2.1. Thắng lợi mùa khô 1984 - 1985 của quân, dân Campuchia và chủ trương của Đảng
2.1.2. Chủ trương của Đảng
Theo thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về đoàn kết chiến đấu, ngày 31 tháng 3 năm 1984, Thường vụ Quân ủy Trung ương Việt Nam ra Nghị quyết số 07/NQ-QUTW về “Tăng cường liên minh chiến lược và chiến đấu Việt Nam- Campuchia”. Nghị quyết xác định nhiệm vụ : Trong khoảng 3-5 năm tới, Viê ̣t Nam phải giúp cách mạng Campuchia đạt được ba mục tiêu chiến lược: 1- Tiếp tục làm cho các loại tàn quân và phản động Campuchia, nhất là tàn quân và phản động Pôn Pốt, các loại phản động khác, tiếp tục tan rã và suy tàn; 2- Xây dựng lực lượng cách mạng Campuchia ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, tự đảm đương được nhiệm vụ; 3- Tăng cường liên minh chiến lược, chiến đấu Việt Nam - Campuchia một cách toàn diện hơn, vững chắc hơn và mạnh hơn.
Để đối phó với âm mưu , thủ đoạn mới của Pôn Pốt, Viê ̣t Nam và Campuchia chủ trương tập trung mọi nỗ lực cao hơn nữa của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, thực hiện mục tiêu làm cho lực lượng cách mạng Campuchia ngày càng lớn mạnh, đủ sức đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, làm chủ vận mệnh đất nước Angco.
Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân ủy Trung ương, Hội nghị Ban cán sự Đảng , Bộ Tư lệnh 719 (tháng 5/1985) xác định nhiệm vụ giúp Campuchia trong những năm 1986 - 1990:
Trong hai năm 1986 - 1987, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tập trung giúp Campuchia giành thắng lợi cơ bản cả ba mục
tiêu chiến lược, đưa cách mạng Campuchia tiến tới ổn định vững chắc , tự đảm đương được nhiệm vụ . Từ năm 1988 đến năm 1990, quân đô ̣i Viê ̣t Nam và Campuchia tiếp tục tấn công làm cho địch suy yếu , tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn , sau đó Viê ̣t Na m chủ động rút hết Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự về nước [21; 280].
Thực hiện chủ trương trên, cấp ủy và chỉ huy các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục bộ đội và tổ chức thực hiện tích cực ở tất cả các mặt trận trên toàn chiến trường Campuchia.Tổng cục Chính trị xác định rằng, các cơ quan, đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương, tập trung vào nhiệm vụ chính trị trung tâm là giúp Campuchia xây dựng cơ sở cách mạng vững chắc ở nội địa , nhằm vào khâu then chốt nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt của lực lượng vũ trang Campuchia, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở để không ngừng tăng cường thực lực cách mạng cho Campuchia. Mọi hoạt động của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia đều nhằm tiếp tục tập trung nỗ lực cao nhất giúp Campuchia thực hiện tốt ba chủ trương chiến lược:
Một là, làm chủ vùng biên giới ngày càng thêm vững chắc bằng lực lượng tổng hợp, sức mạnh tổng hợp và tất cả phương tiện Campuchia hiện có, kể cả ta tiếp tục tăng cường lực lượng khi cần thiết.
Hai là, cùng với Campuchia tập trung xây dựng thực lực cách mạng về mọi mặt, trong đó lấy xây dựng cơ sở chính trị và chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang Campuchia làm khâu then chốt có ý nghĩa quyết định, tạo tiền đề đẩy mạnh các mặt hoạt động xây dựng và chiến đấu.
Ba là, tập trung lực lượng tiến công có hiệu quả vào các sào huyệt của địch trên tất cả các hướng, làm cho Pôn Pốt cả ở biên giới và nội địa suy tàn nhanh chóng cả về tinh thần và tổ chức không sao hồi phục được nữa [47;
995].
Về phương hướng nhiê ̣m vu ̣ trong năm 1987, Ban cán sự Đảng Bô ̣ Tư lênh 719 đề ra Nghị quyết số 125/NQ chỉ rõ:
1) Giúp Camp uchia la ̀m chủ kiểm soát biên giới chă ̣t hơn , đẩy ma ̣nh xây dựng cơ sở trong nô ̣i đi ̣a , trước mắt tâ ̣p trung l àm chuyển biến các ấp , xã yếu ở vùng đông dân ; 2) Giúp Campuchia nâng cao chất lượng bộ đội , cả bộ đô ̣i chủ lực và bô ̣ đô ̣i đi ̣a phương; 3) Nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ chuyên gia;
4) Nâng cao chất lươ ̣ng tổng hợp và sức chiến đấu của Quân tình nguyê ̣n [21;
312].
