CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các DNN&V trên địa bàn
Qua phân tích thực trạng và vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh cho thấy một số tồn tại, hạn chế nhƣ sau:
a. Quy mô DN nhỏ
Tuy phát triển nhanh chóng về số lƣợng nhƣng hiện nay quy mô các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung còn rất nhỏ, thể hiện trên cả 3 tiêu thức: vốn, lao động và doanh thu. Quy mô nhỏ, kinh doanh mang tính tự phát cao nên khả năng mở rộng ra thị trường bên ngoài còn hạn chế, tích tụ tư bản thấp, điều kiện tài chính hạn hẹp làm cho khả năng hiện đại hóa sản xuất, đổi mới công nghệ còn hạn chế.
b. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý
Ngành nghề ĐKKD chủ yếu là thương mại, dịch vụ thuần tuý (chiếm tỷ lệ trên 65%), mang tính tự phát cao, không có quy hoạch, chiến lƣợc, DN chủ yếu tập trung kinh doanh vào khu vực thương mại, dịch vụ. Điều này phản ánh một thực trạng là đa số các nhà đầu tƣ tƣ nhân đầu tƣ với mục tiêu kiếm lợi nhuận nhất thời, chƣa chú trọng đầu tƣ phát triển các ngành sản xuất công nghiệp hay dịch vụ hiện đại, là những ngành đảm bảo sự phát triển lâu dài của nền kinh tế tỉnh và của bản thân DN.
c. Thiếu vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh
Thiếu vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh là hiện tƣợng phổ biến đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngay cả với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần mở rộng mặt bằng, đầu tƣ máy móc thiết bị, chuyển đổi cơ sở sản xuất đều thiếu vốn và mặt bằng. Các doanh nghiệp chỉ vay vốn ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để làm vốn lưu động, vốn đầu tư dài hạn rất khó tiếp cận vì không đủ điều kiện để vay (thế chấp tài sản, thủ tục còn phức tạp..).
Nhiều doanh nghiệp phải thuê lại mặt bằng của cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước để sản xuất kinh doanh với giá cao và không ổn định, hạn chế khả năng đầu tƣ lâu dài của doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của Cục Thuế tỉnh có tới 90% doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất - kinh doanh trên đất dân cƣ hoặc đi thuê laị của tổ chức, cá nhân khác; chỉ có 5% thuê được đất của Nhà nước. Hiện tại nhiều doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu thuê đất để tổ chức sản xuất - kinh doanh nhƣng chƣa thuê đƣợc, điều này có thể khẳng định những khó khăn cho các doanh nghiệp là thực tế gần nhƣ phổ biến; gây trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn chiếm 95% trên tổng số doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp vay trung hạn, dài hạn chiếm 65-70%. Tỷ lệ vay vốn để đầu tư, mua thiết bị nhà xưởng chiếm 70-75%, vay kinh doanh thương mại chiếm 30%. Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục đối mặt với những trở ngại lớn trong việc tiếp cận nguồn tài chính thương mại (vốn hoạt động và đặc biệt là vốn đầu tư) do có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự hạn chế về các hình thức khuyến khích để các ngân hàng thương mại cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tiền (thế chấp tài sản)
d. Công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu và yếu kém
Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung hoạt động với những điều kiện yếu kém về trang thiết bị, công nghệ, sản xuất chủ yếu mang tính thủ công và bán cơ giới, bán tự động, máy móc thiết bị có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu, thiết bị hiện đại và tương đối hiện đại chiếm tỷ lệ rất thấp trong tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa nhiều, giá trị không cao, bình quân thiết bị
hiện đại và tương đối hiện đại chiếm tỷ lệ 5%, rất thấp trong tài sản cố định của các DN công nghiệp. Theo Cục Thống kê Năm 2012 hệ số đổi mới công nghệ ngành chế biến nông sản 27,6%, cơ khí: 25,45%; tỷ trọng thiết bị hiện đại của 2 ngành trên tương ứng là 93,17%; 70,57%. Các mũi nhọn như công nghệ tin học, điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới chƣa phát triển mạnh.
e. Giảỉ pháp phát triển thị trường chưa đồng bộ và thiếu hoàn chỉnh
Đa số các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu, nghiên cứu thị trường. Những hiểu biết của doanh nghiệp về thông tin thị trường trong và ngoài nước, về yêu cầu cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực còn rất hạn chế. Việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế đối với DN tiến hành chậm, chƣa thiết lập đƣợc mối quan hệ gắn kết với các DNNN, hợp tác với các thành phần kinh tế khác còn yếu.
f. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước còn nhiều tồn tại
Số doanh nghiệp nhỏ và vừa vi phạm pháp luật nhƣ trốn thuế, làm hàng nhái, hàng giả chiếm tỷ lệ nhỏ. Đa số các DN chƣa tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật về chế độ báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán tài chính hằng năm cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tự nghỉ kinh doanh không khai báo chiếm 5%, nhiều DN không thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho Công ty khi góp vốn bằng tài sản (nhất là các DN vận tải) đã gây khó khăn cho công tác quản lý sau ĐKKD. Đối với một số DNTN và CTTNHH 2 thành viên trở lên (thường là người nhà) mang nặng tính gia đình, sổ sách kế toán, chứng từ kê khai nộp thuế chƣa nghiêm túc. Chỉ có ít doanh nghiệp thực hiện đúng việc nộp bảo hiểm xã hội và chỉ có 17% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Việc nắm bắt chế độ chính sách thông tin kinh tế chưa thường xuyên, thậm chí không biết, không được phổ biến.
Thực trạng nói trên do nhiều nguyên nhân:
Một là, tập quán, thói quen kiểu sản xuất nhỏ, tiểu nông kết hợp với ảnh hưởng của cơ chế hành chính-kế hoạch hoá tập trung vẫn tác động mạnh đến phương thức quản lý của đa số chủ doanh nghiệp và người quản lý.
Hai là, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, công tác đào tạo quản trị kinh doanh, trong đó có đào tạo về lập chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh,
còn nhỏ về quy mô với nội dung chƣa hoàn toàn đổi mới phù hợp với yêu cầu. Đại đa số chủ doanh nghiệp và người quản lý vẫn quản lý điều hành kinh doanh dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu.
Ba là, các loại dịch vụ hỗ trợ cho lập chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh nhƣ công tác thống kê, lập dữ liệu, dự đoán và dự báo của cả nền kinh tế, công tác cung cấp thông tin, v.v... còn yếu và thiếu; đội ngũ cung ứng dịch vụ tƣ vấn lập dự án, chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh còn quá nhỏ, năng lực chƣa cao, giá cả cao chưa tương xứng với chất lượng và khả năng thanh toán của đại đa số doanh nghiệp. Thêm vào đó, với lối quản lý theo kinh nghiệm chủ nghĩa đang chi phối, nhu cầu sử dụng dịch vụ tƣ vấn nói chung, tƣ vấn quản trị, tƣ vấn chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh nói riêng chƣa cao. Các quy định khắt khe, bất hợp lý về chi phí hợp lý, hợp lệ cũng là yếu tố hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
g. Trình độ quản lý của chủ DNN&V còn nhiều yếu kém
Phần lớn các chủ DN dựa vào kinh nghiệm để quản lý (trừ các doanh nghiệp cổ phần hoá) nhưng số chủ DN thật sự có kinh nghiệm, hiểu biết nhiều trên thương trường không phải là nhiều. Qua điều tra 100 doanh nghiệp trên địa bàn dội ngũ chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên ở các công ty cổ phần mới chiếm khoảng 10%; Cty TNHH 8%, DNTN 5%; Gần 60% chủ DN là không có bằng cấp, một số chủ DN có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhƣng lại thiếu về kiến thức quản lý (phụ lục điều tra).
Thiếu chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp. Việc lập chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh chƣa phải là mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu và nhà quản lý. Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế hoạch nhiều khi chỉ là dự đoán trong đầu, không thể hiện ra thành báo cáo, dự án; kế hoạch chỉ là mục tiêu tổng quát nhƣ sản xuất, tiêu thụ, lợi nhuận có thể đƣợc bao nhiêu và nếu đạt đƣợc thì thoả mãn với những gì đã có. Vì vậy, khi thị trường biến động, kế hoạch dự tính không hoàn thành, họ lúng túng, bị động, không biết rõ phải làm gì, ở khâu nào, bộ phận nào và nhƣ thế nào để đối phó với tình hình. Do kế hoạch chỉ là ước tính, tổng quát, không viết ra giấy, nên thường
không có đánh giá hoặc không thể đánh giá đƣợc các điểm mạnh yếu; không biết rõ chỗ nào, công việc nào đang kém hiệu quả, hoặc có thể làm tốt hơn; vì vậy, không chủ động trong nỗ lực, cải tiến quản lý nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
h. Khả năng cạnh tranh của các DNN&V còn kém
Nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, thị phần sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu còn nhỏ. Giá thành sản phẩm, dịch vụ cung ứng cao, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém, do đó khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập lậu cũng nhƣ sản phẩm của các DN ở thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...
