Xây dựng bộ máy lãnh đạo, chỉ huy đối với Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở Campuchia

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 28 - 33)

1.2. Lãnh đạo Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở

1.2.1. Xây dựng bộ máy lãnh đạo, chỉ huy đối với Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở Campuchia

Trước nguy cơ cả dân tộc Campuchia bị diệt chủng do chế độ Pôn Pốt - Iêngxary tiến hành hàng loạt cuộc thanh trừng nội bộ diễn ra ngày càng tàn bạo và việc lực lượng Pôn Pốt liên tục đánh lén , xâm chiến biên giới Viê ̣t Nam và đáp lại sự kêu gọi giúp đỡ của lực lượng cách ma ̣ng Campuchia . Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam chủ trương tổ chức công tác chuyên gia giúp Campuchia xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để phối hợp chiến đấu. Nhằm chỉ đạo công tác giúp cách mạng Campuchia có hiê ̣u quả, tháng 4/1978, Bô ̣ Quốc phòng quyết đi ̣nh thành lâ ̣p đơn vị chuyên trách giúp Campuchia về quân sự (mang mâ ̣t danh 478), đồng thời cho phép các Quân khu 5, 7, 9 mỗi nơi thành lâ ̣p mô ̣t phòng chuyên giúp cách ma ̣ng Campuchia.

Về xây dựng tổ chức Đảng, Quyết định của Ban Bí thư Số 39-QĐ/TW, ngày 15/5/1979 quy định:

Thứ nhất, Đảng bộ Đoàn 478 (chuyên gia quân sự) trực thuộc Quân uỷ Trung ương, do Quân uỷ Trung ương chịu trách nhiệm về xây dựng Đảng bộ cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức (Đảng bộ không gồm đảng viên là chuyên gia quân sự ở các tỉnh, huyện và ở các lực lượng vũ trang địa phương của Campuchia).

Thứ hai, các đảng viên công tác thuộc Ban B.68 ) (đoàn chuyên gia Viê ̣t Nam ta ̣i Campuchia), A.40 (chuyên gia kinh tế), các đoàn chuyên gia cấp tỉnh, tổ chuyên gia cấp huyện lập một đảng bộ thống nhất trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng, gọi là Đảng bộ chuyên gia giúp Campuchia. Đảng uỷ chung toàn Đảng bộ chuyên gia trước mắt sẽ

do Ban Bí thư Trung ương chỉ định, sau sáu tháng sẽ bầu lại.

Đoàn có nhiê ̣m vu ̣ giúp Campuchia xây dựng các tổ chức Đảng , chăm lo công tác tư tưởng , giáo dục chính trị , thường xuyên bồi dưỡng , nâng cao tư cách , trách nhiệm người Đảng viên góp phần nâng cao sức chiến đấu , năng lực của Đảng Cách mạng Campuchia.

Về tổ chức lực lượng, các thành viên trong đoàn do Ban B.68 và Ban Tổ chức Trung ương lựa chọn và sắp xếp. Đoàn chuyên gia cấp tỉnh thuộc sự quản lý và chỉ đạo chung của Ban B.68, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt công tác kinh tế của A.40 và sự chỉ đạo về mặt công tác quân sự của Đoàn 478. Các quân khu và các tỉnh Việt Nam được Trung ương phân công giúp các tỉnh ở Campuchia có nhiệm vụ giúp đỡ đoàn chuyên gia cấp tỉnh về chi viện vật chất, bổ sung nhân viên phục vụ và các phương tiện cần thiết theo yêu cầu của Ban A.40 và Ban B.68. Đoàn chuyên gia có nhiê ̣m vu ̣ phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, hướng dẫn kế hoạch hoạt động, cung cấp phương tiện vật tư, bảo đảm hậu cần. Các đơn vị quân đội hoạt động trên các tỉnh ở Campuchia được Tiền phương Bộ Quốc phòng và các quân khu giao nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng [39; 6].

