Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.2. Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS

1.2.4. Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay

1.2.4.1. Ý nghĩa của đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường

Hoạt động chuyên môn trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu, sự tham gia, đóng góp của mỗi thành viên trong nhà trường góp phần tạo nên môi trường học tập giảng dạy trong học sinh và giáo viên. Hoạt động tổ chuyên môn đúng hướng, đúng quy trình, kỹ thuật tạo nên môi trường giáo dục hiểu biết, tin tưởng, hiệu quả. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên tham gia nhiệt huyết, hào hứng, định hướng là cần thiết. Khi mỗi thành viên tổ chuyên môn hiểu rõ, họ sẽ tham gia không mệt mỏi, sáng tạo trong mọi hoạt động chuyên môn. Trong các văn bản quy định về hoạt động tổ chuyên môn hiện nay. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp, trường mình.

Xã hội đã có những thay đổi về cơ chế hoạt động, về hệ thống giá trị và về nhu cầu cuộc sống, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và tâm lý xã hội đã có những đổi thay, điều kiện hoạt động của xã hội và của từng gia đình thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin được sử dụng rộng khắp trong từng lĩnh vực cuộc sống con người… Nên chúng ta không thể tiếp tục sử dụng phương pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý, theo quan niệm giáo dục và hệ thống chuẩn mực của những thập kỷ trước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập

trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.

Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường từ xưa tới nay. Để đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quán triệt cho tổ chuyên môn hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện về Giáo dục và đào tạo đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tổ chức cho tổ chuyên môn học tập để nhận thức đầy đủ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn của tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS, đồng thời phân quyền cho tổ chuyên môn về quản lý chỉ đạo chuyên môn trong tổ mình quản lý.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân tương ứng với nhiệm vụ của họ.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ, phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.

- Thực hiện công tác tham mưu với ban giám hiệu về việc tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học trong nhà trường.

- Quản lý cơ sở vật chất tài sản của tổ chuyên môn.

1.2.4.2. Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay

SHCM hiện nay thường diễn ra theo hai hình thức: tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học. Cả hai nội dung trên được nhiều trường thực hiện khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Tuy vậy, SHCM hiện nay còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi. Trước hết là chất lượng các buổi SHCM chưa cao. Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng, nhất là việc phổ biến áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Các báo cáo chuyên đề, SKKN được nghiệm thu xong thường không được áp dụng vào thực tiễn dạy học.

Đối với công tác dự giờ và đặc biệt là việc trao đổi rút kinh nghiệm sau giờ dự còn hình thức, GV kém hứng thú nên buổi thảo luận thường trầm lắng, ít ý kiến phát biểu. Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi SHCM còn hời hợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của GV. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới PPDH và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Do mục đích của dự giờ là để đánh giá xếp loại GV nên tạo ra áp lực lớn cho cả người dạy và người dự.

Người dạy sẽ chỉ ngồi nghe, còn người dự trở thành giám khảo phán xét, đánh giá. Để đổi mới SHCM theo hướng hiệu quả và bền vững cần thay đổi đồng bộ cả mục đích, phương pháp và nội dung SHCM. Thay vì đánh giá xếp loại GV, mục đích của SHCM là nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Thay vì theo áp đặt từ trên xuống, phương pháp và nội dung SHCM mới nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn dạy học của nhà trường. Thay vì quan sát GV, người dự quan sát, nghiên cứu việc học của HS. Đổi mới SHCM như vậy chính là theo tinh thần nghiên cứu bài học.

1.2.4.3. Định hướng đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay

Những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có nhiều biện pháp tích cực như giảm tải, tăng thời lượng cho một số bài học, môn học, chú trọng nhiều hơn đến cách sinh hoạt chuyên môn... cụ thể từ năm học 2006 - 2007, mô hình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được triển khai thí điểm ở một số trường tại tỉnh Bắc Giang đã thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Cán bộ quản lý trường học, các giáo viên cốt cán ở các bộ môn cần tìm hiểu, nắm rõ nội dung của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Việc phổ biến về nghiên cứu bài học trong hoạt động tổ chuyên môn với từng thành viên trong nhà trường góp phần thực hiện đúng nếu hiểu sai chúng ta sẽ quay trở lại với sinh hoạt truyền thống. Để tạo nên môi trường học tập sâu rộng, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cần đến sự liên kết thực hiện của các cụm trường, liên trường, toàn ngành. Hướng dẫn, tổ chức, sinh hoạt tổ chuyên môn gắn lý thuyết và thực hành, tổ chức các buổi sinh hoạt mẫu, rút kinh nghiệm chỉnh sửa những nội dung chưa đúng trong quá trình thực hiện.

Trong kế hoạch hoạt động, các tổ chuyên môn tổ chức thường kỳ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn; mỗi tuần dành một buổi “chuyên môn” để thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: dự giờ, suy ngẫm và thảo luận. Khi thực hiện, CBQL và TTCM là người đi đầu, tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học theo giai đoạn: tập trung, chia nhóm và tách tổ, nhóm sau khi thành thạo. Việc chia nhỏ nhóm sẽ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên được xây dựng ý kiến trong các buổi sinh hoạt tổ.

Hiện nay, hoạt động tổ chuyên môn tại trường là một hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên tại chỗ, từ thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên. Hoạt động tổ chuyên môn dựa trên “Nghiên cứu bài học”

đang được coi là công cụ để chẩn đoán, phát hiện rõ ràng, cụ thể từng vấn đề trong việc học của học sinh; suy xét và lý giải cặn kẽ, toàn diện, rộng mở các nguyên nhân liên quan, từ đó giúp giáo viên thiết kế, tiến hành bài học thực sự có chất lượng cho học sinh. Đó là một tiếp cận, mô hình hay công cụ nghiên cứu mới nhằm đảm bảo cơ hội học tập thực sự có chất lượng mọi học sinh trong từng bài học.

Tổ chuyên môn thực hiện theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các hoạt động sau:

- Lập kế hoạch hoạt động giảng dạy của từng giáo viên và của tổ. Kế hoạch thực hiện công tác đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học;

- Xây dựng phân phối chương trình môn học theo khung PPCT của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn của Sở GD&ĐT; lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện qua hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp theo PPCT môn học đã được phê duyệt. Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh: bồi dưỡng, phụ đạo, phát huy năng lực,…

- Lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nắm vững và hiểu rõ mục đích, yêu cầu nội dung môn học mà mình phụ trách theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học quy định, từng bước đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tổ chức các chuyên đề, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho các thành viên trong tổ; tổ chức thao giảng, thi giáo viên Giỏi, thi triển lãm TBDH và ĐDDH tự làm, công trình NCKH,… nhằm nâng cao trình

độ nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

- Các thành viên trong tổ thực hiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như: việc quản lý và sử dụng TBDH, việc soạn giảng, chuẩn bị bài dạy, ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy định.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục và dạy học nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.

- Tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường: công tác tổ chức, công tác xây dựng và lập kế hoạch, công tác chủ nhiệm lớp, công tác lao động hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác đoàn thể,… và các phong trào thi đua khác.

Như vậy, với các chức năng nhiệm vụ nêu trên, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường phổ thông. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học cơ sở tại cấp trường ở huyện mê linh, hà nội (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)