Định hướng và mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của tỉnh Thái Nguyên

4.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; Quốc phòng – An ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao. Với mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp – xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm.

Thứ hai, GDP bình quân đầu người đạt 1.300 – 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 – 39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 – 47%, 39 – 40%, 13 – 14% vào năm 2015; đạt 47 – 48%, 42 – 43%, 9 – 10% vào năm 2020.

Thứ tứ, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 85 – 90 triệu USD vào năm 2014, đạt trên 215 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 15 – 16% năm.

Thứ năm, thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.500 – 3.500 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt trên 20%/năm.

Thứ sáu, tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 – 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08% - 0,1%/năm.

Thứ bảy, trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông.

Thứ tám, bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ƣu tiên đầu tƣ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: Tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.

Thứ chín, giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho cho 12.000 – 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 – 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68 – 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn 2,5 – 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cƣ trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,8% vào năm 2020.

Thứ mười, bảo đảm 100% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào trước năm 2020; 100% số hộ có điện sử dụng vào trước năm 2015.

Thứ mười một, tỷ lệ đô thị hoá đạt 45% vào năm 2020.

Thứ mười hai, nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020.

Thứ mười ba, bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn.

Thứ mười bốn, tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 16 đến 18%/năm.

Với quyết tâm tăng trưởng cao từ 12,5% một năm trở lên, Thái Nguyên sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ có tiềm năng vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện, điện tử và các sản phẩm từ chè; Các dự án đầu tƣ lớn để nâng cấp Khu du lịch Hồ Núi Cốc lên thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia; Khu Du lịch sinh thái - lịch sử Thần Sa Võ Nhai; Các Dự án Sân golf ở Hồ Núi Cốc, khu Sinh thái Lương Sơn – thành phố Thái Nguyên, khu Hồ Suối Lạnh - Phổ Yên, Hồ thuỷ lợi - thuỷ điện Văn Lăng; Xây dựng mới, cải tạo các chung cƣ, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê ở các Khu công nghiệp tập trung, các Siêu thị và các Trung tâm Thương mại, Nhà hàng, khách sạn 3 sao trở lên; Các dự án thành lập hoặc hợp tác đầu tư về Trường Đại học Quốc tế với các ngành học thiết thực, Bệnh viện Quốc tế với các chuyên khoa sâu tại Thái Nguyên. Ngoài ra, Đầu tƣ vào hạ tầng xe buýt cũng là một lĩnh vực đang ƣu tiên (Thái Nguyên là tỉnh chƣa phải bù lỗ cho vận tải xe buýt).

4.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên

a. Định hướng

Căn cứ theo Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2010 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 10 năm 2010 – 2020, quan điểm của tỉnh Thái Nguyên về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ sau:

Thứ nhất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Thứ hai, tỉnh tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong tỉnh kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ phát triển.

Thứ ba, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lƣợng, phát triển về số lƣợng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Phát triển DNN&V

gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng xâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ƣu tiên phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật, … làm chủ doanh nghiệp. Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

Thứ tƣ, hoạt động hỗ trợ của tỉnh chuyển dần từ hỗ trợ gián tiếp sang hỗ trợ trực tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ năm, gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Thứ sáu, tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b.Mục tiêu

Thứ nhất, mục tiêu định tính

Các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các loại hình doanh nghiệp mà luật Doanh nghiệp quy định sẽ ngày càng phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, cả bề rộng lẫn bề sâu, trong đó loại hình công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ phát triển nhanh hơn. Bước đầu củng cố mô hình công ty hợp danh, giảm dần doanh nghiệp tƣ nhân.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ngày càng mang yếu tố quốc tế đậm nét về định hướng sản xuất kinh doanh, về thị trường, về công nghệ và các yếu tố cần thiết khác cho quá trình tái sản xuất mở rộng.

Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đa dạng, xét theo cả từng doanh nghiệp, cũng nhƣ toàn bộ khu vực doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sang kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp có hàm lƣợng vốn và khoa học cao.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển đến quy mô nhất định có thể tổ chức thành lập tổng công ty hoặc tập đoàn. Mô hình tổng công ty sẽ được tổ chức dưới dạng công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần…trong đó mối quan hệ giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn điều

lệ. Doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp liên doanh cũng là một xu thế tất yếu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện phổ biến các hiện tƣợng phá sản, giải thể, chia nhỏ, mua bán chuyển nhƣợng lại các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước nằm trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chuyển đổi theo hướng cổ phần hóa, chuyển thành công ty TNHH một thành viên và thành lập những công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.

Hộ kinh doanh cá thể trong những năm tới sẽ vẫn phát triển bởi mô hình tổ chức đơn giản, thủ tục thành lập nhanh, lao động chủ yếu là lao động gia đình giản đơn

Thứ hai, mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến 2015 trên địa bàn tỉnh có 2500 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, bình quân tăng 450 DN/năm, tăng 20% so với giai đoạn 2008 - 2013. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến 2020 đạt 34.950 tỷ đồng. Đến 2015 số DN có quy mô lớn, trình độ công nghệ cao chiếm 8-10 % tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; Tổng số thu nộp ngân sách Nhà nước của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ƣớc đạt 2500 tỷ đồng, chiếm khoảng 37,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn.

Đến hết năm 2014 ƣớc tạo ra khoảng 22 ngàn chỗ làm mới và lao động thời vụ cho người lao động, chiếm khoảng 18% tổng nguồn lao động xã hội của tỉnh, trong đó lao động làm việc trong các doanh nghiệp khoảng 11.000 lao động, chiếm 50%, tăng 5,7 lần so năm 2008. Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi, sắp xếp lại mô hình quản lý phù hợp nhƣ công ty cổ phần, mô hình công ty mẹ- công ty con, công ty vệ tinh ... để huy động thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; hình thành một hệ thống liên kết từ khâu sản xuất- chế biến- xuất khẩu đối với từng khu vực nhƣ CN chế biến nông sản, CN sản xuất vật liệu xây dựng, CN khai khoáng... hướng đến hình thành tập đoàn kinh tế CN đa ngành nghề.

Tập trung đẩy mạnh thực hiện trong năm 2015 định hướng đến năm 2020 cho doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác, liên doanh, liên kết, ƣu tiên khuyến khích vào các lĩnh vực sản xuất có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động nhƣ công

nghiệp chế biến nông, lâm sản, liên kết phát triển công nghiệp dệt may, công nghiệp khai khoáng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng...

Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề kỹ thuật cho công nhân, chọn hướng đi phù hợp trong xây dựng chiến lược sản phẩm, tận dụng lợi thế những đơn hàng nhỏ kết hợp đầu tư mặt hàng phục vụ thị trường nội địa để quảng bá, khẳng định thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)