Giúp Campuchia đẩy mạnh hoạt động quân sự

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 57 - 61)

2.2. Chỉ đạo thực hiện

2.2.1. Giúp Campuchia đẩy mạnh hoạt động quân sự

Từ ngày 13-15/2/1986, Bô ̣ Tư lệ nh 719 tổ chức hô ̣i nghi ̣ sơ kết đợt 1 mùa khô 1985 - 1986, Lê Đức Anh nêu rõ : Qua hoa ̣t đô ̣ng đợt 1 cho thấy những âm mưu ngoan cố , những mă ̣t yếu và thất ba ̣i của Pôn P ốt; Cần thực hiê ̣n quyết tâm chiến lược trong 2 năm (1986 - 1987). Để thực hiê ̣n 3 mục tiêu chiến lược phải hình thành được thế bố trí chiến lược mới và hoàn thành 3 mục tiêu:

1) Làm chủ biên giới, bảo vệ vùng này bằng mọi biê ̣n pháp tổng hợp và

phương tiê ̣n tổng hợp của Campuchia là chính , quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam làm nòng cốt . Đến cuối 1987, biên giới vũng chắc hơn . Chuẩn bi ̣ các điều kiện để sãn sàng đối phó với chiến tranh quy mô lớn . 2) Giúp Campuchia xây dựng thực lực về mo ̣i mă ̣t , xây dư ̣ng ấp đấu tranh chống đi ̣ch, bảo vệ được mình, huấn luyê ̣n cho dân quân chiến đấu, xây dựng đa ̣i đô ̣i hai chức năng là đánh đi ̣ch và làm tố công tác cơ sở . 3) Tăng dần lực lượng chiến đấu hiê ̣u quả, Làm cho địch suy yếu hơn nữa, cả ngoài rùng, ở biên giới và nội địa , giúp Campuchia ngày càng ma ̣nh hơn nữa để từng bước đảm đương được công viê ̣c của mình [21; 284].

Ngày 17/6/1987, đại diện Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và đại diện Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký Nghị định thư về việc hợp tác và viện trợ quân sự năm 1987 và Nghị định thư về chuyên gia quân sự. Theo Nghi ̣ đi ̣nh thư Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ đáp ứng đủ số lượng chuyên gia theo yêu cầu của Campuchia với tổng quân số năm 1987 là 1.822 người (gồm 1.522 chuyên gia, 119 sĩ quan phục vụ chuyên gia và 181 viên chức quốc phòng phục vụ chuyên gia) [21; 330].

Năm 1986, PônPốt tập trung củng cố lực lượng , thành lập nhiều đơn vị vũ trang mới, phân công lại địa bàn hoạt động, tổ chức soi mở hành lang, xây dựng căn cứ ở vùng ngoại biên, trong đó tập trung xây dựng Biển Hồ thành căn cứ lớn để chống phá quyết liệt cách mạng Campuchia. Do đó, Bô ̣ Quốc phòng giao nhiê ̣m vu ̣ cho Sư đoàn bô ̣ binh 7 cùng các đơn vị Quân tình nguyện của mă ̣t trâ ̣n 779, mă ̣t trâ ̣n 579 cùng các đơn vi ̣ của Campuchia đã làm tan ra lực lượng Pôn Pốt ở nhiều nơi như Krachiê , CôngPông Cha ̀m và các huyê ̣n Keosoma. Năm 1986, tập trung vào các mặt: đánh địch ở các căn cứ “lõm”, dựa vào nhân dân để phát hiện, phá vỡ các tổ chức cơ sở địch ngầm, củng cố các tổ chức cách mạng Campuchia ở xã, ấp.