Công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất là khối dân doanh tuy có chuyển biến nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả chƣa cao. Sự phối hợp của các sở, ban, ngành, còn chƣa đồng bộ, nhịp nhàng, vừa chồng chéo, vừa bỏ ngõ.
i. Thiếu thông tin và các dịch vụ hỗ trợ DNN&V
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có bộ phận chuyên trách về thu thập và xử lý thông tin. Nguồn vốn tài chính có hạn không cho phép mua sắm các thiết bị phục vụ công tác thông tin và chi phí cho các hoạt động thu thập, xử lý thông tin (như tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác, bạn hàng). Do đó, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường đầu vào, thông tin về chế độ chính sách và các quy định của Nhà nước, dẫn tới việc các doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt đƣợc các cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng ít đƣợc trợ giúp từ các trung tâm thông tin, tư vấn, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ thương mại.
Hiện nay các nguồn cung cấp thông tin chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ điện thoại, Internet, báo chí, từ đối tác, bạn hàng…
k. Tính liên kết còn yếu
Trong hoạt động kinh doanh, liên kết, liên doanh vốn đã là một yêu cầu tự nhiên để tăng năng suất lao động của mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày nay, vào WTO, khi phần lớn DN nước ta còn là nhỏ và vừa, thì việc liên kết, liên doanh để bổ sung năng lực, khắc phục yếu kém để tăng năng lực cạnh tranh lại càng cấp
Đã được tham gia 15%
Khó được tham
Không được gia 10%
tham gia 75%
bách. Việc liên kết không chỉ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm giá thành, tăng chất lƣợng hàng hóa, còn có thể giúp cho doanh nghiệp nhận những đơn hàng lớn mà mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể đáp ứng, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.
Tuy nhiên, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đa số đi lên từ năng lực cá nhân, từ nguồn vốn tự có, do vậy, tính liên kết cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu đang là trở ngại cho việc nhân thêm sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Qua số liệu khảo sát của 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy chỉ có 15% số doanh nghiệp cho rằng là đã tham gia hợp tác hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp lớn; trong khi đó có tới 85% số doanh nghiệp là khó tham gia và chƣa đƣợc tham gia (hình 3.1). Ngoài ra, liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu hết ở các ngành sản xuất hiện nay (thông qua hiệp hội ngành nghề) là liên kết theo chiều ngang chủ yếu giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cùng mặt hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh giống nhau; vô hình chung tự thân tạo nên một sự cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên, khiến tính hợp tác không chặt chẽ, làm giảm sức cạnh tranh của chính ngành nghề.
Hình 3.1: Khả năng liên kết giữa DNN&V với các DN lớn năm 2013 qua 100 DN khảo sát
l. Doanh nghiệp tự giải quyết các khó khăn là chính
Qua số liệu khảo sát thực tế 100 DN cho thấy có 88% doanh nghiệp dân doanh cho rằng doanh nghiệp phải tự giải quyết các khó khăn cản trở đến sự phát
triển của doanh nghiệp; 28% số doanh nghiệp đã tham khảo ý kiến cấp trên; 16% ý kiến cho rằng có sự trợ giúp của chuyên gia, đơn vị tƣ vấn; 5% tham khảo ý kiến từ các trường học và học viện; 4% là các hình thức giải quyết khó khăn khác (Phụ lục điều tra). Số liệu đã dẫn cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu lựa chọn giải pháp “tự giải quyết” để hạn chế các khó khăn của doanh nghiệp; “tham khảo ý kiến từ bên ngoài doanh nghiệp” để giải quyết khó khăn là giải pháp rất ít doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do thói quen của doanh nghiệp hoặc cũng có thể do dịch vụ tƣ vấn giải quyết các vấn đề khó khăn trong kinh doanh chƣa phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Mức độ lựa chọn các giải pháp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp không có khác biệt nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến của chuyên gia và các tổ chức tƣ vấn là giải pháp mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài quan tâm nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, trong khi đó, tham khảo ý kiến cấp trên là giải pháp đƣợc doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.