Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.5 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thái Nguyên phải phát huy mọi nguồn lực, vƣợt thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, phấn đấu tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Muốn vậy nhiệm vụ đặt ra là phải tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển các ngành dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh

doanh và đời sống, khuyến kích các thành phần tham gia đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.

Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đã không ngừng được đổi mới, thể hiện qua:

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước

Trong công tác tổ chức bộ máy đã kiện toàn hệ thống đăng ký kinh doanh từ tỉnh đến huyện theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định 02/2000/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tƣ 05/TT- LB của Bộ nội vụ về thành lập Phòng ĐKKD cấp tỉnh và huyện. phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương (tháng 7/2000) UBND tỉnh có quyết định thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh trên cơ sở tổ chức lại phòng doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, có nhiệm vụ tham mưu giúp ngành, đề suất với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cơ chế, chính sách quản lý, cho phép thành lập và chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhƣng không theo dõi trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các sở ngành kinh tế- kỹ thuật, UBND cấp huyện đã tiến hành rà soát lại cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính, Kế hoạch, các phòng chuyên môn, đã tham mưu cho tỉnh thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, Trung tâm khuyến công, bố trí cán bộ theo dõi, quản lý hoạt động đối với doanh nghiệp tư nhân, phù hợp chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao (Cục thuế có gần 30 cán bộ; các Sở Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, có một phòng (2- 3 cán bộ), còn lại các sở Giao thông, Nông nghiệp và PTNN, xây dựng, bố trí từ 1- 2 cán bộ kiêm nhiệm, giúp sở theo dõi quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động thuộc lĩnh vực ngành.

Thứ hai, về môi trường chính sách phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh

Để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển có hiệu quả cần phải có một hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô của Nhà nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng phải thống nhất tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển. Các chính sách thường sử dụng là: Chính sách đầu tư, chính sách thuế,

chính sách tài chính tín dụng, chính sách thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai, chính sách công nghệ…

Thứ ba, về chính sách thuế

Thuế là một trong những công cụ quản lý điều tiết vĩ mô rất quan trọng, tạo nguồn thu ngân sách, đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế xã hội, nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế…Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng khéo léo, linh hoạt chính sách thuế theo đúng đặc thù riêng của tỉnh. Tỉnh có các chính sách vận dụng cho từng loại thuế, kèm theo chế độ miễn giảm cho từng đối tƣợng chịu thuế, vì vậy giai đoạn 2008-2013 chính sách thuế đã có tác động rất lớn đến sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, sự vận dụng chƣa đƣợc triệt để theo từng lĩnh vực, từng địa bàn, đôi lúc bị chồng chéo giữa các loại thuế gây mất công bằng, mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các thành phần sở hữu. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng hình thức thuế theo quy định của Nhà nước như:

Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…. Qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn thì hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng biều mẫu báo cáo quyết toán thuế còn khá phức tạp và chƣa thực tế, chƣa phù hợp với trình độ của đại đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thủ tục miễn giảm thuế trong ƣu đãi đầu tƣ còn nhiều khó khăn phức tạp, chƣa minh bạch, trong khi triển khai thực hiện. Thủ tục hoàn thuế VAT còn quá phức tạp và kéo dài, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ cơ sở pháp lý, hoá đơn chứng từ để chứng minh mua bán thành phẩm, nguyên liệu đầu vào là của hộ dân không có hoá đơn VAT.

Thứ tư, về chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng

Nhiều DNN&V thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông công. Việc thực hiện chính sách đất đai cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp chƣa thống nhất ở các huyện, thành phố nên có nơi vẫn chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. Đối với chính sách đất đai của tỉnh đã quy định rõ ràng đối với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp theo quy hoạch tổng thể của tỉnh, nhƣng khi đi vào vận dụng thực tế chính sách này chƣa

đƣợc triển khai đúng đắn hoặc triển khai rất chậm. Tình hình sử dụng đất đai sai mục đích còn diễn ra phổ biến. Theo thống kê thì năm 2013 có tới 20 vụ sử dụng và cấp giấy phép sai quy định. Trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay hoặc với mặt bằng cũ do lịch sử để lại, hoặc được cấp mới tùy thuộc từng địa phương không theo quy hoạch. Chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước) được cấp quyền sử dụng đất, còn đa số phải thuê đất. Còn có sự phân biệt đối xử trong giao, cho thuê đất giữa DNNN với DN Ngoài quốc doanh;

giữa DN lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa; thời gian, thủ tục còn rườm rà, kéo dài.

Giá đất còn cao và tiêu chí để đƣợc thuê đất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là DN ngoài quốc doanh không đáp ứng đƣợc. Nguyên nhân là lƣợng đất ở các khu công nghiệp còn ít, không đủ khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu đất chỉ vài ngàn m2 cho một dự án

Đối với phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ như: mạng lưới giao thông mạng lưới điện, mạng lưới cấp và thoát nước…Thái Nguyên đã có những đầu tư rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng so với mặt bằng chung của cả nước còn chậm, chưa đồng bộ và chƣa có tác động lớn đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ năm, về chính sách hỗ trợ vốn

Trong quá trình phát triển thì vấn đề bức xúc nhất của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là vốn. Vốn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn về vốn, trong khi nhu cầu vốn của toàn xã hội đang ngày càng ra tăng. Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn vốn chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ người thân bạn bè…Trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán còn chƣa phát triển đầy đủ, còn chứa đựng nhiều rủ ro thì chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước và của tỉnh là một hướng quan trọng để giải quyết vấn đề vốn hiện nay của doanh nghiệp. tỉnh đã mở rộng đối tƣợng vay, cải cách hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng, áp dụng các hình thức tín dụng…nhất là cho phép các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tạo nguồn vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, về chính sách công nghệ, đào tạo:

Đây là chính sách tương đối mới được vận dụng tại tỉnh Thái Nguyên thông qua các cơ quan, tổ chức dưới hình thức tư vấn công nghệ và đào tạo. Các trung tâm tư vấn công nghệ, trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tƣ công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng đảm bảo đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp. Hàng năm tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, thiết kế mẫu mã, chế tạo sản phẩm mới, đƣa vào sản xuất các nguyên vật liệu mới, các linh kiện thiết bị có hàm lƣợng kỹ thuật cao, có chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hệ thống quản lý theo ISO,...

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)