CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1 Giới thiệu tổng quan chung về tình hình tự nhiên kinh tế xã hội của Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
3.1.2 Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các
huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ: Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, các di tích lịch sử nhƣ: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay,Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài.
3.1.3 Dân số, nguồn nhân lực, truyền thông văn hoá của dân cư
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 7 Trường Đại học, 16 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động;
Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác xứng tầm nhƣ: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mƣa Bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...
3.1.4 kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhƣng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...
Năm 2012 kinh tế cả nước phải chịu những tác động từ những bất ổn và suy thoái của kinh tế thế giới, đặc biệt khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế; tuy nhiên kinh tế Thái Nguyên với đặc điểm là phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nhẹ hơn so với cả nước. Bên cạnh đó, bằng những chính sách mạnh mẽ, kịp thời, phù hợp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 trên địa bàn đã dần phục hồi trong quý II và phát triển ổn định trở lại trong quý III và quý IV/2012, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 6,81%; GDP bình quân đầu người/ tháng năm 2012 đạt 1,747 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và
tăng 361.000 đồng/người so với năm 2011; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn là 28.928,0 tỷ đồng, Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 136,5 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 100,7 triệu USD, Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 8.871,2 tỷ đồng. Riêng thu nội địa 3.087,2 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) đạt 8.614,64 tỷ đồng, giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ƣớc đạt 54 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2012 là 925 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2011; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 503,3 nghìn tấn, bằng 101,3% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại đƣợc 801 ha, đạt 111,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2012 là 51,6%, Nhóm chỉ tiêu xã hội:
Tỷ suất sinh thô trên địa bàn năm 2012 đạt 15,12%, giảm 0,2% so với năm 2011, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
- Tạo việc làm mới cho 18.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đƣợc 2.300 người, đạt 100% kế hoạch điều chỉnh.
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2012 là 11,29%, giảm 4,15% so với năm 2011, - Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 15,1%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là 3 năm gần đây (2011, 2012, 2013) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.