Kết quả sản xuất kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với việc mở rộng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cùng với sự thông thoáng trong kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên đã có kết quả rất khả quan trong thời gian qua.

Theo phân tích ở trên việc thu hút lao động và lương bình quân qua các năm tăng lên đáng kể. Mặt khác giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế tăng dần qua các năm. Theo bảng 3.9 công nghiệp và xây dựng năm 2013 đạt 36.927,0 tỷ đồng tăng 1,62 lần so với 2008 chiếm 61,1 % tổng giá trị sản xuất của toàn Tỉnh. Bên cạnh đó Ngành nông, lâm nghiệp thủy sản và dich vụ cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Cụ thể, nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 đạt 9.365,3 tỷ đồng tăng 36,53% so với năm 2008 và dịch vụ tăng tương ứng là 57,33 % đạt 14.067,7 tỷ đồng.

Bảng 3.9 Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế ( theo giá so sánh 2010)

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ đồng

Tổng 35.585,7 43.609,1 48.586,3 53.174,5 56.137,9 60.360,0 Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 6.859,1 7.180,9 7.604,8 8.035,3 8.695,2 9.365,3 Công nghiệp và xây

dựng 22.785,6 26.375,6 29.533,2 32.771,5 34.899,0 36.927,0 Dịch vụ 8.941,0 10.052,6 11.448,2 12.367,8 13.137,6 14.067,7

Cơ cấu (%)

Tổng 114,1 113,0 111,4 109,4 106,7 106,4

Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 105,3 104,7 105,9 105,7 108,2 107,7

Công nghiệp và xây

dựng 117,5 115,8 112,0 111,0 106,5 105,8

Dịch vụ 113,0 112,4 113,9 108,0 106,2 107,1

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Bảng 3.10 Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế (theo giá hiện hành)

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ đồng

Tổng số 35.810,3 44.259,4 48.586,3 64.089,9 72.949,6 80,692,2 Kinh tế Nhà nước 16.147,0 20.130,8 21.943,3 27.849,9 30.248,1 31.956,3 Kinh tế ngoài NN 18.266,2 22.260,7 24.481,6 33.978.1 40.276,6 45.828,2 Kinh tế có vốn ĐTNN 1.397,1 1.867,9 2.161,4 2.261,9 2.424,9 2.907,7

Cơ cấu (%)

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Kinh tế Nhà nước 45,09 45,48 45,16 43,45 41,46 39,60 Kinh tế ngoài NN 51,01 50,30 50,39 53,02 55,21 56,79 Kinh tế có vốn ĐTNN 3,90 4,22 4,45 3,53 3,32 3,60

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Cũng qua bảng 3.10 ta thấy giá trị sản xuất theo giá hiện hành của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trong tương đối lớn với giá trị sản xuất là 45.828,2 tỷ đồng chiếm 56,79 % giá trị toàn tỉnh.

Theo bảng 3.11 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh của doanh nghiệp ngoài Nhà nước hàng năm gần 8% . Năm 2013 đạt 14.848,4 tỷ đồng chiếm 58,89%

tổng sản phẩm trên địa bàn của của tỉnh.

Bảng 3.11 Tổng sản phẩm và chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm theo loại hình kinh tế (theo giá so sánh 2010)

2005 2010 2011 2012 2013

Tỷ đồng

Tổng số 12.092,0 20.368,1 22.152,5 23.661,1 25.212,7 Kinh tế Nhà nước 5.402,3 8.912,5 9.207,4 9.533,3 9.937,1 Kinh tế ngoài NN 6.488,3 11.204,6 12.702,4 13.760,9 14.848,8 Kinh tế có vốn ĐTNN 201,4 251,1 242,8 366,9 426,8

Chỉ số phát triển ( Năm trước = 100) -%

Tổng số 109,3 110,2 108,8 106,8 106,6

Kinh tế Nhà nước 114,3 112,1 103,3 103,5 104,2 Kinh tế ngoài NN 104,6 108,8 113,4 108,3 107,9 Kinh tế có vốn ĐTNN 147,1 107,8 96,7 151,1 116,3 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Thu thuế từ tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh liên tục tăng từ năm 2005 là 93,1 tỷ đồng cho đến 822,2 tỷ đồng trong năm 2013. Đây là một khoản thu lớn giúp tỉnh Thái Nguyên có thêm nguồn tài chính để tập trung cho phát triển Kinh tế xã hội của tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 ( Bảng 3.12) đạt 35,4 triệu USD, các năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lƣợt là 98,9; 142,3; 136,5;182,6 triệu USD. 4 tháng đầu năm riêng khu vực ngoài quốc doanh đã thực hiện 27,258 triệu USD chiếm 10,6 % kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Đặc biệt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là khối ngành tăng trưởng lớn nhất chiếm gần 60 % thị phần xuất khẩu toàn tỉnh.