Năm 1987, Pôn Pốt thực hiện đưa 80% quân vào nội địa, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, tiêu diệt lực lượng cách mạng, giành 50% chính quyền cấp phum, xã; phá hoại tiềm lư ̣c kinh tế, chính trị, quốc phòng. Năm 1987, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ ngăn chặn lực lượng PônPốt, bảo vệ tuyến phòng thủ biên giới. Nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ biên giới năm 1987 được triển khai trên địa bàn rộng và kéo dài trên tuyến biên giới gần 600 kilômét (gồm cả một số khu vực đã xây dựng

cần củng cố). Trong quá trình xây dựng đã từng bước hình thành được mô hình tuyến phòng thủ bao gồm các hạng mục như hệ thống vật cản ngăn chặn;

điểm tựa; cụm điểm tựa, khu vực phòng thủ; đường sá cơ động, vận chuyển;

công trình cấp nước, sân đỗ trực thăng; hệ thống kho, xưởng, bệnh viện, bệnh xá; hệ thống trận địa pháo binh và mạng thông tin liên lạc; khu dân cư biên giới.

Trong đợt xây dựng tuyến biên giới những tháng đầu năm 1987, Mặt trận 479 đã bố trí hệ thống vật cản gồm 2,4 triê ̣u mũi chông, làm 458km đường tuần tra, đào 248km hào, dò gỡ được 3.267 quả mìn. Về xây dựng cụm điểm tựa, các đơn vị sửa chữa và làm mới 790 hầm chữ A, sửa và làm 101 lô cốt, 858 công sự có nắp, 9 hầm chỉ huy, 15 hầm đạn, đào 29.598m giao thông hào, xây 17 trận địa hoả lực [20; 196]. Đồng thời tiến hành mở được 386 kilômét đường vành đai, sửa 584km đường cơ động, nâng cấp 30,8km đường cấp phối, khai thác 28.133m3 đá và 193,7m3 gỗ [20; 196]. Riêng Trung đoàn 25 công binh được chỉ huy Mặt trận giao nhiệm vụ phối thuộc Sư đoàn 286 Campuchia xây dựng tuyến vật cản bảo vệ sở chỉ huy K5 (Sàmrông). Trung đoàn đã huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện của đơn vị, khắc phục nhiều khó khăn, nỗ lực với tinh thần cao, đến ngày 15/5/1987 hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp đó, cuối tháng 5/1987, Trung đoàn 25 công binh còn hoàn thành việc xây dựng các hạng mục chính của công trình NT.47 (gồm hầm chỉ huy, nhà xe tăng...). Nhìn chung, các lực lượng của Viê ̣t Nam và Campuchia về cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống điểm tựa, cụm điểm tựa, khu vực phòng thủ; hệ thống vật cản ngăn chặn nổ và không nổ, hào chiến đấu, các trận địa hoả lực, hệ thống đường cơ động và vận chuyển tiếp tế, tăng khả năng phòng thủ trên toàn tuyến biên giới phía Tây Campuchia.

Để tấn công vào các điểm “lõm” của Pôn Pốt, Mặt trận 479 đã mở các đợt hoạt động tiến công vào các căn cứ “lõm” của các sư đoàn, trung đoàn của PônPốt. Trên hướng Sư đoàn bộ binh 7, đối tượng tác chiến vẫn là sư đoàn 920 Pôn Pốt. Đến tháng 6/1987, Pôn Pốt tăng cường thêm lực lượng của các Sư đoàn 417, 801 quân Pôn Pốt và hai Sư đoàn 3, 5 của các lực lượng phản động khác (khoảng 500 quân). Hàng năm, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, Pôn Pốt chỉ để lại một bộ phận lực lượng trên địa bàn (mỗi căn cứ có khoảng 15 - 20 tên), còn phần lớn lực lượng (kể cả chỉ huy) bí mật chuyển ra biên giới học tập, lấy vũ khí, lương thực. Đến tháng 8 - 9/1987, Pôn Pốt thực hiện

