Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu

Số doanh nghiệp là toàn bộ các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã), đang còn tồn tại về mặt pháp lý tại một thời điểm nhất định.

Chỉ tiêu phản ánh khái quát năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; đánh giá quy mô, cơ cấu và thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như trong các ngành, các địa phương, các loại hình kinh tế. Chỉ tiêu này còn được sử dụng để tính một số chỉ tiêu khác nhƣ:

Số doanh nghiệp bình quân trên 1000 dân, số lao động bình quân trên một doanh nghiệp, số vốn bình quân trên một doanh nghiệp, một số chỉ tiêu chủ yếu khác phân theo quy mô doanh nghiệp…

2.3.2 Số lao động của doanh nghiệp

Số lao động của doanh nghiệp là tất cả những người mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương/ trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (gồm tiền công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh). Gồm hai loại:

(i) Lao động thời điểm là Tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm nào đó, không phân biệt lao động đó đã có trong danh sách của doanh nghiệp suốt thời kỳ hay mới đƣợc tuyển vào. Ví dụ:

Lao động tại thời điểm đầu năm: 01/01 hoặc tại thời điểm cuối năm: 31/12.

(ii) Số lao động bình quân là Số lao động trung bình của một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Lao động bình quân đƣợc tính trên cơ sở lao động có tại các thời điểm. Lao động bình quân của doanh nghiệp có thể tính theo tháng, quý, năm. Ví dụ:

• Lao động bình quân năm (Người) = (Tổng số lao động bình quân của 4 quý trong năm) / 4 Hoặc:

• Lao động bình quân năm (Người) = (Tổng số lao động bình quân của 12 tháng trong năm) / 12 Lao động bình quân cũng có thể tính riêng cho từng loại lao động hoặc tính chung cho toàn bộ lao động hiện có của doanh nghiệp, tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu.

2.3.3 Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp là tổng số vốn tự có (nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp) của doanh nghiệp và các khoản nợ phải trả. Công thức tính:

Nguồn vốn của doanh nghiệp = (Nguồn vốn chủ sở hữu) + (Nợ phải trả) Trong đó:

(i) Nguồn vốn của doanh nghiệp theo thời điểm là tổng nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các khoản nợ phải trả có tại thời điểm nhất định (thường là có đến thời điểm đầu năm vào ngày 01/01 hoặc thời điểm cuối năm vào ngày 31/12) với cách tính cụ thể nhƣ sau:

Đối với vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp (kể cả vốn góp liên doanh, vốn của các cổ đông) đầu tƣ vào doanh nghiệp đƣợc tính bằng cách lấy số vốn đầu tƣ ban đầu cộng (+) với số vốn đầu tƣ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh trừ (-) số vốn bị giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là tổng số vốn của chủ doanh

nghiệp đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh hiện có đến thời điểm báo cáo. Đối với các quỹ của doanh nghiệp lấy theo số dƣ có quỹ (tồn quỹ) tại thời điểm báo cáo.

Đối với các nguồn sở hữu khác lấy theo số dƣ tại thời điểm báo cáo. Đối với nợ phải trả lấy theo số dƣ nợ còn phải trả hoặc phải thanh toán với chủ nợ hay khách hàng tại thời điểm báo cáo, không tính theo số cộng dồn các khoản vay nợ trong kỳ.

(ii) Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bình quân:

Là số vốn bình quân của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Công thức tính:

• Tổng nguồn vốn bình quân năm = (Tổng nguồn vốn bình quân 12 tháng trong năm) / 12 Hoặc

• Tổng nguồn vốn bình quân năm = (Tổng nguồn vốn bình quân 4 quí trong năm)/4 Hoặc

2.3.4 Tổng sản phẩm địa phương (GRDP)

Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ đƣợc tạo ra trên địa bàn tỉnh trong một thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Tổng sản phẩm trên địa bàn đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.

(i) Tính tốc độ tăng 6 tháng, năm: Tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn của kỳ này hoặc của năm nay so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá so sánh (giá năm gốc).

dGRDP(%) =

GRDPn

x 100 - 100 GRDP0

Trong đó:

GRDPn: GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm báo cáo

GRDP0: GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.

(ii) Tính tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm) Trong đó:

dGRDP = ( 1 1)x100 GRDPo

GRDPn

n

dGRDP - Tốc độ tăng GRDP bình quân thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n

GRDPn - GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm n) của thời kỳ nghiên cứu GRDPo - GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

2.3.5 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn là toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định trên phạm vi một tỉnh/thành phố, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu thực hiện các hoạt động sản xuất trong hay ngoài tỉnh/thành phố. Giá trị sản xuất đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.

tế, loại hình kinh tế trong phạm vi hành chính của tỉnh/thành phố. Nội dung giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố sau:

- Doanh thu thuần bán hàng hóa và dịch vụ

- Doanh thu bán phế liệu thu hồi, sản phẩm tận thu

- Doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có người điều kiển - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất phụ

- Chênh lệch sản phẩm dở dang - Chênh lệch thành phẩm tồn kho

- Chênh lệch hàng gửi đi bán chƣa bán đƣợc Giá trị sản xuất đƣợc tính theo giá cơ bản và giá sản xuất.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản:

là số tiền người sản xuất nhận được được trừ đi thuế đánh vào sản phẩm cộng với trợ cấp sản phẩm. Giá trị sản xuất theo giá cơ bản không bao gồm phí vận tải do người sản xuất trả khi bán hàng.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất:

là số tiền người sản xuất nhận được trừ đi thuế VAT hay thuế khấu trừ

tương tự. Giá trị sản xuất cũng không bao gồm phí vận tải do người sản xuất trả khi bán hàng.

- Giá trị sản xuất đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế đƣợc đánh giá theo giá dùng trong giao dịch của năm báo cáo, nhằm phản ánh giá trị trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với sự vận động của tiền tệ, tài chính và thanh toán.

+ Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh đƣợc đánh giá theo giá thực tế của năm đƣợc chọn làm gốc, để nghiên cứu thay đổi thuần về khối lƣợng và loại trừ sự biến động của các yếu tố giá cả. Có ba phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá so sánh, đó là:

+ Phương pháp giảm phát là phương pháp dùng chỉ số giá phù hợp để loại trừ sự biến động về giá của chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá thực tế của năm cần tính.

+ Phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá là giá trị sản xuất tính theo từng loại sản phẩm bằng cách lấy khối lƣợng sản phẩm năm cần tính nhân với đơn giá sản phẩm chọn làm năm gốc so sánh.

+ Phương pháp ngoại suy khối lượng là lấy giá trị của năm gốc nhân với chỉ số khối lƣợng phù hợp của năm cần tính với năm g

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)