Bảng 3.12 Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn

ĐVT: Triệu USD Năm

Chỉ tiêu 2005 2010 2011 2012 2013

Tổng trị giá 35,4 98,9 142,3 136,5 182,6

Hàng công nghiệp

nặng và khoáng sản 14,5 29,9 70,8 44,3 67,8

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

13,2 58,4 59,8 77,9 101,9

Hàng nông sản 7,8 10,5 11,7 14,3 12,9

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng nội tỉnh tăng trưởng mạnh. Khối kinh tế ngoài Nhà nước trung bình chiếm 90% tổng mức bán lẻ xã hội. Cụ thể năm 2005 tổng mức bán lẻ là 3.142,3 tỷ đổng, năm 2010 là 8.269,0 tỷ đồng tương ứng với các năm 2011; 2012; 2013 là 10.293,1; 12.042,6; 14.788,7 tỷ đồng, tăng gấp 3 đến hơn 4 lần so với 2005. Đây thể hiện một vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Bảng 3.13: Tổng mức bán lẻ hàng hóa phân theo loại hình kinh tế (theo giá hiện hành)

2005 2010 2011 2012 2013

Tỷ đồng

Tổng số 3.142,3 8.269,0 10.293,1 12.042,6 14.788,7 Kinh tế Nhà nước 246,2 694,5 824,1 971,3 1.173,7 Kinh tế ngoài NN 2.896,1 7.574,5 9.469,0 11.071,2 13.615,0

Kinh tế có vốn ĐTNN - - - - -

Cơ cấu(%)

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Kinh tế Nhà nước 7,83 8,40 8,01 8,07 7,94

Kinh tế ngoài NN 92,17 91,60 91,99 91,93 92,06

Kinh tế có vốn ĐTNN - - - - -

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Nếu xét hiệu quả kinh tế đơn thuần trên một số tiêu chí truyền thống thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn nhƣng nếu tính hiệu quả kinh tế xã hội trong tổng thể thì hiệu quả kinh doanh của khu vƣc doanh nghiệp nhỏ và vừa cao hơn nhiều. Điều đó thể hiện qua những vấn đề sau :

Thu hút một lƣợng vốn nhàn rỗi trong dân ( Không sinh lời hoặc sinh lời ít và hoạt động sinh lời cao hơn )

Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp và chủ yếu bằng vốn của dân mà lẽ ra Nhà nước phải tốn rất nhiều vốn đầu tư để giải quyết việc làm.

Tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế do số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng chủng loại hàng hoá tăng lên rất nhanh.

Làm cho nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp lơn hoạt động hiệu quả hơn.

Tăng mức độ an toàn giảm bớt rủi ro trong nền kinh tế thị trường biến động do tăng lƣợng hàng hoá cũng nhƣ số doanh nghiệp có thể thay thế.

Đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với giá rẻ hơn và thuận tiện hơn

Đa dạng hoá và tăng thu nhập dân cƣ góp phần xóa đói giảm nghèo b. Về năng lực sản xuất

Đa số các doanh nghiệp đang hoạt dộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thái Nguyên xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vốn kinh doanh, năng suất chất lƣợng sản phẩm hàng hoá thấp, trừ một số sản phẩm mũi nhọn nhƣ chè, hàng may mặc, giấy...được ra thị trường trong và ngoài nước còn chủ yếu tiêu thụ trong nội tỉnh.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đều hình thành từ thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sản xuất kinh doanh không tính đến các yếu tố thị trường, sản xuất kinh doanh theo mệnh lệnh của Nhà nước vốn nguyên liệu, lao động do Nhà nước cung cấp, sản phẩm do Nhà nước bao tiêu, lỗ lãi do Nhà nước chịu.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn : Nhƣ công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ quản lý yếu kém, thiếu thông tin thị trường, người quản lý doanh nghiệp không đƣợc đào tạo cho nên chất lƣợng sản phẩm hàng hoá thấp, giá thành sản phẩm cao, mẫu mã kém hấp dẫn . Mặt khác cạnh tranh với hàng hoá ngoại nhập ( Kể cả hàng hoá ngoại tỉnh và nhập lậu từ nước ngoài) cho nên sản phẩm không tiêu thụ được dẫn đến kinh doanh thua lỗ, người lao động thiếu việc làm. Có một số doanh nghiệp

đƣợc đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất nhƣng do lựa chọn công nghệ chƣa tốt sản xuất không đạt công suất thiết kế nhƣng vẫn phải tính khấu hao thiết bị, xây lắp, trả vốn và lãi cho ngân hàng dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn giá bán vì vậy sản phẩm không tiêu thụ đƣợc hoặc tiêu thụ đƣợc thì lỗ vốn.

Trong 29 doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý năm 2013 (Theo cục thuế tỉnh Thái Nguyên) có 11 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, chiếm 37,93%, có 10 doanh nghiệp hoà vốn chiếm 34,4%, có 8 doanh nghiệp lỗ vốn chiếm 27,58%.

Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Hầu hết các doanh nghiệp đều hình thành theo cơ chế thị trường, mặt mạnh của kinh tế ngoài quốc doanh là :Bộ máy quản lý doanh nghiệp không cồng kềnh, năng động sáng tạo, dễ thích nghi khi cơ chế thị trường thay đổi. Tuy nhiên bản thân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng bộc lộ một số hạn chế: Phần lớn doanh nghiệp quy mô nhỏ, không chú trọng đầu tư thiết bị, phương tiện sản xuất, cải tiến công nghệ. trình độ quản lý và năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, chƣa am hiểu thấu đáo cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)