CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.6 Thực trạng hỗ trợ từ tỉnh Thái Nguyên và những tồn tại
Trong số các chính sách hiện hành, có nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách thương mại. Trong thời gian qua Thái Nguyên đã có nhiều chính chính sách và biện pháp hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực này nhƣ:
Một là, giảm thuế sử dụng đất cho các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh trong những năm đầu
Hai là, xây dựng khu công nghiệp ở đó cung cấp cho các doanh nghiệp những điều kiện kinh doanh thuân lợi về mặt bằng, nhà xưởng điện nước và các điều kiện kinh doanh khác với giá rẻ hơn rất nhiều.
Ba là, xây dựng mạng lưới giao thông thuận lợi thông suốt với các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ quá trình giao nhận mua bán sản phẩm hàng hoá, nguyên liệu của doanh nghiệp.
Bốn là, cho phép cá nhân hoặc tổ chức đƣợc phép góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên chính sách đất đai còn nhiều điểm chƣa rõ ràng việc quy định không đƣợc sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích (thậm chí cả việc dùng dất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp) là chƣa thoả đáng, không khuyến khích
sử dụng đất có hiệu quả hơn. Cần nghiên cứu để mở rộng quyền cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý đất.
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣ ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng (tích luỹ trong nền kinh tế quá thấp) không thể chỉ trông đợi vào ngân sách Nhà nước. Điều quan trọng là phải phát huy được sức mạnh tổng hợp, Nhà nước và Nhân dân cùng làm trên cơ sở phát huy vốn của Nhà nước, sức mạnh và vốn của dân có sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Hơn nữa mặc dù đã sửa đổi và bổ sung nhiều quy định nhƣng vẫn còn một số vấn đề nhƣ :
Thứ nhất, đối với đất sử dụng vào công nghiệp và kinh doanh vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh về các quyền.
Thứ hai, những hạn chế cản trở việc chuyển nhƣợng, thế chấp quyền sử dụng đất nhất là những hạn chế về thủ tục hành chính vẫn tiếp tục tồn tại và có thể tồn tại trong thời gian dài
Thứ ba, hệ thống thông tin về đất đai còn rất hạn chế làm cho người có nhu cầu sử dụng đất mất nhiều công sức và thời gian
Các thủ tục hành chính về chuyển đổi, chuyển nhƣợng thế chấp, thuê, thuê lại, thừa kế còn rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng đối tƣợng sử dụng dất và hình thức chuyển giao đất hay cho thuê đất.
b. Lao động
Lao động một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể nói trình độ lao động là vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về vấn đề lao động chính quyền địa phương cũng có những giải pháp hỗ trợ như:
(i) Tổ chức nhiều cuộc nói chuyện về chủ đề kinh doanh ngành nghề luật pháp và môi trường cho các doanh nghiệp nhằm định hướng kinh doanh và nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Với việc làm đó đã nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp
(ii) Đƣa các chuyên gia xuống các cơ sở kinh doanh nhằm đào tạo trình độ công nhân (iii) Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ và kỹ thuật sản xuất
(iv) áp dụng những quy định về mức lương tối thiểu dành cho người lao động (v) áp dụng hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động có thể yên tâm sản xuất
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trƣòng bắt buộc phải đối mặt với chính sách đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy chính sách và cơ chế đào tạo nhìn chung chƣa đổi mới kịp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế địa phương. Trên địa bàn có bảy trường đại học, gần hai mươi trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và nhiều trung tâm dạy nghề cùng với rất nhiều lớp dạy nghề tƣ nhân nhƣng điểm yếu nhất của giáo dục và đào tạo nghề là không gắn với nhu cầu việc làm và thị trường nói chung.
Do vậy tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là các doanh nghiệp phải bỏ tiền tự đào tạo cả tay nghề cho công nhân và cho chủ doanh nghiệp. Tỉnh Thái Nguyên chƣa có những chính sách và biện pháp phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tao công nhân và chủ doanh nghiệp nhƣ : Miễn giảm đối với chi phí đào tạo, hỗ trợ thành lập các trung tâm đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, hình thành các tổ, hội của các doanh nghiệp để trao đổi thông tin, kinh nghiệm - Một trong những cách đào tạo thực tế.
