Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 106 - 114)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS Ở HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI

3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS

STT BPQL

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Điểm TB

Thứ bậc

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn

62 3 0 2,95 2

2 Xây dựng kế hoạch, quy chế sinh hoạt

chuyên môn của nhà trường 59 6 0 2,91 3

3 Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi

mới hoạt động của tổ chuyên môn 63 2 0 2,97 1 4 Tăng cường kiểm tra đổi mới hoạt

động của tổ chuyên môn 54 11 0 2,83 4

5 Xây dựng tổ chuyên môn thành “Tổ

chức biết học hỏi” 53 12 0 2,82 5

Điểm trung bình chung 2,90

- Qua kết quả khảo nghiệm có thể thấy, các CBQL và GV đánh giá rất cao tính cần thiết của 05 biện pháp đã đưa ra (điểm trung bình chung 2,9).

- Giữa các biện pháp không có sự chênh lệch nhau nhiều về điểm số đánh giá mức độ cần thiết. Trong đó, được đánh giá có mức độ cần thiết nhất là biện pháp Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn (điểm trung bình 2,97; xếp thứ bậc 1). Biện pháp được cho rằng ít cần thiết nhất là Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi (điểm trung bình 2,82; xếp thứ bậc 5).

Có thể biểu diễn mức độ cần thiết của việc thực hiện các BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS bằng biểu đồ sau:

2,95

2,91

2,97

2,83 2,82

2,70 2,75 2,80 2,85 2,90 2,95 3,00

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

Về mức độ khả thi của các biện pháp này, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS

STT BPQL

Rất khả

thi

Khả thi

Không khả

thi

Điểm TB

Thứ bậc

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn

58 7 0 2,89 1

2 Xây dựng kế hoạch, quy chế sinh

hoạt chuyên môn của nhà trường 53 12 0 2,82 4 3 Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện

đổi mới hoạt động của tổ chuyên 55 10 0 2,85 2

môn

4 Tăng cường kiểm tra đổi mới hoạt

động của tổ chuyên môn 54 11 0 2,83 3

5 Xây dựng tổ chuyên môn thành

“Tổ chức biết học hỏi” 50 15 0 2,77 5

Điểm trung bình chung 2,83

- Theo ý kiến của các khách thể khảo sát là cán bộ quản lý và giáo viên thì mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất rất cao, thể hiện qua điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,83.

- Biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là biện pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn với điểm trung bình 2,89, xếp thứ bậc 1.

- Biện pháp Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn với điểm trung bình 2,85, xếp thứ bậc 2.

- Các BPQL hoạt động tổ chuyên môn có mức độ khả thi thấp hơn là Xây dựng kế hoạch, quy chế sinh hoạt chuyên môn của nhà trường với điểm trung bình 2,82, xếp thứ bậc 4 và Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi có điểm trung bình 2,77, xếp thứ bậc 5.

Mức độ khả thi của các BPQL đề xuất được thể hiện trong biểu đồ sau:

2,89

2,82

2,85

2,83

2,77

2,70 2,75 2,80 2,85 2,90

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

Mối quan hệ, tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của việc khảo nghiệm các biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa các BPQL này ra thực tiễn quản lý giáo dục.

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của các BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS

STT BPQL

Cần thiết Khả thi Quan hệ Điểm

trung bình

Thứ bậc

Điểm trung bình

Thứ

bậc D D2

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn

2,95 2 2,89 1 1 1

2 Xây dựng kế hoạch, quy chế

sinh hoạt chuyên môn của nhà 2,91 3 2,82 4 1 1

trường

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn

2,97 1 2,85 2 1 1

4 Tăng cường kiểm tra đổi mới

hoạt động của tổ chuyên môn 2,83 4 2,83 3 1 1 5 Xây dựng tổ chuyên môn thành

“Tổ chức biết học hỏi” 2,82 5 2,77 5 0 0 Điểm trung bình chung 2,90 2,83

Để thấy được quan hệ giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các BPQL hoạt động tổ chuyên môn, đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán:

2 2

1 - 6

-1 R D

N N (1)

Trong đó:

R: hệ số tương quan

D: hiệu số thứ bậc của hai đại lượng đem ra so sánh N: số lượng các biện pháp.

Áp dụng công thức (1) cho kết quả R = 0,80.

Với kết quả hệ số tương quan R = 0,80 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa tính cần thiết và khả thi có mức độ phù hợp cao, các BPQL hoạt động tổ chuyên môn đề xuất cần thiết ở mức độ nào thì cũng có mức độ khả thi tương ứng.

Ví dụ: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi có tính cần thiết xếp bậc 5/5 với điểm trung bình 2,86 thì mức độ khả thi cũng xếp bậc 5/5 với điểm trung bình 2,82.

Mối quan hệ được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các BPQL hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội, cần phải tiến hành các biện pháp quản lý một cách đồng bộ và có hệ thống, nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn qua điều tra, khảo sát thực trạng ở chương 2, căn cứ vào các nguyên tắc cụ thể, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn cho Hiệu trưởng các trường THCS huyện Mê Linh, Hà Nội. Bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, quy chế sinh hoạt chuyên môn của nhà trường.

Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn.

Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn.

Biện pháp 5: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi.

Các biện pháp này được đánh giá có tính cần thiết và khả thi rất cao.

Giữa các biện pháp có mối tương quan chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)