Triển khai Nghi ̣ quyết của Đảng đề ra , ngày 21/4/1978, Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 34/QĐ-QU thành lập Ban phụ trách công tác Z (Campuchia), lấy bí danh là Ban 10, do Trần Văn Quang - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng , Phó Tổng tham mưu trưởng làm Trưởng ban ; các ông Trần Văn Phác - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đan Thành - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần làm Ủy viên . Ban 10 có nhiệm vụ:

Một là , trên cơ sở đường lối, chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Thường vụ Quân ủy Trung ương về công tác đối với cách mạng

Campuchia, tiến hành tổ chức , quản lý, giáo dục những anh em Campuchia có điều kiện về chính trị , sức khỏe trở thành lực lượng vũ trang cách mạng và những người có ích cho sự nghiệp cách mạng Campuchia và tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Hai là , nghiên cứu đề xuất với Quân ủy Trung ương phương hướng, kế hoạch công tác giúp đỡ lực lượng Campuchia thực hiện nhiệm vụ.

Để thực hiện các nhiệm vụ trê n, Ban 10 được phép tổ chức một cơ quan giúp việc (với danh nghĩa là một đoàn, mang phiên hiệu Đoàn 478), gồm các cán bộ cao cấp, trung cấp phụ trách công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị và bảo đảm hậu cần. Quân ủy Trung ương yêu cầu Đoàn chuyên gia 478 phải thực hiện nghiêm

chỉnh phương châm tôn trọng độc lập chủ quyền, đoàn kết hữu nghị, chống tư tưởng nước lớn, chống thái độ tự cao, thiếu khiêm tốn, thiếu tin tưởng ở Campuchia.

Phải đề cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của Campuchia.

Cùng với việc hình thành Đoàn 478 giúp cách mạng Campuchia, các Quân khu 5, 7, 9 cũng được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ giúp Campuchia xây dựng lực lượng. Xác định Quân khu 7 là một địa bàn trọng điểm trong công tác xây dựng lực lượng giúp Campuchia, ngày 22/5/1978, Quân ủy Trung ương cử ông Trần Văn Quang, Trưởng ban 10 vào trực tiếp truyền đạt chủ trương giúp Campuchia.

Quân ủy Trung ương xác định: Nhiệm vụ giúp Campuchia của Quân khu 7 là xây dựng lực lượng vũ trang, yêu cầu nhanh nhưng phải bảo đảm thật chắc về mặt chính trị và bảo đảm được bí mật. Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: Phải xây dựng lực lượng này đúng với bản chất chính trị của một lực lượng vũ trang cách mạng chân chính, một quân đội kiểu mới theo nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó phải đạt được ba yêu cầu: Thứ nhất, làm cho lực lượng vũ trang Campuchia nhận thức đúng kẻ thù trong và ngoài nước; thứ hai, phải có quyết tâm cách mạng, dũng cảm chiến đấu và đoàn kết thống nhất nội bộ, hoà hợp dân tộc trong nội bộ Campuchia, giữa lực lượng trong nước và đang ở ngoài nước; thứ ba, phải có tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản , đặc biệt phải giữ vững tình đoàn kết keo sơn giữa ba nước Đông Dương.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giúp cách mạng Campuchia, ngày 16/6/1978, Bộ Chính trị ra Quyết định số 20/BCT thành lập Ban công tác Z Trung ương (Ban B.68) do ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó viện trưởng Viện Khoa học quân sự Việt Nam làm Trưởng ban. Các ông Trần Văn Phác, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Doãn Tuế, Tổng tham mưu phó; Đan Thành, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần;

Nguyễn Hữu Tài, Vụ trưởng Ban Đối ngoại Trung ương làm Phó ban. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban B.68 là:

Thứ nhất: Theo dõi, nghiên cứu tình hình Z (Campuchia) về mọi mặt, báo cáo và đề xuất với Bộ Chính trị quyết định đường lối, chủ trương, chính sách giúp đỡ cách mạng Campuchia.

Thứ hai: Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương giúp xây dựng các lực lượng vũ trang Campuchia và đề xuất với trên về phương hướng, kế hoạch công tác giúp đỡ các lực lượng Campuchia hoạt động.

