Trong quá trình thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quốc tế ở Campuchia , Viê ̣t Nam luôn coi trong nguyên tắc tôn tro ̣ng quyền dân tô ̣c tự quyết của Campuchia . Hết sứ c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ giúp cách ma ̣ng Campuchia theo đường lối thống nhất giữa ĐCSVN và ĐNDCM Campuchia.
Trong nghi ̣ quyết của Quân ủy Trung ương năm 1983 về nhiệm vụ quân sự ở Campuchia, nghị quyết nêu rõ : Tiếp tục giúp Campuchia nâng cao chất lượng lực lươ ̣ng vũ trang cả về trình đô ̣ chính tri ̣ , khả năng quản lý bộ đội , chỉ huy chiến đấu và công tác phát động quần chúng , bảo đảm cho Campuchia có thể độc lập hoàn toàn hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với các đơn vị Quân tình nguyện của Viê ̣t Nam , “có nhiệm vụ phối hợp với Campuchia tiếp tục tăng cường hoạt động chiến đấu giữ vững địa bàn được giao; tích cực chủ động trinh sát nắm bám các mục tiêu địch vùng giáp biên , kiên quyết tiến công phá kho tàng, không để địch xây dựng căn cứ lõm trên địa bàn đóng quân; diệt nhiều Pôn Pốt , thu vũ khí, phương tiện chiến tranh, bẻ gãy không cho địch thực hiện ý định phá hoại chính quyền cơ sở Campuchia, tăng cường đánh phá hành lang chuyển quân, vận chuyển cơ sở vật chất của địch vào nội địa” [61; 43].
Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương , tại Nông Chăn Sư đoàn 5, sau nủa ngày chiến đấu , sư đoàn làm chủ trận địa, diệt 274 tên, thu 103 súng, căn cứ Phân khu 205 bị san phẳng, khôi phục lại địa bàn Đăngcum [21; 215]. Cùng với
viê ̣c làm tan rã tàn quân Pôn Pốt , chiến sĩ Sư đoàn 5 đã giúp dân 30.630 ngày công cấy lúa, khám chữa bệnh cho 167.000 lượt người. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc các trung đoàn 160, 16, 28 và 174 đến từng phum. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam, tình hình ở 5 huyện vùng bắc tỉnh Báttambang có bước phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Hai huyện Thmopuốc và Xixôphôn thành lập 5 đại đội bộ đội địa phương, 100% số xã thành lập được chính quyền nhân dân, [20; 109] từng bước tự đảm đương nhiệm vụ quản lý, điều hành, xây dựng cuộc sống, giữ vững trật tự, an toàn ở địa phương.
Những năm làm nhiệm vụ giúp cách mạng và nhân dân Campuchia, nhờ cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức giáo dục, quản lý chặt chẽ;
cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự đã xác định rõ trách nhiệm trước Đảng, quân đội và nhân dân hai nước, không ngừng phấn đấu, rèn luyện về phẩm chất chính trị và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, kể cả hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ giúp Campuchia. Ngày 9/4/1981, Bộ Quốc phòng tiếp tục ra quyết định số 98/QĐ-QP thành lâ ̣p trường bồi dưỡng chuyên gia quân sự , mang phiên hiê ̣u 481, thuô ̣c Đoàn 478, trong thời gian này Việt Nam đã giúp Campuchia đào tạo được 780 học viên [21; 167]. Đây là mô ̣t nỗ lực lớn nhằm đào ta ̣o giúp Campuchia nguồn nhân lực về cán bô ̣ quân sự.
Trong quá trình tác chiến quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam cũng luôn luôn bám sát tình hình thực tế và phối hợp với quân đội Campuchia đề ra các nhiệm vụ và mục tiêu cu ̣ thể . Nhờ đó quân đô ̣i hai nước luôn giành được những thắng lợi quyết đi ̣nh không chỉ trên mă ̣t trâ ̣n quân sự mà còn giúp Campuchia dần dần ổn đi ̣nh được cuô ̣c sống, kinh tế, xã hội. Chẳng ha ̣n trong chiến di ̣ch mùa khô 1984 - 1985 trước sự tấn công của Pôn Pốt , ĐNDCM Campuchia ra nghi ̣ quyế t “tăng cường phòng thủ biên giới Campuchia - Thái Lan” (tháng 7/1985) và đưa ra các nội dung chí nh nhằm bố
trí lực lượng ở biên giới ngăn chă ̣n sự sâm chiếm của Pôn Pốt . Trước tình hình đó
Bô ̣ tư lê ̣nh 719 cũng xác định các nh iê ̣m vu ̣ trong năm 1984 là g iúp cách mạng Campuchia phát triển đúng hướng , đúng quy luâ ̣t , giúp Campuchia xây dựng thực lực đủ ma ̣nh để làm nòng cốt cho toàn dân Campuchia làm chủ đất nước .Sự đoàn kết của quân đô ̣i hai nước đã mang la ̣i nhiều thắng lợi vô cùng to lớn như trên mặt trận 979 trong chiến di ̣ch mùa khô 1984 - 1985, đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.135 tên, thu 3.816 súng các loại, 15 xe ô tô, phá hủy 500 tấn vũ khí, đạn dược. Làm chủ tuyến biên giới từ Cô Công đến nam Pailin dài 176 kilômét [21; 231]. Sư đoàn 320 Pôn Pốt, loại khỏi vòng chiến đấu 39 tên, thu 11 khẩu cối 120 ly, 2 khẩu ĐKZ 75
cùng nhiều vũ khí, thu trên 1.000 khẩu súng và nhiều phương tiện chiến tranh khác.
