1.2. Lãnh đạo Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở
1.2.2. Lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ở Campuchia
1.2.2.4. Giúp đỡ Campuchia phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
Để tạo điều kiện cho chuyên gia kinh tế - văn hoá của Viê ̣t Nam hoạt động được thuận lợi trong tình hình mọi mặt chưa thật ổn định, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao trách nhiệm cho Tiền phương Bộ Quốc phòng và Tiền phương Tổng cục Hậu cần bảo đảm điều kiện công tác tối thiểu cần thiết cho các đoàn chuyên gia kinh tế - văn hoá của Việt Nam . Khi cần thiết, Trưởng đoàn chuyên gia của ngành ở Trung ương và tỉnh, thành phố sẽ liên hệ với các đơn vị quân đội (quân khu, quân đoàn, sư đoàn hoặc trung đoàn) gần nhất để yêu cầu giúp đỡ các mặt, gồm: Cung cấp về lương thực và thực phẩm, phương tiện đi lại trên đất Campuchia trong phạm vi khả năng và điều kiện cho phép, cung cấp xăng dầu , cung cấp quần áo và mũ , thuốc men hoặc chữa bệnh khi cần thiết , đảm bảo các phương tiê ̣n truyền thông, thông tin liên la ̣c.
Về kinh tế , trong vài năm đầu sau giải phóng, các đội công tác vũ trang của bộ đội tình nguyện Việt Nam đã phối hợp cùng quân đội Campuchia thực hiện các nhiệm vụ như cứu đói, cứu nạn, giúp dân trở về quê cũ, giúp dân khôi phục sản xuất. Từ năm 1980, quân tình nguyện Việt Nam giúp quân đội Campuchia xây dựng các phong trào: “Toàn dân đánh giặc”, “Toàn dân tham gia xây dựng đời sống, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội”, “Toàn dân tham gia xây dựng thực lực cách mạng, củng cố chính quyền, xây dựng xã, ấp vững mạnh” [24; 203].
Trong 6 tháng đầu năm 1979, Quân đoàn 4 đã bàn giao cho Quân đội cách mạng Campuchia một khối lượng lớn chiến lợi phẩm, gồm 5.000 tấn lúa, 100 tấn muối, 117 xe ô tô các loại, hơn 100 tấn đường, 70.000 hộp sữa và hơn 30.000m vải.
Với tình cảm quốc tế trong sáng, cán bộ và chiến sĩ quân đoàn đã tiết kiệm, giúp đỡ nhân dân Campuchia 247 tấn gạo, góp 271.000 ngày công lao động xây dựng và sửa chữa 186 trường học, 1 trại trẻ mồ côi, 32 bệnh xá, 9.181 nhà ở; khám bệnh và phát
thuốc cho gần 120.000 lượt người [21; 104]. Những việc làm nghĩa tình đó đã góp phần giải quyết một phần khó khăn, giúp nhân dân Campuchia nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Đến 6 tháng cuối năm 1979, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đã quyên góp giúp nhân dân trên địa bàn đóng quân được 41.000kg gạo, giúp dân sửa chữa 1.358 ngôi nhà, 457 trường học, đắp 18.490m đường, đào 3.000m mương, cấy 828ha lúa, điều trị bệnh cho 86.000 lượt người dân Campuchia [21; 130]. Kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang các địa phương của Campuchia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Viê ̣t Nam đã tích cực bám dân, bám địa bàn; kiên trì vận động, thuyết phục nhân dân lao động sản xuất, ổn định đời sống, chống các âm mưu phá hoại, chia rẽ của các lực lượng chống đối thân PônPốt. Bằng những việc làm thiết thực như cứu đói, giúp dân khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, các đội công tác của quân đoàn đã vận động được 2.098 người lầm đường lạc lối ra đầu thú và thức tỉnh hàng ngàn sĩ quan, binh lính của PônPốt, đưa họ trở về sum họp với gia đình.
Với sự giúp đỡ tích cực của chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam, đến cuối năm 1979, cả nước Campuchia đã lập được hơn 46.000 tổ sản xuất (mỗi tổ
gồm từ 10 đến 15 gia đình, với 20 - 30 lao động, canh tác trên một diện tích chừng 20ha đất). Tổ sản xuất được chia làm ba loại: Tổ loại 1, mọi người lao động trên diện tích chung, thu hoạch chia theo lao động. Tổ loại 2, mọi người lao động theo lối đổi công, từng gia đình thu hoạch lấy sản phẩm của mình. Tổ loại 3, các gia đình tổ chức lao động riêng lẻ nhưng cùng nhau sinh hoạt vui chơi. Người lao động tự do sản xuất và tự hưởng hoa lợi của riêng mình. Lúc đầu, các gia đình trong tổ sản xuất mới chỉ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để sống, nhưng dần dần họ trở thành một lực lượng có tổ chức, một tổ chức vừa mang tính chất kinh tế, vừa có tính chất chính trị, quốc phòng, an ninh; tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, bảo vệ lẫn nhau chống lại kẻ thù.
