NHÀ VĂN VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHUYỂN THỂ

Một phần của tài liệu khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh việt nam (Trang 71 - 74)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.1 CƠ CHẾ SÁNG TẠO PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH

2.1.1 NHÀ VĂN VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHUYỂN THỂ

Cơ chế sáng tạo một tác phẩm văn học dường như rất đơn giản, đó là nhà văn, trang giấy, cây bút. Nhưng để có một tác phẩm văn học đích thực, công việc lao động sáng tạo của nhà văn là cực kỳ gian khổ và phức tạp.

Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong phim truyện điện ảnh chuyển thể được bộc lộ qua bộ phim đã hoàn thành, liên quan đến một tập thể tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Thành công của tác phẩm văn học là công sức của cá nhân nhà văn, thành công của bộ phim điện ảnh chuyển thể là công sức của cả một tập thể nghệ sĩ, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn, có sự tham gia đắc lực của khoa học kỹ thuật và kinh tế. Cho nên, nhà nghiên cứu điện ảnh Pháp Emmanuelle Toulet nhận xét: “Điện ảnh cần sự tưởng tượng bởi vì trước khi trở thành sản phẩm của bộ óc và khoa học, điện ảnh là sản phẩm tưởng tượng của

các nhà tiểu thuyết.” [71, tr.20]. Câu nói đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của tác phẩm văn học trong phim truyện chuyển thể.

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng thành công của những nhà văn nổi tiếng: “là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi âu lo bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. [142, tr.84].

Chính họ, những nhà văn như những con ong chăm chỉ, miệt mài dệt nên những áng văn thơ giá trị, làm phong phú cho đời sống tinh thần của con người.

Vì vậy, thành công của những tác phẩm văn học nổi tiếng mà các nhà văn để lại cho đời thật vô giá, đúng như nhà thơ Maiacôpski từng ca ngợi: “Những chữ ấy làm cho rung động, Triệu trái tim trong triệu năm dài.” [19, tr.148].

Quá trình sáng tác của nhà văn là một hoạt động sáng tạo phong phú đa dạng không ai giống ai, nhưng đều xuất phát từ rung động của tâm hồn tình cảm của nhà văn. Để có được một tác phẩm hoàn chỉnh, với câu chuyện hấp dẫn, nhân vật ấn tượng, nhà văn phải trải qua một quá trình làm việc miệt mài, đầy thử thách. Quá trình đó được nhà văn tích lũy từ việc hình thành ý đồ sáng tác, tìm hiểu tư liệu và chuẩn bị dữ liệu để viết. Có nhà văn viết theo trình tự từ đầu đến cuối, nhưng cũng có người vừa viết vừa tìm tư liệu và sửa chữa. Điều đó phụ thuộc vào phong cách sáng tạo thói quen riêng của từng nhà văn.

Magơrit Mitchel, nữ văn sĩ tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió có cách viết khá đặc biệt, bà viết kết luận trước khi triển khai cốt truyện, phát triển tính cách nhân vật. Giai đoạn viết là giai đoạn lao động căng thẳng nhưng tràn đầy cảm xúc, niềm vui, nổi buồn và cả âu lo suy tính về nhân vật, về tư tưởng chủ đề đặt ra trong tác phẩm. Magơrit Mitchel đã viết Cuốn theo chiều gió trong tâm trạng gần như bệnh hoạn trong suốt 10 năm trời. Người ta kể lại một đêm bà cặm cụi viết và bỗng nhiên nghe tiếng bà nức nở. Người nhà gõ cửa, nhưng bà không

mở. Sáng hôm sau, đầu tóc rối bù, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, Magơrit Mitchel thét lên “Melơni chết rồi”. Lời nói thốt ra từ trái tim nặng trĩu của tác giả khóc than cho nhân vật mà bà vô cùng yêu mến. Vì vậy, quá trình sáng tác của nhà văn được ví như thời gian mang nặng đẻ đau của người phụ nữ. Nó thật gian nan, đầy thử thách và vắt kiệt tinh thần lẫn thể lực của nhà văn. Do vậy, có những nhà văn cả đời dốc hết tâm huyết để cho ra đời một tác phẩm duy nhất như Magơrit Mitchel. [196, tập1, tr.8].

Nhà thơ nhà văn Nga Boris Pasternak, nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago. Ông đã miệt mài viết trong hơn mười năm, với những tình cảm thiết tha trong sáng đối với nước Nga và dân tộc Nga. Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tuyên bố tặng giải thưởng Nobel về văn chương cho Boris Pasternak năm 1958. Nội dung giải thưởng đã ghi nhận thành công của cuốn tiểu thuyết: “Vì sự đóng góp lớn lao vào nền thi ca trữ tình hiện đại của thế giới cũng như vào lĩnh vực các truyền thống vĩ đại của của các nhà văn xuôi Nga” [58, tr.54]

Tiểu thuyết Q and A (Câu hỏi và trả lời) của nhà văn Ấn Độ Vikas Swarup, ngay từ khi mới ra đời đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá và được dịch ra nhiếu thứ tiếng. Cuốn sách là lời tâm sự và hồi tưởng của một người phục vụ nghèo với luật sư của mình, để giải thích lí do anh trả lời được tất cả các câu hỏi trong một trò chơi truyền hình. Bằng ngôn ngữ ngắn gọn, giàu hình ảnh, tiểu thuyết tái hiện cuộc đời đầy cực khổ của anh khi sống dưới tầng đáy của xã hội, đồng thời phản ánh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Ấn Độ. Qua đó nhà văn khéo léo truyền tải những thông điệp nhân văn về giá trị của con người và tình yêu. Năm 2009, tiểu thuyết Q and A được dựng thành phim Triệu phú khu ổ chuột.

Từ nội dung nhân văn sâu sắc của tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió, điện ảnh đã có bộ phim chuyển thể màu đầu tiên nhận được 10 giải Oscar và đến nay vẫn là một trong 10 bộ phim kinh điển hàng đầu của điện ảnh thế giới. Tương tự,

cuốn sách đoạt giải Nobel về văn chương Bác sĩ Zhivago của nhà văn Nga Boris Pasternak, điện ảnh đã có một bộ phim chuyển thể kinh điển đọat 5 giải Oscar.

Với những cảm nhận sâu sắc về con người, đất nước Ấn Độ, nhà ngoại giao Vikas Swarup đã trở thành nhà văn khi cho ra đời tiểu thuyết Q and A, và cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim truyện Triệu phú khu ổ chuột vang dội thế giới. Bộ phim đã nhận 8 giải Oscar và hơn 70 giải thưởng các loại. Đó là thành quả lớn lao của các tác giả điện ảnh, nhưng“nếu không có cuốn tiểu thuyết của tôi sẽ không có phim Triệu phú khu ổ chuột.” [214, tr.458] như nhà văn Vikas Swarup khẳng định.

Quả đúng như vậy, tác phẩm văn học đã cung cấp một bộ khung sườn vững chắc về nội dung cho bộ phim tương lai. Vì vậy, việc chuyển thể những tác phẩm văn học nổi tiếng, được người đọc yêu thích sang lĩnh vực điện ảnh ngày càng phổ biến trong sản xuất phim truyện điện ảnh.

Một phần của tài liệu khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)