CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.3 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.5 Một số nhóm ngành nghề kinh doanh cơ bản
Đây là nhóm ngành nghề truyền thống và thế mạnh của Thành phố Thái Nguyên nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng mà các địa phương khác không có đƣợc. Nói tới công nghiệp Thái Nguyên không thể không đề cập tới nhóm ngành nghề này.
Bảng 3.14: Phát triển nhóm ngành luyện kim đen, cơ khí của khu vực ngoài quốc doanh
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
1. Sản phẩm chủ yếu - - - - -
Thép cán kéo các loại Tấn 715.200 807.100 823.600 706.000 656.700
Thiếc thỏi Tấn 1.143 1.346 1.224 927 810
Thép thỏi Tấn 32.400 27.500 17.600 19.200 16.200
2. Giá trị tổng sản lƣợng Tỷ VNĐ 2.514,1 2.613,4 2125,7 2.245,3 2.106,8 3. So với GTTSL công nghiệp
của tỉnh % 32,5 33,2 31,7 34,6 32,4
( Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên )
Với khu vực ngoài quốc doanh của tỉnh, do đƣợc kế thừa nguyên liệu phế, đặc biệt là đƣợc kế thừa nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên nên nhóm ngành nghề này phát triển rất mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng trên dưới 100 cơ sở hoạt động trong nhóm ngành nghề này (chiếm khoảng 10% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh), trong đó chủ yếu là các tổ sản xuất hợp tác và hộ gia đình cá thể ( chiếm trên 90% ). Do tính chất ngành nghề nên các cơ sở tập trung chủ yếu ở các phường, xã ngoại thành. Số còn lại nằm rải rác trong nội thành, với mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các hộ dân xung quanh.
Đối với ngành luyện kim, do đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và vốn lớn nên chỉ có 17 cơ sở sản xuất với thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân và hợp tác xã. Vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp là khoảng 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay chủng loại sản phẩm của ngành này chƣa đa dạng, chủ yếu là thép cán cho xây dựng, Sản phẩm bình quân hàng năm là khoảng 700.000 tấn (Bảng 3.14).
Với các ngành còn lại nhƣ: Đúc gang, sửa chữa, lắp ráp, gò, hàn, sản xuất nông cụ nhỏ…do không đòi hỏi trình độ tay nghề kỹ thuật cao và lƣợng vốn quá lớn nên phát triển khá mạnh mẽ với rất nhiều cơ sở ( thuộc thành phần kinh tế hộ cá thể tiểu chủ, tổ hợp tác là chủ yếu ), thu hút hàng ngàn lao động công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở này hoạt động khá tự phát và phân tán với công nghệ hết sức lạc hậu, phần lớn sản xuất sản phẩm có tính chất nguyên liệu thô nên tiêu tốn nhiều nguyên liệu, song giá trị lại rất thấp. Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhân dân trong tỉnh, ngoài gang đúc chi tiết ra, các sản phẩm khác chƣa đủ chất lƣợng xuất khẩu. Nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trên là do hầu hết các cơ sở đều thiếu vốn nên không có khả năng đổi mới công nghệ cũng nhƣ đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
b. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một trong các nhóm ngành công nghiệp có lợi thế phát triển ở tỉnh Thái Nguyên. Các lợi thế có thể kể đến là: Trên địa bàn tỉnh có một trữ lƣợng khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng khá lớn với nhiều chủng loại khác nhau; lực lƣợng lao động hết sức dồi dào, giá nhân công thấp; Mặt khác tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt qui hoạch và
mở rộng, nên cùng với việc dân số tăng là quá trình đô thị hoá với nhu cầu xây dựng ngày càng tăng…
Mặc dù có đƣợc những lợi thế khá lớn nhƣng cho đến nay nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên chƣa phát huy đƣợc những lợi thế đó.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay, ở khu vực ngoài quốc doanh chỉ có khoảng trên 70 cơ sở hoạt động trong nhóm ngành này, trong đó chỉ có hai cơ sở có qui mô sản xuất tương đối lớn là công ty cổ phần đá ốp lát & vật liệu xây dựng (vốn gần 20 tỷ đồng) và công ty cổ phần thương mại Thái Nguyên ( vốn 15 tỷ đồng), còn lại toàn bộ là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng tổ sản xuất và hộ gia đình cá thể.