vận chuyển và đưa lực lượng từ biên giới vào, tổ chức các hoạt động phá hoại ở nội địa. Âm mưu của Pôn Pốt là đánh tan rã chính quyền cách mạng phum, xã và thay thế vào đó là chính quyền “Campuchia dân chủ”; phát triển dần lực lượng vào các vùng sâu ; dùng tiền, vàng để mua lương thực tại chỗ , bắt thanh niên , thiếu niên đi lính . Lực lượng của Pôn Pốt thường phân tán lực lượng nhỏ lẻ , tránh né những nơi có Quân tình nguyện Viê ̣t Nam . Pôn Pốt tập trung hoạt động ở những nơi Viê ̣t Nam và Campuchia sơ hở , huy động lực lượng từ 100 - 150 quân đánh nhanh , hòng gây thanh thế và thiệt hại cho quân đô ̣i Viê ̣t Nam rồi phân tán rút lui .

Trước âm mưu và thủ đoạn hoạt động mới của tâ ̣p đoàn Pôn Pốt - Iêngxary, trong năm 1987, các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia tổ chức 6 đợt hoạt động tổng hợp ở núi Chi, trên tuyến hành lang và các căn cứ “lõm”

của lực lượng Pôn Pốt ở khu vực phía bắc và đông nam thị xã Krachiê, Sư đoàn bộ binh 7 đã phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tác chiến hiệu quả, gây thiệt hại nặng cho lực lượng Pôn Pốt. Trong năm 1987, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 đã cùng quân đô ̣i Campuchia theo dõi , phát hiện 113 lần Pôn Pốt tung lực lượng vào sâu trong vùng nội địa do lực lượng cách mạng Campuchia kiểm soát. Sư đoàn đã phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đánh 92 trận, trong đó có 80 trận đạt hiệu suất cao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu 137 súng các loại. Trong quá trình phối hợp cùng Campuchia chiến đấu, 35 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 đã anh dũng hy sinh, 36 người bị thương.

Trên hướng Sư đoàn 9, Sư đoàn nhâ ̣n nhiê ̣m vu ̣ đánh cắt hành lang Pôn Pốt từ biên giới vào nội địa, tích cực chủ động tiến công truy quét quân Pôn Pốt ở nội địa; tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng lực lượng sư đoàn 450 và hai phân khu 204, 205 của lực lượng Pôn Pốt; triệt hạ các căn cứ “lõm” , bám sát phum, xã và căn cứ chỉ huy trong rừng, giữ vững thế trận an ninh địa phương. Về tác chiến, Sư đoàn đã phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia chiến đấu với lực lượng Pôn Pốt, củng cố địa bàn, gây cho Pôn Pốt nhiều thiệt hại. Trong 3 tháng đầu năm 1987, cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn tác chiến 40 lần, tiêu diệt hàng chục tên, bắt 6 tên, thu 42 súng [21; 338]. Chỉ riêng đợt hoạt động từ ngày 22/6 đến 20/9/1987, Sư đoàn 9 đã tiêu diệt hàng chục tên địch, bắt 5 tên [22; 129]. Các đơn vị thuộc Mặt trận 479 đã liên tục chiến đấu

ngăn chặn, hạn chế địch xâm nhập vào nội địa phá hoại cuộc sống của nhân dân Campuchia.

Căn cứ vào tình hình cách mạng , Viê ̣t Nam thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước, ngày 11/10/1987, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Campuchia ra thông báo về việc tiếp tục rút một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước trong tháng 11/1987. Đây là đợt rút quân lần thứ 6 của Quân tình nguyện Việt Nam, gồm Binh đoàn 94 (1 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn và một số đơn vị binh chủng), Binh đoàn 99 (2 lữ đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng).

Trong hai năm 1986 - 1987, Quân tình nguyên và chuyên gia quân sự Việt Nam với tinh thần quốc tế đã khắc phục mọi khó khăn , cùng với Campuchia xây dựng cơ bản tuyến phòng thủ biên giới (K5), tổ chức chiến đấu tiêu diệt địch, đập tan âm mưu khôi phục chế độ độc tài của Pôn Pốt, giúp cách mạng Campuchia ngày càng lớn mạnh.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại campuchia (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)