CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2 Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Vài nét sơ bộ về tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều diễn ra theo nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau, Thời kỳ khôi phục kinh tế trước năm 1960.
Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhƣng số doanh nghiệp lúc bấy giờ còn rất ít chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
Từ đầu những năm 1960 đến những năm 1986 hình thức doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và hộ
kinh tế cá thể. Trong đó chỉ các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã được khuyến khích phát triển
Sau khi thống nhất nước nhà (Năm 1975) riêng trong công nghiệp cả nước có 1913 xí nghiệp quốc doanh và công ty hợp danh. Miền Bắc có 1279 xí nghiệp, Miền nam có 643 xí nghiệp với 520 cán bộ công nhân trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra có hàng chục vạn hộ tiểu thủ công nghiệp với trên 1 triệu lao động. Sau mười năm cải cách xã hội chủ nghĩa đến năm 1985 số xí nghiệp quốc doanh và ông ty hợp danh trong công nghiệp lên tới 3220 xí nghiệp, số hợp tác xã và tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp lên tới 29.971, khu vực tƣ nhân, cá thể chỉ còn 1951 cơ sở.
Từ năm 1986 đến nay với các chính sách đổi mới kinh tế các thành phần kinh tế chính thức đƣợc thừa nhận và đƣợc tồn tại lâu dài. Tiếp đó một loạt văn kiện ra đời : Nghị quyết 16 của Bộ tài chính (1988) Nghị định 27,28,29/HĐBT về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình. Nghị đinh 66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định và các Luật: Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật kuyến khích đầu tư trong nước và gần đây là Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đƣợc quan tâm và khuyến khích phát triển.
Gần hai mươi năm qua khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng vốn kinh doanh, lao động. Kinh tế tƣ nhân phát triển rộng khắp trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, Số cơ sở nhiều nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ xây dựng, tiếp đến là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển rộng khắp trong cả nước nhưng tập trung cao ở các đô thị, những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi được quan tâm khuyến khích phát triển hỗ trợ.
Khu vực kinh tế tƣ nhân so với bộ phận doanh nghiệp và công ty kinh doanh cá thể có số lƣợng đông đảo và lớn hơn về sử dụng lao động xã hội, huy động vốn đầu tư góp phần vào GDP và nộp ngân sách Nhà nước làm tiền đề cho phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣ nhân tổ hợp tác và hợp tác xã. Các doanh nghiệp công ty tư nhân mới được hình thành từ khoảng 10 năm gần đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh về số lƣợng doanh nghiệp, vốn kinh doanh và lao động góp phần sản xuất
hàng hoá có chất lƣợng tham gia xuất khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Số lƣợng đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế tƣ nhân nói chung tăng lên, trong đó số hộ kinh doanh cá thể tăng chậm số doanh nghiệp tăng nhanh hơn.
Trong cơ cấu các hình thức tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều nhất là số doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn còn các công ty cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ, công ty hợp danh chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Số doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và số thực tế hoạt động tăng rất nhanh nhất là từ sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Tập trung cao nhất trong các lĩnh vực là thương mại, dịch vụ tiếp đến là công nghiệp sau đó đến các ngành nghế khác. Nhiều nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân, tiếp đến là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Theo Tổng cục Thống kê tổng số doanh nghiệp hoạt động trong năm 2008 là 205.732 doanh nghiệp trong năm 2009 là 248.842 doanh nghiệp và năm 2010 là 291.293 và đến năm 2012 là trên 370.000, Gấp 1,8 lần so với năm 2008. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng nhanh sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Chỉ tính riêng số doanh nghiệp đăng ký từ đầu năm 2012 đến tháng 9 năm 2013 đã đạt 34.384 doanh nghiệp.Tính đến 30/9/2013 cả nước có 397.800 doanh nghiệp hoạt động.
b. Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên.
Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, Thái Nguyên với những điều kiện thuận lợi vốn có đã tạo ra cơ sở cho việc phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số hộ kinh doanh công thương ngày càng tăng 17.000 hộ ( 2008), lên tới 27.174 hộ ( 2013). Số vốn đăng ký kinh doanh và lao động của các hộ kinh doanh cũng tăng nhanh.
Số doanh nghiệp đến nay của toàn tỉnh có 2090 doanh nghiệp (Gồm 30 doanh nghiệp Nhà nước và 2060 doanh nghiệp ngoài quốc doanh) Tổng vốn kinh doanh là 57.842 tỷ đồng. Về tình hình phát triển của doanh nghiệp tƣ nhân từ năm 2005 đến 01 tháng 1 năm 2013 chia làm hai thời kỳ phát triển chính :
Giai đoạn năm 2005 đến 2010 : Là thời kỳ mà các doanh nghiệp tƣ nhân bắt đầu phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế, Nhiều doanh nghiệp thua lỗ phải
giải thể chuyển đổi hình thức kinh doanh. Tuy nhiên số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân tăng đáng kể. Cụ thể năm 2005 có 384 doanh nghiệp, năm 2009 là 654 doanh nghiệp và năm 2010 là 719 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đƣợc thành lập mới trong 3 năm là 257, giải thể 115 doanh nghiệp. Vốn trong thời kỳ này cũng tăng đáng kể.
Giai đoạn năm 2011 đến 2013 : Đây là thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới. Số cơ sở kinh doanh nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng có xu hướng giảm, quy mô của các doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Thời kỳ này thành lập mới 266 doanh nghiệp, hàng trăm doanh nghiệp đăng ký bổ xung ngành nghề, vốn kinh doanh nhưng cũng có một số lượng tương đương giải thể do kinh doanh khó khăn. Từ năm 2008 đến hết năm 2013 xu hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm cả trên các mặt, số lượng, quy mô, ngành nghề, thị trường và lao động. Cụ thể theo Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên thì năm 2011 có 770 doanh nghiệp tƣ nhân, năm 2012 là 682 doanh nghiệp tƣ nhân và năm 2013 chỉ còn 669 doanh nghiệp tƣ nhân. Số liệu này cho ta thấy sự ảnh hưởng không hề nhỏ từ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới.
Tuy vậy vai trò vị trí của khu vực kinh tế tƣ nhân qua các giai đoạn vẫn đƣợc khẳng định là : “ Kinh doanh ổn định" mở rộng và phát triển các chỉ tiêu nhƣ tỷ trọng vốn đầu tư, nộp ngân sách thu hút lao động, tiền lương và phúc lợi cho người lao động và có chuyển biến tích cực thông qua các chỉ tiêu khác như đóng góp vào các hoạt động xã hội các quỹ phúc lợi doanh nghiệp.