Tại Qu ân khu 9, Đảng ủy Quân khu 9 đã ra nghị quyết chuyên đề về giúp Campuchia một cách cơ bản, toàn diện. Sau khi đưa 7.700 gia đình trở về quê cũ làm ăn, các lực lượng vũ trang quân khu đã huy động lực lượng và vật liệu xây dựng nhà ở giúp 1.600 dân Campuchia ổn định nơi ăn ở. Lực lượng hậu cần quân khu trong những tháng cuối năm 1979, đầu năm 1980 vận chuyển 10.000 tấn lương thực, 1.000 tấn hạt giống, gần 2.000 con giống (gồm trâu, bò, lợn), 20 máy cày, bừa, hơn 13.000 công cụ cầm tay, hàng vạn dụng cụ gia đình giúp nhân dân Campuchia khắc phục nạn đói, phục hồi sản xuất. Trong hai năm 1979 - 1980, quân
khu đã giúp Campuchia đào tạo 243 y sĩ, y tá, hơn 100 giáo viên, tạo điều kiện để Campuchia phục hồi các cơ sở y tế, giáo dục [21; 153].
Những ngày đầu đất nước Campuchia mới giải phóng, các kho lương thực của chế độ Pôn Pốt đều trống rỗng, lương thực trong dân bị tàn quân Pôn Pốt chạy qua cướp sạch. Công tác vận chuyển đảm bảo hậu cần của quân đoàn gặp không ít khó khăn do địch đánh chặn giao thông, khẩu phần ăn bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ
phải tính toán từng ngày . Mặc dù vậy, nhiệm vụ cứu đói cho dân vẫn đ ược cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam thực hiện kịp thời với nhiều biện pháp thiết thực. Trong khi vận chuyển từ phía sau chưa lên kịp, bộ đội tình nguyện nhường bớt khẩu phần ăn hàng ngày để cứu dân. Sư đoàn 7 cử các tổ cứu đói giúp nhân dân ba huyện thuộc tỉnh Kanđan. Sư đoàn 9 thành lập các tổ công tác mang gạo và thuốc chữa bệnh giúp nhân dân tỉnh Côngpông Chnăng. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341 nhịn ăn bữa sáng để giúp nhân dân huyện Mung. Sư đoàn 339 mỗi tuần một lần chở gạo xuống giúp nhân dân huyện Lếch. Các Đoàn 24, 25, 71 quyên góp gạo tiết kiệm hàng ngày gửi giúp nhân dân các huyện còn lại của tỉnh Kanđan.
Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ công tác của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự các Mặt trận 579, 779, 979 đi sâu xuống các bản làng với tinh thần “viên thuốc chia đôi, bát cơm sẻ nửa”, chịu đựng mọi gian khổ hy sinh, vượt qua mọi sự rình rập, phá hoại của kẻ thù để giúp nhân dân các địa phương khắc phục nạn đói, dịch bệnh đang lan tràn . Ở các phum , sóc xa xôi , do địch đánh phá, vận chuyển lương thực gặp khó khăn , nhiều gia đình phải ăn củ mài , củ chuối thay cơm , cán bộ, chiến sĩ Viê ̣t Nam đến công tác đã san sẻ cả khẩu phần ăn rất ít ỏi của mình để giúp dân. Hàng trăm trẻ em ở trong tình trạng khó khăn được các cán bộ, chiến sĩ các Mặt trận 479, 579, 779, 979 đem về nuôi dưỡng ở các trại mồ côi.
Từ tháng 6 đến tháng 12/1983, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 5 giúp dân 30.630 ngày công cấy lúa, khám chữa bệnh cho 167.000 lượt người. Cán bộ, chiến sĩ thuộc các Trung đoàn 160, 16, 28 và 174 đến từng phum, xã giúp Campuchia xây dựng chính quyền cách mạng, tổ chức các đoàn thể phụ nữ, thanh niên, các tổ chức vũ trang từ bộ đội tập trung huyện đến du kích xã, phum phát triển nhanh, mạnh.
Đến năm 1984, các mặt chính trị , quân sự , kinh tế , văn hoá , xã hội của Campuchia đạt được những thành tựu đáng kể. Về kinh tế, trong nông nghiê ̣p, diê ̣n tích trồng lúa của Campuchia tăng 986.310ha (năm 1979 có 770.510ha) trung bình mỗi năm tăng 264.578 ha, sản lượng lúa cũng tăng lên 1,6 triê ̣u tấn (năm 1979 có 567.120
tấn), trung bình mỗi năm tăng 332.054 tấn. Cùng với sản lượng lương thực sản lượng gia súc cũng được tăng cao, đàn trâu bò năm 1979 có hơn 1 triê ̣u con, đến cuối 1984 tăng lên hơn 1,7 triê ̣u con, đàn lợn năm 1979 có 50.000 con, đến năm 1984 tăng lên 848.000 con. Cây công nghiệp chủ yếu là cây cao su, năm 1979, sản lượng mủ cao su là 1.300 tấn đến năm 1984 tăng 12.000 tấn [20; 201], nhờ sản lượng lương thực tăng mà nạn đói cũng được khắc phục, đời sống nhân dân được cải thiê ̣n.