Thứ ba: Giúp Campuchia đào tạo cán bộ, thành lập các ban vận động cách mạng ở từng địa phương, từng địa bàn, tiến tới thống nhất dưới sự chỉ đạo của Ban

vận động cách mạng chung, đồng thời nghiên cứu đề xuất ý kiến giúp xây dựng các tổ chức quần chúng, các tổ chức Đảng khi có điều kiện.

Thứ tư : Thực hiện chi viện vật chất cho Campuchia theo chủ trương của Trung ương. Trước mắt bảo đảm việc quản lý , nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị và giúp các lực lượng cách ma ̣ng Campuchia hoạt động.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên , Ban B.68 được tổ chức một bộ máy gồm:

Văn phòng, Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Vụ Tổ chức cán bộ; các tiểu ban: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần và khung cán bộ huấn luyện quân sự, chính trị cho Campuchia.

Thời gian đầu, bộ máy cơ quan Ban B .68 chủ yếu dựa vào bộ máy cơ quan Ban phụ trách công tác Z của Quân ủy Trung ương . Sau đó, Văn phòng Ban B.68 được tách riêng thực hiện theo nhiệm vụ được giao.

Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, chỉ huy đối với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ

quốc ở biên giới Tây Nam, ngày 19/7/1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 69/QĐ-QUTW tổ chức tiền phương Bộ Quốc phòng. Tiền phương Bộ Quốc phòng có chức năng “chỉ huy thống nhất mọi hoạt động tác chiến của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng ở phía Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam ” [36; 266]. Trung tướng Lê Đức Anh được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Tiền phương Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền và Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Chỉ huy phó. Bộ phận tiền phương của Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Xây dựng kinh tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phục vụ bộ phận tiền phương Bộ Quốc phòng hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của Bộ [36; 266].

Để tăng cường hoa ̣t đô ̣ng xây dựng chính quyền cơ sở trong đất Campuchia , ngày 15/5/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 75/CT-TW về việc tổ

chức các lực lượng chuyên gia Việt Nam tại các tỉnh Campuchia, gồm: Các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, các đoàn chuyên gia Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh và tổ chuyên gia cấp huyện; các đội công tác hoạt động theo từng thời gian về kinh tế, kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn học, nghệ thuật [21; 120]. Ban Bí thư phân công một số tỉnh của Việt Nam giúp các tỉnh của Campuchia , các Tỉnh ủy được tổ chức một tiểu Ban chuyên trách, do một Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch chuyên trách.

Các tỉnh Việt Nam không cử các đội công tác sang Campuchia làm nhiệm vụ phát động, xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng . Nhiệm vụ này do các đơn vị quân đội hoạt động trên đất Campuchia được Tiền phương Bộ Quốc

phòng và các quân khu giao nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, có thể tổ chức ra các đội công tác và phải bố trí thêm cán bộ chính trị, cán bộ dân vận làm nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ với đoàn chuyên gia cấp tỉnh [20; 120].

Tiếp đó, ngày 24/8/1979, Bô ̣ Chính tri ̣ ra Nghị quyết số 19-NQ/TW về viê ̣c thành lâ ̣p Ban phụ trách cô ng tác giúp Campuchia , Đây là cơ quan giúp Campuchia về

mọi mặt trực thuộc Bộ Chính trị gồm có Lê Đức Thọ làm Trưởng ban , Lê Đức Anh làm Phó ban.

Để giúp c ác quân khu trực tiếp theo dõi hoa ̣t đô ̣ng của các chuyên gia quân sự, ngày 18/7/1981, Trung ương Đảng , Bô ̣ Quốc phòng r a các quyết đi ̣nh số

227/QĐ-QP, 228/QĐ-QP, 229/QĐ-QP, giải thể Đ oàn 778, 978, 578 để thành lập các phòng chuyên gia quân sự thuộc Bộ Tư lệnh 779, 979, 579. Đến ngày 11/6/1981, Việt Nam ký Hiệp đi ̣nh giúp đỡ và hợp tác quân sự giữa nước Cô ̣ng hòa Xã hội C hủ nghĩa Viê ̣t Nam và nước Cô ̣ng hòa N hân dân Campuchia . Hiê ̣p đi ̣nh thỏa thuận về sự có mặt của Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam ở Campuchia, tiếp tu ̣c làm nhiê ̣m vu ̣ quốc tế:

Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam ở Campuchia tiếp tu ̣c làm nhiê ̣m vu ̣ quốc tế giúp Campuchia; cử chuyên gia quân sự giúp đỡ các lực lượng vũ trang ở Campuchia và phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Viê ̣t Nam va Campuchia trên đất Campuchia . Việt Nam tiếp nhâ ̣n cán bô ̣ Campuchia sang học tập về quân sự chính trị và chuyên môn kĩ thuật tại các trường Quân đội nhân dân Viê ̣t Nam . Các chuyên gia quân sự tham gia công tác tại Cộng hòa Nhân dân Campuchia có hiệu lực kể từ ngày kí , có giá trị 5 năm và mă ̣c nhiên gia ha ̣n tiếp 3 năm theo thỏa thuâ ̣n của hai bên [20; 198].

Ngày 18/5/1981, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 36/QU-TW về tổ

chức Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Căn cứ chủ trương của Bộ Chính trị và nghị quyết của Quân ủy Trung ương, ngày 6/6/1981, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 185/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (mang phiên hiệu Bộ Tư lệnh 719), do Thượng tướng Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư lệnh. Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia đồng thời là đa ̣i diê ̣n của Bô ̣ Quốc phòng Viê ̣t Nam bên ca ̣nh Bô ̣ Quốc phòng Campuchia, được ủy quyền của Bô ̣ trưởng Bô ̣ Quốc phòng chỉ huy , chỉ đa ̣o các tổ chức của Tổng cu ̣c Hâ ̣u cần, Tổng cu ̣c Kỹ thuâ ̣t, các quân khu, quân chủng, binh chủng ở phía Nam Viê ̣t Nam trong nhiê ̣m vu ̣ bảo đảm chiến đấu , bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng vũ trang hoạt động trên chiến trường Campuchia. Bô ̣ Tư

lệnh 719 đươ ̣c ủy quyền của Bô ̣ trưởng Bô ̣ Quốc Phòng chỉ đa ̣o cơ q uan chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở Campuchia, chỉ đạo Bộ Tư lê ̣nh các quân khu 5, 7, 9 thực hiê ̣n các công tác bảo đảm hâ ̣u cần và kỹ thuâ ̣t đối với các lực lượng của quân khu hoa ̣t đô ̣ng ở

Campuchia, chỉ đạo các cơ quan chuyên gia ở Campuchia [20; 195].

Từ đây, việc lãnh đạo, chỉ huy Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ngày càng thống nhất, chặt chẽ.

Đối với các chuyên gia và cán bộ được Đảng và Nhà nước Việt Nam cử sang công tác ở Campuchia, yêu cầu khá khắt khe: Một là, hết sức gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Campuchia, ra sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; hai là, phải lấy việc giúp cán bộ Campuchia trưởng thành nhanh, tự đảm đương được nhiệm vụ làm mục tiêu phấn đấu của mình; ba là, hết sức tôn trọng chủ quyền và các quyết định của Campuchia, lắng nghe ý kiến của phía Campuchia, tìm hiểu thực tế và nắm vững đường lối, chính sách của Campuchia, vận dụng kinh nghiệm để giúp Campuchia một cách phù hợp, tránh rập khuôn, máy móc; bốn là, luôn luôn gương mẫu trong công tác và lối sống, hết sức đoàn kết với cán bộ và nhân dân Campuchia [41; 78-79].

Nhìn chung, thời gian này Viê ̣t Nam đã từng bước kiện toàn đoàn c huyên gia quân sự giúp Campuchia về tất cả các mă ̣t, công tác xây dựng Đảng, lực lượng tham gia và trường huấn luyê ̣n chính tri ̣ cho cán bô ̣ cấp cao của Campuchia . Tất cả đều nằm dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng và Quân ủy Trung ương.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)