Tiếp đó, ngày 10/8/1987, Ban lãnh đa ̣o đoàn chuyên gia quân sự Viê ̣t Nam ta ̣i Campuchia đề ra kế hoa ̣ch tiếp tu ̣c giúp Campuchia đa ̣t được 3 mục tiêu chiến lươ ̣c trong năm 1988 - 1990:
Giúp Campuchia sớm đảm đương được nhiệm vụ làm chủ công việc của mình. Tiếp tu ̣c làm thay đổi so sánh lực lượng giữa cách ma ̣ng và
phản cách ma ̣ng , làm cho thế và lực Campuchia mạnh hơn nữa , tạo điều kiê ̣n cho cách ma ̣ng Campuchia vững bước tiến lên . Tiếp tu ̣c củng cố liên minh chiến lược Viê ̣t Nam - Campuchia, làm chỗ dựa vững chắc cho Campuchia trong bất cư ́ tình huống nào [26].
Đến ngày 23/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 12/NQ-TW về vấn đề Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia. Trên cơ sở đánh giá tình hình cu ̉ a Viê ̣t Nam và lực lượng Pôn Pốt trên chiến trường Campuchia, Bô ̣ Chính tri ̣ nêu rõ những nhân tố mới thể hiện khả năng tự chủ , tự lực , ý chí vươn lên của Đảng , Chính phủ và nhân dân Campuchia và quyết định lần lượt bàn giao các công việc trên đất Campuchia cho người Campuchia tự đảm đương và đẩy nhanh tiến độ rút Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam về nước. Bộ Chính trị xác định:
Ta phải thực hiện kiên quyết , khẩn trương , nhưng vững chắc chủ trương rút hết Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam về nước. Chú trọng đến vấn đề bà n giao chiến trường , chương trình và
phương thức rút quân , bố trí lực lượng ở la ̣i bàn giao tài sản cho Campuchia, tổ chư ́ c chỉ đa ̣o , chỉ huy công tác chính sách cán bộ , bô ̣ đô ̣i, công tác tư tưởng [82; 385].
Cùng với việc lần lượt bàn giao các công việc cho Campuchia tự đảm đương và đẩy nhanh tiến độ rút Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự về nước, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia cũng được Bộ Quốc phòng điều chỉnh lại.
Quán triệt chủ trương của Đảng , ngày 02/01/1987, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết số 06/NQ-ĐUQSTW về nhiệm vụ quân sự năm 1987. Đối với nhiệm vụ ở Campuchia, Nghị quyết nêu rõ:
Tiếp tục giúp Campuchia và phối hợp với Campuchia đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng các tổ chức cách mạng ở cơ sở, bóc gỡ lực lượng ngầm của địch; truy quét, phá vỡ các căn cứ lõm, chặn đánh tiêu diệt lực lượng xâm nhập và các đoàn tiếp tế, kết hợp bịt các cửa khẩu, triệt phá các hành lang xâm nhập; tăng cường bảo đảm an ninh ở các vùng nội địa, trước hết là các khu vực và mục tiêu quan trọng; sẵn sàng đánh bại các cuộc tập kích, lấn chiếm biên giới Campuchia - Thái Lan [91;
339].
Nghị quyết cũng đồng thời khẳng địn cần luôn luôn quán triệt 3 mục tiêu chiến lược trong giúp Campuchia, nhất là việc xây dựng thực lực cách mạng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ của Campuchia [91; 339].
Ngày 21/4/1988, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số 103/NQ- ĐUQSTW về triển khai nhiệm vụ quân sự giúp cách mạng Campuchia trong những năm 1988 - 1990, hai bên thống nhất:
Từng bước rút hết quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam và chuyên gia (cuối năm 1988 rút hết chuyên gia dài hạn, cả quân sự và dân sự, cuối năm 1989 rút hết quân tình nguyê ̣n Viê ̣t Nam ta ̣i Campuchia); năm 1988 Viê ̣t Nam sẽ
rút hơn nửa số quân trên đất Campuchia, lực lượng còn la ̣i chi ̣u sự quản lý
chung của chính phủ Campuchia, viê ̣c chỉ huy chiến đâu do các Bô ̣ Tư lê ̣nh mă ̣t trân Campuchia quyết đi ̣nh [20; 209].
Về chuyên gia quân sự, hai bên thống nhất rút tất cả, nếu cần thiết có thể
để lại một số chuyên gia kĩ thuật giúp Campuchia. Viê ̣c rút chuyên gia quân sự
cấp tỉnh và cấp sư đoàn sẽ rút dần hết cho đến năm 1988. Về chuyên gia các cơ quan Đảng, chính quyền, hai bên thống nhất sẽ rút nhưng rút ngành nào trước, ngành nào sau, hai bên sẽ nghiên cứu nhưng phải rút hết vào năm 1988 [20;
209].