Bảng 3.15: Phát triển nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng khu vực ngoài quốc doanh
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
1. Sản phẩm chủ yếu - - - -
+ xi măng Tấn 351.200 198.700 161.550 220.000 232.750 + ống cống, cột điện Chiếc 8300 9000 9500 10000 10000 + Gạch xây dựng Tr. viên 167,8 177,5 174,1 117,5 116,5
+ Gạch lát nền Tr. viên 3,7 2,9 2,1 2,3 2,6
2. Giá trị tổng sản lƣợng Tỷ đồng 1.316,2 1.438,8 1.739,04 2.599,8 2.342,7 3. So với GTTSL công
nghiệp của tỉnh % 16,7 17,4 20,3 22,0 23,2 ( Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên )
Các sản phẩm chủ yếu của nhóm ngành này bao gồm: Gạch nát nền, gạch đỏ, đá ốp lát, bê tông đúc sẵn, ống cống xây dựng, vôi, sỏi. Do công nghệ cũ lạc hậu nên chất lƣợng sản phẩm tuy đã đƣợc nâng lên qua các năm nhƣng sức cạnh tranh vẫn rất thấp và hiện đang bị các sản phẩm gạch hoa lát nền, gạch ốp tường…của Trung Quốc chèn ép dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở do không đủ sức cạnh tranh nên phải ngừng sản xuất hoặc chuyển hướng kinh doanh. Cơ sở sản xuất có qui mô lớn nhất và lâu đời nhất là HTX Tiến thành cũng đang trong tình trạng hết sức khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ đƣợc, công nhân thiếu việc làm, một số nhà xưởng và máy móc thiết bị đã nằm "chết" 2-3 năm nay.
Do các sản phẩm gạch đòi hỏi công nghệ cao bị hàng ngoại lấn áp nên hiện nay các sơ sở trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào sản xuất các "sản phẩm thô"
không có sự cạnh tranh của hàng ngoại nhƣ: Tấm lợp, bê tông đúc sẵn, ống cống xây dựng, gạch đất nung, cột điện…
Theo tổng hợp từ Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, mặc dù còn nhiều tồn tại, khó khăn nhƣng nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh, vẫn là nhóm ngành có tỷ trọng lớn, thu hút một lƣợng đáng kể nhân công lao động công nghiệp (chiếm 18,5% lao động công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh), đóng góp 12% vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh.
c. Nhóm ngành chế biến nông lâm sản
Là một địa bàn vùng trung du miền núi với tổng diện tích đất nông lâm nghiệp chiếm xấp xỉ 80% tổng diện tích đất tự nhiên, tỉnh có một nguồn nông lâm sản rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là lâm sản. Đây chính là lý do giải thích tại sao nhóm ngành nghề chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lại phát triển rất mạnh mẽ và luôn là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh những năm qua.
Bảng 3.16: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoài quốc doanh tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
Số cơ sở Cơ sở 432 531 594 621 651
Số lao động Người 2156 1981 2471 2520 2698
Giá trị tổng sản lƣợng Tỷ
VNĐ 6.347,9 7.604,8 10.333,5 11.865,2 12.764,9
So với GTSLCNNQD tỉnh % 21,8 25,2 26,7 31 30,2
(Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống dân cƣ ngày càng nâng cao...đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển trong mọi thành phần kinh tế với qui mô và hình thức tổ chức sản xuất thích hợp. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành những ngành công nghiệp chế biến chính như : chế biến lâm sản, chế biến chè, nước quả, bia, nước khoáng, mỳ, chế biến thịt,…và các ngành chế biến khác. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chè rất
phát triển, sản phẩm chè của tỉnh không chỉ tiêu thụ trên thị trường của cả nước mà còn được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.
Theo đà khởi sắc và phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm sản cả nước, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản tỉnh Thái Nguyên cũng phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian qua.
Tốc độ tăng bình quân của nhóm ngành này trong giai đoạn 2005-2013 là 40,24%, cao nhất trong số các nhóm ngành công nghiệp của tỉnh.
Cũng giống nhƣ hai nhóm ngành trên, sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có đóng góp rất lớn của khu vực ngoài quốc doanh (Bảng 3.16). Hiện nay khu vực này có tới 651 cơ sở chế biến nông lâm sản thu hút 2.698 lao động công nghiệp thường xuyên và hàng ngàn lao động thời vụ, đóng góp 12.764,9 tỷ đồng giá trị sản lƣợng, chiếm 64,91%