2.5 Điều kiện thực thi nhiệm vụ
của giáo viên 68 13 4 2,75
2.6 Năng lực quản lý của tổ
trưởng chuyên môn 72 12 1 2,84
2.7 Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của tổ trưởng và việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên cho tổ trưởng chuyên môn
69 16 0 2,81
2.8 Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường cho hoạt động tổ chuyên môn
62 17 6 2,66
2.9 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn
65 16 4 2,72
Với điểm số trung bình đạt 2,74 các yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khách quan với điểm trung bình đạt 2,72. Trong số các yếu tố chủ quan, hai yếu tố Quan niệm của Hiệu trưởng về vị trí, vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS và Năng lực quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học được cho rằng ảnh hưởng khá nhiều đến việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn (điểm trung bình lần lượt là 2,81 và 2,8). Trong số các yếu tố khách quan, các yếu tố Năng lực quản lý của tổ
trưởng chuyên môn và Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của tổ trưởng và việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên cho tổ trưởng chuyên môn cũng được đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trường (điểm trung bình lần lượt là 2,84 và 2,81).
Như vậy, với các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn, các trường cần chú ý cả hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố đó khi thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn.
Kết luận chương 2
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 03 trường THCS thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với 85 phiếu khảo sát thu được từ các CBQL và GV các trường. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn được phác họa qua các bảng số liệu, kết luận và phân tích về 05 nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.
Cụ thể như sau:
Tất cả 5 nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đều được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực hiện đầy đủ nhưng chỉ ở mức độ khá.
Trong đó, việc quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học ở tổ chuyên môn có kết quả đánh giá về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện thấp nhất.
Nội dung Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn được đánh giá quan trọng nhất và thực hiện tốt nhất.
Các yếu tố khách quan và chủ quan đều có ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất thuộc về Quan niệm của Hiệu trưởng về vị trí, vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS và Năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn.
CHƯƠNG 3