Kết quả điều tra cho thấy : Trình độ lao động và quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế : 11% lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa học hết trung học phổ thông, gần 30% chủ doanh nghiệp chưa qua trường đào tạo. Đây là một trong những yếu tố làm giảm năng suất và chất lƣợng sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
c. Thị trường
Chính sách này trước hết phải đảm bảo cạnh tranh bình đẳng không có hiện tƣợng độc quyền, Tuy nhiên bảo đảm sự bình đẳng không có nghĩa là loại trừ sự hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần bảo đảm sự bình đẳng đó. Vì thực chất doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực tài chính, kinh tế rất hạn chế của mình thì khó cạnh tranh bình đẳng. Do đó nếu không đƣợc hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa sẽ rơi vào tình trang lép vế so với các doanh nghiệp lớn. Trong đó vấn đề thị trường cạnh tranh, sự hỗ trợ của tỉnh đã tiến hành thông qua một số biện pháp sau đây :
Thứ nhất, tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách. Trong khi Trung Ƣơng là chủ đầu tƣ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cỡ lớn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa rất ít khả năng tham gia thực hiện thì các dự án quy mô nhỏ thường do chính quyền các cấp ở địa phương làm chủ đầu tư lại có vẻ rất thích hợp với năng lực hạn chế về tài chính kinh tế và quản lý của một doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp lại. Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay cả trong các lĩnh vực chi tiêu công cộng khác của chính quyền. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể đóng vai trò cung ứng quan trọng các giải pháp có thể là :
(i) Công khai hoá các điều kiện nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đấu thầu các công trình công cộng kể cả đấu thầu cung ứng các sản phẩm, trang thiết bị phục vụ hàng ngày trong các cơ quan Nhà nước các cấp, đấu thầu sửa chữa nhà cửa thiết bị của cơ quan Nhà nước .
(ii) Công khai hoá thông tin về kế hoạch xây dựng cơ bản kế hoạch mua sắm trang thiết bị công tác của cơ quan Nhà nước các cấp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có kế hoạch tham gia đấu thầu
(iii) Nếu điều kiện cho phép và phù hợp với quy định hiện hành thì có thể chia dự án thành các gói thầu nhỏ để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia.
(iv) Khuyến khích mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu.
Tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng đảm bảo thị trường công ăn việc làm cho cả chủ doanh nghiệp và người lao động vừa tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mặt khác hiện nay khi các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm nhƣng rất khó tiêu thụ sản phẩm do đó đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay ở Thái Nguyên đã có các
trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Các siêu thị đƣa ra các quầy giới thiệu và bán các sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức các hội chợ nghề nghiệp và trƣng bày sản phẩm.
Ngoài ra còn tổ chức các lớp huấn luyện các hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh không chỉ tồn tại những doanh nghiệp có quy mô lớn mà còn tồn tại các doanh nghiệp nhỏ. Song do những hạn chế so với các doanh nghiệp lớn mà đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải tìm ra thị trường riêng cho mình đó là các thị trường ngách. Thái Nguyên đã có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu thị truờng. Việc trước tiên là thu thập những thông tin về nhu cầu từ phía khách hàng. Đó là những thông tin về đặc điểm tâm lý ( Hiểu biết về nhãn hàng, nhận định đánh giá các sản phẩm khối lƣợng mua, tần suất mua, tiêu chuẩn đánh giá tình thế sử dụng ), các thông tin về đặc điểm dân cƣ xã hội ( giới tính tuổi quan hệ gia đình, tầng lớp nghề nghiệp văn hoá nơi ở). Đối với sản phẩm là tƣ liệu sản xuất thì có một số đặc điểm nhƣ lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp quy mô tổ chức đóng vai trò quan trọng.
Quá trình xử lý các thông tin này sẽ cho phép các doanh nghiệp chia khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau. So sánh nhu cầu của các nhóm khách hàng này với những sản phẩm hiện có trên thị trường doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy những nhóm khách hàng nào còn chƣa có sản phẩm phù hợp đáp ứng hoặc những nhu cầu đặc biệt của một nhóm khách hàng nào đó chƣa đƣợc đáp ứng đúng mức.
Công việc cuối cùng của doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ còn là lựa chọn và xác định ra ngách thị trường phù hợp với mình.
Mặc dù đã có nhiều cải tiến và đổi mới trong thời gian qua nhằm hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển song vẫn còn nhiều bất cập trong chính sách cạnh tranh và thị trường như :
Vẫn còn tư tưởng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế tương đối nặng nề. Điều này không chỉ thể hiện trong nội dung các quy định, chính sách mà còn thể hiện cả trong hành vi ứng xử của một số công chức Nhà Nước trong cơ quan thi hành chính sách.
Cơ chế quản lý còn làm xuất hiện tương đối nhiều chi phí giao dịch không cần thiết làm tiêu mòn tiềm lực của các doanh nghiệp cảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vấn đề bảo vệ bản quyền không đƣợc thực thi một cách nghiêm túc nạn hàng giả còn tràn lan nên không khuyến khích đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới hoặc họ gặp tương đối nhiều khó khăn trong việc phát triển và bảo vệ thị trường ngách
Thông tin định hướng về thị trường sản phẩm cho doanh nghiệp còn hạn chế, do vậy ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tổ chức giới thiệu trƣng bày và tìm nơi tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp chưa được thường xuyên và do đó mức độ hiệu quả chưa cao.
Chi phí thông tin, quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp còn cao làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy sự hỗ trợ chính quyền trên địa bàn tỉnh là rất quý giá nhƣng so với lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn hiện nay cùng với những hạn chế vốn có của nó trên con đường kinh doanh thì sự hỗ trợ đó vẫn là chưa đủ chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó ngay trong cơ chế chính sách hỗ trợ cũng xuất hiện những hạn chế làm ảnh hưởng không ít tới sự phát triển kinh doanh
CHƯƠNG 4