Nền sản xuất công nghiệp được phục hồi, hàng trăm nhà máy, xí nghiệp đã khôi phục và xây dựng mới. Các xí nghiệp do Trung ương quản lý sản lượng tăng từ 40 - 50% hàng năm.
Đánh giá sự đóng góp của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam trong công cuộc hồi sinh đất nước Campuchia, Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu rõ:
“Cán bộ, chiến sĩ quân đội ta được giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội đã làm tốt công tác vận động quần chúng, giúp nhân dân Campuchia xây dựng lại cuộc sống, xây dựng chế độ mới từ cơ sở. Chỉ có Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng ta lãnh đạo, trải qua mấy chục năm làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế, mới có thể làm được như vậy” [6; 26].
Tiểu kết chương 1
Sau khi Campuchia giành được độc lập vào năm 1975, đươ ̣c sự hâ ̣u thuẫn của các thế lực thù địch Pôn Pốt tiến hành đảo chính giành chính quyền về tay mình . Cùng với đó là việc Pôn Pốt thực hiện hành loạt các cuộc tàn sát đẫm máu đối với nhân dân mình và tiến hành cuô ̣c chiến tranh với nước láng giềng trong đó có Viê ̣t Nam. Tuy nhiên, cách mạng Campuchia lúc này còn non yếu chưa đủ sức đưa cuô ̣c đấu tranh vươ ̣t qua khó khăn. Do đó Campuchia đã yêu cầu Viê ̣t Nam giúp đỡ trong cuô ̣c chiến Pôn Pốt, với tinh thần “giúp ba ̣n là tự giúp mình” Đảng và Bô ̣ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết đi ̣nh thành lâ ̣p Ban chuyên trách về viê ̣c giúp Campuchia.
Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam được thành lập thành các Ban cụ thể như B68, A40... xây dựng trường chính tri ̣ đă ̣c biê ̣t đào ta ̣o cán bô ̣ có năng lực , nhằm giúp Campuchia đánh đuổi Pôn Pốt xây dựng lại đất nước, không chỉ trên mă ̣t trâ ̣n quân sự mà cả về
xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội.
Về mă ̣t quân sự , từ năm 1979 đến năm 1984, Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam cùng với các lực lượng cách ma ̣ng Campuchia tiến công đi ̣ch trên các vùng biên giới và vùng đi ̣ch ẩn náu , thu được nhiều thắng lợi quan tro ̣ng , mở rô ̣ng vùng giải phóng. Mă ̣t khác , Quân tình nguyê ̣n và chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam giúp
Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân ngày càng lớn ma ̣nh , dần đảm đương được nhiê ̣m vu ̣ cách ma ̣n g. Tuy nhiên, trong hoa ̣t đô ̣ng tác chiến , ở một số trâ ̣n quân đô ̣i tình nguyê ̣n của Viê ̣t Nam và Campuchia chưa diê ̣t được nhiều quân Pôn Pốt, kể cả đánh căn cứ , triê ̣t hành lang ở biên giới và nô ̣i đi ̣a . Chỉ huy và đầu ỏ của Pôn Pốt chưa bi ̣ loa ̣i trừ triê ̣t để , hê ̣ thống chỉ huy, thông tin của Pôn Pốt còn tồn tại và phát triển . Quân đô ̣i hai nước chưa thực hiê ̣n kết hợp nhuần nhuyễn giữa tác chiến với địch vận . Công tác phát đô ̣ng quần chúng , nắm dân, xây dựng cơ sở còn nặng nề về diện rộng , thiếu chiều sâu , biê ̣n pháp giáo du ̣c nhiều lúc chưa thích hợp với từng đối tượng.
Về kinh tế - xã hội, nền kinh tế Campuchia bi ̣ tàn phá mô ̣t cách nă ̣ng nề, không trường ho ̣c, không tra ̣m y tế, tất cả các nhà máy xí nghiê ̣p bi ̣ đóng cửa. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của Quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam, các cơ sở y tế , trường ho ̣c, bê ̣nh xá dần được khôi phục và phát triển. Nhìn chung, trong thời gian này, Viê ̣t Nam đã giúp đỡ
Campuchia trên tất cả các lĩnh vực và hoàn thành tốt nhiê ̣m vu ̣ của mình giành được nhiều thắng lơ ̣i to lớn.