[21; 235]. Kết thú c chiến di ̣ch quân đô ̣i 2 nước đánh 260 trận, trong đó 14 trận cấp sư đoàn, 20 trận cấp trung đoàn, 90 trận cấp tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu 10.077 tên, thu 6.875 súng các loại, bắn cháy 12 ô tô, bắn rơi máy bay, phá hủy nhiều kho tàng và đồ dùng quân sự khác [88].
Trong 10 năm làm nh iê ̣m vu ̣ quốc tế ở Campuchia (1979-1989), Viê ̣t Nam luôn thực hiê ̣n nghiêm chỉnh các điều khoản rút quân dần về nước khi Campuchia đã đủ sức lãnh đa ̣o được nhiê ̣m vu ̣ bảo về đất nước . Đến năm 1989, Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam rút hết quân về nước hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ quốc tế (sớm hơn so với dự đi ̣nh shai năm 1990). Thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết số 103/NQ-ĐUQSTW về triển khai nhiệm vụ quân sự giúp cách mạng Campuchia trong những năm 1988 - 1990, hai bên đã thống nhất Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam bàn giao la ̣i cho cách ma ̣ng campuchia và sẽ rút hết quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia đến năm 1989.
Theo kế hoạch, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 chính thức bàn giao cho Bạn 15 cụm điểm tựa biên giới Đến giữa năm 1988, toàn bộ các đoàn chuyên gia quân sự trực thuộc các Mặt trận 479, 779, 579, 979 đều giải thể và được điều về các tiểu đoàn để tổ chức thành các trung đoàn mới. Mặt trận 479 thành lập 3 trung đoàn bộ binh 160, 74, 262; các trung đoàn binh chủng và nhà trường cũng giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Sư đoàn 309 và Trung đoàn 262 thuộc Mặt trận 479 bàn giao một số cụm điểm tựa cho Mặt trận 979 cùng Campuchia phòng thủ. Mặt trận 579 tập trung xây dựng hai trung đoàn bộ binh 95, 143 và trung đoàn 280 công binh, 4 tiểu đoàn độc lập (50, 97, 210 và Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 733). Sau khi điều chỉnh lại lực lượng, tổng số quân tình nguyện ở các mặt trận 479, 779 còn hơn 21.000 người, Mặt trận 579 còn 7.500 người [21; 331]. Toàn bộ lực lượng này và một bộ phận lực lượng của Mặt trận 979 đóng quân theo hướng tập trung cơ động trên các địa bàn trọng điểm, tích cực cùng Bạn truy quét địch ở các căn cứ lõm, chặn đánh hành lang tiếp tế của địch,
Ngày 26/5/1988, Bộ Quốc phòng Viê ̣t Nam ra Thông báo về việc rút hết Quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia trong năm 1989, sớm hơn một năm (trước dự kiến đến năm 1990) so với thoả thuận tháng 8/1985 giữa Cộng hoà nhân dân Campuchia và nước CHXHCN Việt Nam. Thông báo nêu rõ: Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Campuchia thoả thuận: Rút 5 vạn Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước trong năm 1988;
Việc rút bộ phận lớn này của Quân tình nguyện Việt Nam sẽ được tiến hành từ tháng
6 đến tháng 12/1988. Cùng với đợt rút Quân tình nguyện Việt Nam lần này, Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia sẽ rút về nước trong năm 1988; Bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam còn lại ở Campuchia sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của Cộng hoà nhân dân Campuchia và sẽ được rút hết về nước vào năm 1989 [20; 209].
Tiếp theo việc rút Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam và Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia về nước, trong các tháng 7, 8, 9, 10 và tháng 11/1988, các đơn vị binh chủng, bảo đảm chỉ huy, bảo đảm công trình, hậu cần, kỹ thuật và một số đơn vị khác (tổng cộng 32.000 người) đã lần lượt rút về nước. Tiếp đó, các sư đoàn 4, 5, 309, 339 cũng lần lượt rút về nước. Đến ngày 21/12/1988, toàn bộ Ban chỉ huy và các đơn vị của 6 sư đoàn bộ binh (4, 5, 309, 339, 307, 315) Quân tình nguyện Việt Nam gồm 18.000 quân đã trở về Tổ quốc [20; 350].
Thi hành Quyết định số 76/QĐ-TW ngày 18/11/1988 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc giải thể Đoàn chuyên gia và Đảng ủy Đoàn chuyên gia giúp Campuchia, ngày 25/12/1988, Đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia ra Thông báo số 45/VPK2 nêu rõ: Kkể từ ngày 11/12/1988, đợt rút chuyên gia của 5 đoàn hoàn thành. Các giấy tờ, con dấu của đoàn chuyên gia không còn hiệu lực trên đất Campuchia, bao gồm cả các ký hiệu B.68, A40, K79, 478 và các đoàn chuyên gia tỉnh, thành phố tại Campuchia.
Đến cuối tháng 9/1989, những đơn vị cuối cùng của Bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Campuchia hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả sẽ trở về Tổ quốc, kết thúc chặng đường cùng nhân dân và Quân đội nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng Pôn Pốt, bảo vệ và xây dựng đất nước Campuchia hồi sinh, khôi phục và giữ vững tình hữu nghị giữa nhân dân ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam, góp phần bảo vệ hoà bình và ổn định ở Đông Nam châu Á và thế giới.